Tắt QC

Trắc nghiệm KTPL 10 kết nối tri thức học kì I (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KTPL 10 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ngân sách nhà nước hình thành và phát triển gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của

  • A. Nhà nước.
  • B. con người.
  • C. công cụ lao động.
  • D. chế độ tư hữu.

Câu 2: Đối với một quốc gia, ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung với quy mô như thế nào?

  • A. Nhỏ nhất.
  • B. Lớn nhất.
  • C. Vừa và nhỏ.
  • D. Lúc lớn lúc nhỏ.

Câu 3: Ngân sách nhà nước có vai trò như thế nào đối với một quốc gia?

  • A. Là nguồn lực để duy trì bộ máy nhà nước.
  • B. Là động lực để duy trì nền kinh tế tư bản.
  • C. Là vấn đề thiết yếu để ổn định an sinh xã hội.
  • D. Là cơ sở để đảm bảo sự tồn tại của một đất nước.

Câu 4: Ngân sách nhà nước có phần đóng góp rất lớn của người dân và được sử dụng vì lợi ích của

  • A. nhà cầm quyền.
  • B. giai cấp công nhân.
  • C. quốc gia và nhân dân.
  • D. giai cấp công nhân và nông dân.

Câu 5: Mỗi người dân đều có nghĩa vụ đóng góp, đồng thời được hưởng quyền lợi từ ngân sách nhà nước thông qua

  • A. việc sử dụng hàng hoá, dịch vụ công cộng.
  • B. việc hưởng các chính sách khuyến khích từ nhà nước.
  • C. các chế tài mà nhà nước quy định trong Hiến pháp.
  • D. việc vay vốn ngân hàng để kinh doanh.
  •  

Câu 6. Quan điểm nào dưới đây đúng về ngân sách nhà nước?

  • A. Ngân sách nhà nước là toàn bộ vốn của người dân trong một quốc gia.
  • B. Ngân sách nhà nước là toàn bộ tài sản của các doanh nghiệp để chi dùng cho các mục đích đã có trong kế hoạch.
  • C. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.
  • D. Ngân sách nhà nước là quỹ dự trữ tài chính của một quốc gia để dự phòng thiên tai, dịch bệnh.

Câu 7: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của ngân sách nhà nước?

  • A. Việc tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước phải theo Luật Ngân sách nhà nước.

  • B. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền sở hữu và quyết định các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước.
  • C. Nhà nước sẽ hoàn trả trực tiếp cho người dân những khoản mà họ đã đóng góp vào ngân sách nhà nước.
  • D. Ngân sách nhà nước hướng tới mục tiêu giải quyết các quan hệ lợi ích chung trong xã hội. 

Câu 8: Khẳng định nào dưới đây không đúng về vai trò của ngân sách nhà nước?

  • A. Ngân sách nhà nước cung cấp nguồn tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.
  • B. Ngân sách nhà nước là công cụ để điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát.
  • C. Ngân sách nhà nước điều tiết thu nhập qua thuế và quỹ phúc lợi xã hội.
  • D. Ngân sách nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của mọi người dân trong xã hội.

Câu 9: Vai trò của ngân sách nhà nước thể hiện như thế nào trong những trường hợp sau: Chính phủ họp bàn xây dựng lộ trình tăng lương cho cán bộ công chức, viên chức?

  • A. Cung cấp tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.
  • B. Là công cụ để điều tiết thị trường.
  • C. Bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát.
  • D. Điều tiết thu nhập qua thuế và quỹ phúc lợi xã hội.

Câu 10: Vai trò của ngân sách nhà nước thể hiện như thế nào trong những trường hợp sau: Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm lãi suất điều hành để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị thiệt hại do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh.

  • A. Cung cấp tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.
  • B. Là công cụ để điều tiết thị trường.
  • C. Bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát.
  • D. Điều tiết thu nhập qua thuế và quỹ phúc lợi xã hội.

Câu 11: Toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước được gọi là gì?

  • A. Kinh phí dự trù

  • B. Ngân sách nhà nước
  • C. Thuế
  • D. Kinh phí phát sinh

Câu 12: Đặc điểm của ngân sách nhà nước là gì?

  • A. Ngân sách nhà nước mang tính pháp lí cao. Việc tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước được tiến hành trên cơ sở Luật Ngân sách nhà nước.
  • B. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền sở hữu và quyết định các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước hướng tới mục tiêu giải quyết các quan hệ lợi ích chung trong xã hội.
  • C. Ngân sách nhà nước được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng để chi dùng cho những mục đích đã có trong kế hoạch. Hoạt động thu, chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.

  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 13: Đâu không phải là nội dung về vai trò của ngân sách nhà nước?

