Tắt QC

Trắc nghiệm HĐTN 9 Kết nối chủ đề 9: Hiểu bản thân - chọn đúng nghề

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 chủ đề 9: Hiểu bản thân - chọn đúng nghề Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương bao gồm

  • A. trường cao đẳng, trường cung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
  • B. trường cao đẳng, trường cung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên.
  • C. trung học phổ thông, trường cao đẳng, trường cung cấp.
  • D. trung học phổ thông, đại học, trường cao đẳng.

Câu 2: Hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm có mấy loại hình

  • A. 1 loại hình.
  • B. 4 loại hình.
  • C. 6 loại hình.
  • D. 3 loại hình.

Câu 3: Có mấy trình độ đào tạo tại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

  • A. 1 trình độ.
  • B. 2 trình độ.
  • C. 4 trình độ.
  • D. 3 trình độ.

Câu 4: Hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nhiều nghề khác nhau ở các trình độ nghề 

  • A. cao đẳng, chính quy.
  • B. sơ cấp, trung cấp, cao đẳng.
  • C. sơ cấp, cao đẳng.
  • D. trung cấp, cao đẳng.

Câu 5: Em có phẩm chất tỉ mỉ, khéo tay phù hợp với nghề

  • A. Vận động viên thể dục.
  • B. Lao công.
  • C. Trồng trọt, chăm sóc cây cối.
  • D. May, khâu, thêu, đan, móc.

Câu 6: Đâu không phải loại hình nghề nghiệp thuộc hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

  • A. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
  • B. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục.
  • C. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  • D. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp các cấp trung học.

Câu 7: Đâu không phải là cách tìm hiểu hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương?

  • A. Tìm đọc tài liệu trên các trang mạng không chính thống.
  • B. Tìm đọc chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
  • C. Tìm đọc tài liệu về tuyển sinh vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
  • D. Tham quan, tìm hiểu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Câu 8: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp về các bước xây dựng kế hoạch phát triển bản thân.

Cột ACột B
1. Bước 1a. Đánh giá điểm mạnh, hạn chế hiện tại của bản thân so với yêu cầu nghề nghiệp.
2. Bước 2b. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch, đặt mục tiêu tiếp theo.
3. Bước 3c. Đặt mục tiêu rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp.
4. Bước 4d. Xác định những việc cần làm để đạt mục tiêu.
5. Bước 5e. Tìm kiếm các nguồn lực có thể hỗ trợ trong quá trình thực hiện kế hoạch.
  • A. 1 - a; 2 - c; 3 - d; 4 - e; 5 - b.
  • B. 1 - a; 2 - b; 3 - c; 4 - d; 5 - e.
  • C. 1 - b; 2 - c; 3 - d; 4 - a; 5 - e.
  • D. 1 - a; 2 - c; 3 - e; 4 - b; 5 - d.

Câu 9: Để rèn luyện bản thân theo định hướng nghề nghiệp đã xác định, cần

  • A. đánh giá nghề nghiệp được mọi người yêu thích, lựa chọn nhiều nhất.
  • B. đánh giá mức thu nhập, yêu cầu về phẩm chất của ngành nghề đang phát triển.
  • C. đánh giá sở thích cá nhân so với yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nghề nghiệp.
  • D. đánh giá được điểm mạnh và hạn chế của bản thân so với yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nghề nghiệp.

Câu 10: Đâu không phải cách để xác định mục tiêu học tập hướng nghiệp của bản thân?

  • A. Chỉ ra điểm mạnh của bản thân trong học tập các môn học.
  • B. Lựa chọn các môn học hướng nghiệp.
  • C. Chỉ tập trung học một số môn chuyên ngành.
  • D. Đặt mục tiêu cần đạt của các môn học hướng nghiệp.

Câu 11: Để trở thành nhà thực vật học, em cần

  • A. Xem các chương trình về giáo dục sinh sản.
  • B. Tham gia câu lạc bộ võ thuật.
  • C. Xây dựng kế hoạch để học tốt hơn các môn học có liên quan.
  • D. Nghiên cứu tài liệu về chủ đề lịch sử.

Câu 12: Để trở thành một nhà họa sĩ, em cần

  • A. Bỏ việc học văn hóa, tập trung học chuyên sâu hội họa.
  • B. Tham khảo cách vẽ trên mạng.
  • C. Nhờ tư vấn của bác sĩ tâm lí.
  • D. Tham gia câu lạc bộ nghệ thuật hội họa của nhà trường.

Câu 13: M có hứng thú với những nghề thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Em sẽ tư vấn cho M lựa chọn các môn học nào để rèn luyện? 

  • A. Tin học, Văn học, Địa lí.
  • B. Tin học, Toán, Ngoại ngữ.
  • C. Thể dục, Toán, Hóa học.
  • D. Vật lí, Tin học, Lịch sử.

Câu 14: Yêu cầu về năng lực của nghề giáo viên là? 

  • A. Tìm hiểu đặc điểm của lứa tuổi học sinh.
  • B. Thiết kế các hoạt động ngoại khóa du lịch.
  • C. Ứng dụng công nghệ vào sản xuất.
  • D. Nấu ăn ngon, khéo léo, có tính sáng tạo.

Câu 15: Yêu cầu về phẩm chất của nghề giáo viên là?

  • A. Có tính sáng tạo, khéo léo.
  • B. Có tư duy phân tích vấn đề.
  • C. Kiên trì, nhẫn nại trong quá trình giáo dục học sinh.
  • D. Khả năng lãnh đạo tốt.

Câu 16: Khó khăn thường gặp khi thực hiện các việc để rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc là? 

  • A. Ỷ lại người khác, nản chí.
  • B. Quyết tâm, cố gắng.
  • C. Lấy hoàn cảnh làm động lực rèn luyện.
  • D. Được mọi người cổ vũ, ủng hộ.

Câu 17: Môn học như địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật có thể định hướng sau này làm nghề?

  • A. Nhà văn, nhà báo, nhà tâm lí học.
  • B. Kế toán, kiểm toán.
  • C. Công an.
  • D. Công nhân lao động.

Câu 18: Môn học như toán, sinh, hóa có thể định hướng sau này làm nghề?

  • A. MC, biên tập viên.
  • B. Truyền thông.
  • C. Bác sĩ, kĩ sư phần mềm, nhà nghiên cứu khoa học.
  • D. Công tác xã hội.

Câu 19: Để trở thành một đầu bếp, em học tập tại

  • A. Đại học Ngoại thương.
  • B. Đại học Văn hiến.
  • C. Đại học Công nghiệp thực phẩm TP Hồ Chí Minh.
  • D. Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.

Câu 20: Để trở thành một vũ công múa, em học tập tại

  • A. Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội.
  • B. Đại học Thể dục thể thao.
  • C. Đại học Công đoàn.
  • D. Đại học Bách khoa.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác