Trắc nghiệm Hóa học 8 Kết nối bài 2: Phản ứng hóa học (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 8 bài 2 Phản ứng hóa học (P2)- sách Hóa học 8 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Biến đổi vật lí là gì?
A. Chuyển trạng thái này sang trạng thái khác
- B. Chuyển nồng độ này sang nồng độ khác
- C. Chuyển từ thể tích này sang thể tích khác
- D. Tất cả các đáp trên
Câu 2: Trong công nghiệp, người ta sản xuất ammonia từ phản ứng tổng hợp giữa nitrogen và hydrogen, có xúc tác bột sắt (iron). Sản phẩm của phản ứng là
A. ammonia.
- B. nitrogen.
- C. hydrogen.
- D. iron.
Câu 3: Phản ứng thu nhiệt là
- A. Phản ứng có nhiệt độ lớn hơn môi trường xung quanh
B. Phản ứng có nhiệt độ nhỏ hơn môi trường xung quanh
- C. Phản ứng có nhiệt độ bằng môi trường xung quanh
- D. Phản ứng không có sự thay đổi nhiệt độ
Câu 4: Phản ứng tỏa nhiệt là:
A. Phản ứng có nhiệt độ lớn hơn môi trường xung quanh
- B. Phản ứng có nhiệt độ nhỏ hơn môi trường xung quanh
- C. Phản ứng có nhiệt độ bằng môi trường xung quanh
- D. Phản ứng không có sự thay đổi nhiệt độ
Câu 5: Quá trình nào sau đây chỉ xảy ra biến đổi vật lí?
- A. Đốt cháy củi trong bếp.
B. Thắp sáng bóng đèn dây tóc.
- C. Đốt sợi dây đồng trên lửa đèn cồn.
- D. Để sợi dây thép ngoài không khí ẩm bị gỉ.
Câu 6: Nung nóng đá vôi (calcium carbonate) thu được vôi sống (calcium oxide) và khí carbon dioxide. Chất đầu của phản ứng là
A. không khí.
- B. calcium oxide.
- C. carbon dioxide.
- D. calcium carbonate.
Câu 7: Đốt cháy cây nến trong không khí là phản ứng hóa học vì
- A. Có sự thay đổi hình.
- B. Có sự thay đổi màu sắc của chất.
C. Có sự tỏa nhiệt và phát sáng.
- D. Tạo ra chất không tan.
Câu 8: Quá trình nào sau đây là biến đổi hoá học?
- A. Đốt cháy cồn trong đĩa.
- B. Hơ nóng chiếc thìa inox.
- C. Hoà tan muối ăn vào nước.
D. Nước hoa trong lọ mở nắp bị bay hơi.
Câu 9: Trong phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen, các liên kết giữa các nguyên tử ...(1)... bị phá vỡ, liên kết giữa các nguyên tử ...(2)... được hình thành.
Các từ thích hợp để điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là:
- A. cùng loại, cùng loại.
- B. khác loại, khác loại.
- C. khác loại, cùng loại.
D. cùng loại, khác loại.
Câu 10: Nước được tạo ra từ nguyên tử của các nguyên tốc hóa học nào?
- A. Carbon và oxygen.
B. Hydrogen và oxygen.
- C. Nitrogen và oxygen.
- D. Hydrogen và nitrogen.
Câu 11: Trong phản ứng giữa oxygen với hydrogen tạo thành nước, lượng chất nào sau đây tăng lên trong quá trình phản ứng?
A. Chỉ có nước.
- B. Oxygen và hydrogen.
- C. Oxygen và nước.
- D. Hydrogen và nước.
Câu 12: Bỏ quả trứng vào dung dịch axit clohiđric thấy sủi bọt ở vỏ trứng. Biết rằng axit clohiđric tác dụng với canxi cabonat (chất có trong vỏ trứng) tạo ra canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit thoát ra. Phương trình chữ của phản ứng là:
- A. Axit clohiđric + canxi clorua canxi cacbonat + khí cacbon đioxit
- B. Axit clohiđric + khí cacbon đioxit → canxi cacbonat + canxi clorua + nước
- C. Khí cacbon đioxit + canxi clorua + nước → Axit clohiđric + canxi cacbonat
D. Axit clohiđric + canxi cacbonat canxi clorua + khí cacbon đioxit + nước
Câu 13: Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau:
2 Hydrogen + Oxygen → Nước
Trong quá trình phản ứng, số nguyên tử H và số nguyên tử O có thay đổi không?
- A. Thay đổi theo chiều tăng dần.
- B. Thay đổi theo chiều giảm dần.
C. Không thay đổi.
- D. H tăng còn O giảm.
Câu 14: Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng ...., lượng sản phẩm ...
- A. Tăng dần, giảm dần.
B. Giảm dần, tăng dần.
- C. Tăng dần, tăng dần.
- D. Giảm dần, giảm dần.
Câu 15: Trong phản ứng giữa oxygen và hydrogen, nếu oxygen hết thì phản ứng có xảy ra nữa không?
- A. Phản ứng vẫn tiếp tục.
B. Phản ứng dừng lại.
- C. Phản ứng tiếp tục nếu dùng nhiệt độ xúc tác.
- D. Phản ứng tiếp tục giữa hydrogen và sản phẩm.
Câu 16: Sulfur là gì trong phản ứng sau: Iron + Sulfur → Iron (II) sulfide
- A. Chất xúc tác.
B. Chất phản ứng.
- D. Sản phẩm.
- D. Không có vai trò gì trong phản ứng.
Câu 17: Xăng, dầu, … là nhiên liệu hoá thạch, được sử dụng chủ yếu cho các ngành sản xuất và hoạt động nào của con người?
A. Ngành giao thông vận tải.
- C. Ngành thực phẩm.
- D. Ngành giáo dục.
Câu 18: Chất nào sau đây không phải là nhiên liệu sử dụng trong nhà bếp để đun nấu?
- A. Khí gas.
B. Khí hydrogen.
- C. Than đá.
- D. Dầu hoả.
Câu 19: Quá trình nung đá vôi (thành phần chính là calcium carbonate: CaCO3) thành vôi sống (calcium oxide: CaO) và khí carbon dioxide (CO2) cần cung cấp năng lượng (dạng nhiệt). Đây là phản ứng gì?
- A. Tỏa nhiệt.
B. Thu nhiệt.
- C. Vật lí.
- D. Vừa toả nhiệt vừa thu nhiệt.
Câu 20: Gas là nhiên liệu dùng để đun nấu phổ biến ở nhiều gia đình. Để gas cháy cần bật bếp để đánh lửa hoặc mồi trực tiếp bằng bật lửa. Quá trình đốt gas tỏa nhiều nhiệt, phát sáng và cho ngọn lửa màu xanh. Quá trình đốt cháy gas ở trên xảy ra không cần điều kiện nào sau đây?
- A. Tiếp xúc với oxygen.
B. Có chất xúc tác.
- C. Có tia lửa khơi mào
- D. Tiếp xúc với không khí.
Câu 21: Cho hai quá trình sau:
(1) Đun nước đá nóng chảy thành nước lỏng.
(2) Nung thuốc tím rắn chuyển thành bột màu đen và có khí không màu thoát ra.
Kết luận đúng là:
- A. (1) và (2) đều là biến đổi vật lí.
- B. (1) và (2) đều là biến đổi hoá học.
C. (1) là biến đổi vật lí, (2) là biến đổi hoá học.
- D. (1) là biến đổi hoá học, (2) là biến đổi vật lí.
Câu 22: Khi cho một mẩu vôi sống vào nước, mẩu vôi sống tan ra, thấy nước nóng lên. Dấu hiệu chứng tỏ đã có phản ứng hóa học xảy ra đúng nhất là?
A. Mẩu vôi sống tan ra, nước nóng lên.
- B. Xuất hiện chất khí không màu.
- C. Xuất hiện kết tủa trắng.
- D. Mẩu vôi sống tan trong nước.
Câu 23: Quá trình nào sau đây là biến đổi hoá học?
A. Đốt cháy cồn trong đĩa.
- B. Hơ nóng chiếc thìa inox.
- C. Hoà tan muối ăn vào nước.
- D. Nước hoa trong lọ mở nắp bị bay hơi.
Câu 24: Dùng nước mưa đun sôi rồi để nguội làm nước uống, lâu ngày thấy trong ấm có những cặn trắng. Biết rằng trong nước mưa có chứa nhiều muối calcium carbonate. Muối này dễ bị nhiệt phân hủy sinh ra calcium carbonate (là chất kết tủa trắng), khí carbon dioxide và nước. Hãy cho biết dấu hiệu có phản ứng xảy ra khi đun nước sôi rồi để nguội.
- A. Do tạo thành nước.
B. Do tạo thành chất kết tủa trắng calcium carbonate.
- C. Do để nguội nước.
- D. Do đun sôi nước
Câu 25: Trong phản ứng: Magnesium + sulfuric acid → magnesium sulfate + khí hyđrogen. Magnesium sulfate là
- A. chất phản ứng.
B. sản phẩm.
- C. chất xúc tác.
- D. chất môi trường.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Hóa học 8 Kết nối bài 2 Phản ứng hóa học
Bình luận