  • A. Công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết thị trường.
  • B. Tạo lập quỹ dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai, dịch bệnh,... và một số nhiệm vụ đột xuất, cấp thiết.
  • C. Tạo lập quỹ dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai, dịch bệnh,... và một số nhiệm vụ đột xuất, cấp thiết.
  • D. Cung cấp nguồn tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.

Câu 14: Nội dung nào sau đây không phải đặc trưng của ngân sách nhà nước?

  • A. Ngân sách nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản thu chi được dự toán và thực hiện trong một thời gian nhất định.

  • B. Ngân sách nhà nước được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • C. Ngân sách nhà nước được xây dựng và thực hiện nhằm mục tiêu bảo đảm về mặt tài chính cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước vì lợi ích chung của quốc gia.
  • D. Ngân sách nhà nước là văn bản tài chính mô tả các khoản thu và chi của Nhà nước.

Câu 15: Nội dung nào dưới đây không đúng quy định quyền hạn, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến ngân sách nhà nước?

  • A. Nộp đầy đủ các khoản thuế phải nộp.
  • B. Nộp đúng hạn thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
  • C. Chỉ nộp đầy các khoản thuế khi được yêu cầu hoặc bằng hình thức cưỡng chế của pháp luật.
  • D. Nộp đầy đủ các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Câu 16: Trong quy định cơ bản về quyền công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước không thể hiện ở nội dung nào sau đây?

  • A. Được cung cấp thông tin về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật.

  • B. Được sử dụng hàng hoá, dịch vụ công cộng và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
  • C. Sử dụng các khoản đầu tư từ ngân sách nhà nước đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả.
  • D. Được tham gia giám sát cộng đồng về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật.

Câu 17: Ngân sách nhà nước do cơ quan nào quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước?

  • A. cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • B. cơ quan địa phương.
  • C. Chính phủ.
  • D. Chủ tịch nước.

Câu 18: Mục đích chính của việc thu, chi ngân sách nhà nước là gì?

  • A. nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
  • B. nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của tổ chức.
  • C. nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp.
  • D. nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của cá nhân.

Câu 19: Việc tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước được tiến hành trên cơ sở nào?

  • A. Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
  • B. Luật Ngân sách nhà nước.
  • C. Luật Bồi thường nhà nước.
  • D. Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước

Câu 20: Nhà nước có quyền gì đối với các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước?

  • A. quyền sử dụng

  • B. quyền quyết định
  • C. quyền sở hữu và quyết định
  • D. quyền sở hữu 

Câu 21: Nguồn thu chủ yếu nhất của ngân sách nhà nước là

  • A. thuế.
  • B. vốn đầu tư nước ngoài.
  • C. lệ phí.
  • D. phí.

Câu 22: Phương án nào dưới đây nói đến vai trò của thuế?

  • A. Tăng cường lạm phát.
  • B. Điều tiết thu nhập.
  • C. Mở rộng thị trường.
  • D. Hỗ trợ an sinh. 

Câu 23: Phương án nào dưới đây không thuộc vai trò của thuế?

  • A. Kiềm chế lạm phát.
  • B. Điều tiết kinh tế.
  • C. Kích thích đầu tư.
  • D. Đẩy mạnh đầu cơ tích trữ.

Câu 24: Phương án nào sau đây không thuộc một trong các loại thuế của nước ta?

  • A. Thuế thu nhập cá nhân.

  • B. Thuế giá trị gia tăng.
  • C. Thuế nhập khẩu.
  • D. Thuế hộ gia đình.

Câu 25: Phương án nào sau đây thuộc một trong các loại thuế của nước ta?

  • A. Thuế thu nhập cá nhân.
  • B. Thuế lao động.
  • C. Thuế lao động nước ngoài.
  • D. Thuế bình ổn giá. 

Câu 26: Những người có thu nhập cao trong doanh nghiệp phải trích một khoản tiền từ phần thu nhập để nộp vào ngân sách nhà nước là thực hiện loại thuế nào sau đây?

  • A. Thuế giá trị gia tăng.
  • B. Thuế bảo vệ môi trường.
  • C. Thuế thu nhập cá nhân.
  • D. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Câu 27: Thuế tính trên giá trị tăng thêm của ô tô phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng là thực hiện loại thuế nào sau đây?

  • A. Thuế giá trị gia tăng.
  • B. Thuế bảo vệ môi trường.
  • C. Thuế thu nhập cá nhân.
  • D. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu. 

Câu 28: Do doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu linh kiện để lắp ráp ô tô nên phải nộp thuế nào sau đây?

  • A. Thuế giá trị gia tăng.
  • B. Thuế bảo vệ môi trường.
  • C. Thuế thu nhập cá nhân.
  • D. Thuế nhập khẩu.

Câu 29: Nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng biện pháp đánh thuế suất cao đối với một số hàng hoá, dịch vụ đặc biệt, nhằm điều tiết việc sản xuất và tiêu dùng xã hội cũng như nhập khẩu hàng hóa, từ đó tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước là thực hiện loại thuế nào sau đây?

  • A. Thuế giá trị gia tăng.

  • B. Thuế bảo vệ môi trường.
  • C. Thuế tiêu thụ đặc biệt.
  • D. Thuế nhập khẩu. 

Câu 30: Vì sao xe ô tô phải nộp thuế bảo vệ môi trường?

  • A. Vì xe ô tô gây ô nhiễm do khí thải tạo ra khi sử dụng xăng dầu.
  • B. Vì xe ô tô là phương tiện giao thông được sử dụng nhiều.
  • C. Vì xe ô tô là phương tiện được nhập khẩu từ nước ngoài.
  • D. Vì xe ô tô dễ gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống giao thông.

Câu 31: Những mặt hàng nào cần phải nộp thuế bảo vệ môi trường?

  • A. Mặt hàng gây tác động xấu đến môi trường.
  • B. Mặt hàng có giá trị cao.
  • C. Mặt hàng góp phần bảo vệ môi trường.
  • D. Mặt hàng được nhập khẩu từ nước ngoài.

Câu 32: Trong các chủ thể dưới đây, chủ thể nào cần phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

  • A. Anh T có mức thu nhập cá nhân là 7 triệu/tháng.
  • B. Chị M có mức thu nhập cá nhân là 12 triệu/tháng.
  • C. Ông N có mức thu nhập cá nhân là 30 triệu/tháng.
  • D. Chị K có mức thu nhập cá nhân là 4,5 triệu/tháng. 

Câu 33: Chị P làm nhân viên văn phòng có mức thu nhập 5 triệu đồng/tháng. Trong trường hợp này, chị P phải đóng thuế thu nhập cá nhân là bao nhiêu phần trăm?

  • A. 5%.
  • B. 10%.
  • C. 15%.
  • D. 20%.

Câu 34: Nhà nước thu thuế thu nhập đặc biệt nhằm mục đích nào sau đây?

  • A. Điều tiết việc sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.
  • B. Kích thích sản xuất, tiêu dùng những mặt hàng thiết yếu.
  • C. Làm gián đoạn quá trình sản xuất hàng hóa đặc biệt.
  • D. Làm gián đoạn quá trình sử dụng dịch vụ đặc biệt. 

Câu 35: Anh K có tổng thu nhập mỗi tháng là 20 triệu đồng, trừ các khoản miễn thuế và giảm trừ gia cảnh, anh K phải nộp thuế 150 000 đồng/ tháng.Trong trường hợp này, anh K đang thực hiện nghĩa vụ đóng loại thuế nào sau đây?

  • A. Thuế giá trị gia tăng.
  • B. Thuế tiêu thụ đặc biệt.
  • C. Thuế thu nhập cá nhân.
  • D. Thuế bảo vệ môi trường.

Câu 36: Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước có tính chất gì?

  • A. Bắt buộc.
  • B. Tự nguyện.
  • C. Không bắt buộc.
  • D. Cưỡng chế.

Câu 37: Thuế có vai trò gì?

  • A. Thuế là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước.
  • B. Thuế là công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết thị trường. Qua thuế, Nhà nước hướng dẫn tiêu dùng theo hướng tích cực, bảo vệ thị trường trong nước.
  • C. Thuế góp phần điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cân bằng lợi ích trong xã hội.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 38: Những người có thu nhập cao trong doanh nghiệp phải trích một khoản tiền từ phần thu nhập để nộp vào ngân sách nhà nước theo loại thuế gì?

  • A. Thuế giá trị gia tăng.

  • B. Thuế thu nhập cá nhân.
  • C. Thuế tiêu thụ đặc biệt.
  • D. Thuế nhập khẩu. 

Câu 39: Loại thuế nhằm điều tiết việc sản xuất và tiêu dùng xã hội cũng như nhập khẩu hàng hóa được gọi là gì?

  • A. Thuế giá trị gia tăng.
  • B. Thuế thu nhập cá nhân.
  • C. Thuế nhập khẩu.
  • D. Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Câu 40: Doanh nghiệp sản xuất ô tô A bán xe ô tô, trong quá trình vận hành, tử máy khói bụi từ xe ô tô gây ô nhiễm môi trường, vậy doanh nghiệp A phải đóng loại thuế gì?

  • A. Thuế giá trị gia tăng.

  • B. Thuế bảo vệ môi trường.
  • C. Thuế nhập khẩu.
  • D. Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác