Tắt QC

Trắc nghiệm HĐTN 9 Kết nối chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm môi trường do 

  • A. hoạt động của con người. 
  • B. một số hoạt động của tự nhiên. 
  • C. sự cạnh tranh chiếm thức ăn, chỗ ở của các loài sinh vật. 
  • D. hoạt động của con người và một số hoạt động của tự nhiên.

Cây 2: Tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường là 

  • A. do các loài sinh vật trong quần xã sinh vật tạo ra. 
  • B. các điều kiện bất thường của ngoại cảnh, lũ lụt, thiên tai. 
  • C. tác động của con người. 
  • D. sự thay đổi của khí hậu.

Câu 3: Nguồn năng lượng nào sau đây nếu được sử dụng sẽ ít gây ô nhiễm môi trường nhất? 

  • A. Than đá. 
  • B. Dầu mỏ. 
  • C. Mặt trời. 
  • D. Khí đốt.

Câu 4: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến ô nhiễm nguồn nước? 

  • A. Nước thải không được xử lí. 
  • B. Khí thải của các phương tiện giao thông. 
  • C. Tiếng ồn của các loại động cơ. 
  • D. Động đất.

Câu 5: Hoạt động nào sau đây gây ô nhiễm không khí? 

  • A. Sản xuất công nghiệp.
  • B. Phun thuốc trừ sâu.
  • C. Vứt rác bừa bãi.
  • D. Chặt phá rừng.

Câu 6: Quan sát hình ảnh và cho biết đó là ô nhiễm gì?

Những nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm đất?

  • A. Ô nhiễm đất.
  • B. Ô nhiễm nước.
  • C. Ô nhiễm ánh sáng.
  • D. Ô nhiễm không khí.

Câu 7: Quan sát hình ảnh và cho biết đó là ô nhiễm gì?

Ô nhiễm ánh sáng - Hiểm họa tiềm ẩn

  • A. Ô nhiễm đất.
  • B. Ô nhiễm nước.
  • C. Ô nhiễm ánh sáng.
  • D. Ô nhiễm không khí.

Câu 8: Quan sát hình ảnh và cho biết đó là ô nhiễm gì?

Ô nhiễm không khí là gì? Quy định về bảo vệ môi trường không khí

  • A. Ô nhiễm đất.
  • B. Ô nhiễm nước.
  • C. Ô nhiễm ánh sáng.
  • D. Ô nhiễm không khí.

Câu 9: Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là gì? 

(1) Các khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt. 

(2) Hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học. 

(3) Các chất phóng xạ. 

(4) Các chất thải rắn. 

(5) Các chất thải do hoạt động xây dựng (vôi, cát, đất, đá,…). 

(6) Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh. 

(7) Các chất độc hại sinh ra trong chiến tranh. 

  • A. (1); (2); (3); (4); (6).
  • B. (1); (3); (4); (5); (6).
  • C. (1); (2); (3); (5); (7).
  • D. (1); (2); (3); (4); (5).

Câu 10: Đâu không phải là tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường?

  • A. Lạm dụng thuốc diệt cỏ trong bảo vệ cây trồng. 
  • B. Dùng quá nhiều thuốc trừ sâu so với nhu cầu cần thiết trên đồng ruộng. 
  • C. Các khí thải từ các nhà máy công nghiệp. 
  • D. Các tiếng ồn quá mức do xe cộ và các phương tiện giao thông khác.

Câu 11: Các chất bảo vệ thực vật và các chất độc hóa học thường được tích tụ ở đâu? 

  • A. Đất, nước. 
  • B. Nước, không khí. 
  • C. Không khí, đất. 
  • D. Đất, nước, không khí, và trong cơ thể sinh vật.

Câu 12: Quan sát tình huống sau: “Trong một lần đi tham quan vườn quốc gia Cúc Phương, các bạn cùng lớp em liên tục dùng que quật vào các tán cây là lá rơi rụng”.

Nếu là em, em sẽ làm gì?

  • A. Ủng hộ hành vi của các bạn.
  • B. Giải thích cho các bạn hiểu đó là việc làm tổn hại cảnh quan thiên nhiên.
  • C. Đánh nhau với các bạn.
  • D. Không quan tâm vì không phải việc của mình.

Câu 13: Quan sát tình huống sau: “Khi đi du lịch cùng gia đình ở bãi biển Sầm Sơn, em đã thấy một bạn nhỏ vứt rác ngay trên bãi biển”.

Nếu em chứng kiến hành động trên, em sẽ làm gì?

  • A. Không quan tâm vì không phải việc của mình.
  • B. Nhắc nhở bạn nhỏ vứt rác đúng nơi quy định.
  • C. Gây gổ với bạn nhỏ vì hành vi làm mình khó chịu.
  • D. Mắng bạn nhỏ vì hành động vứt rác bừa bãi.

Câu 14: Quan sát tình huống: “Nhà máy C xả nước thải chưa qua xử lí ra ngoài khu dân cư gây ô nhiễm môi trường”.

Em sẽ phản ánh vấn đề đó với ai?

  • A. Bố mẹ.
  • B. Trưởng thôn.
  • C. Chính quyền địa phương.
  • D. Bạn bè.

Câu 15: Là một học sinh, em cần có hành động như nào với cảnh quan thiên nhiên?

  • A. Khai thác triệt để để tạo ra giá trị vật chất, của cải.
  • B. Phá hoại cảnh quan thiên nhiên.
  • C. Mua bán để sở hữu cảnh quan thiên nhiên.
  • D. Bảo vệ vẻ đẹp nguyên thủy của cảnh quan thiên nhiên.

Câu 16: Vì sao chúng ta nên giữ gìn, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên 

  • A. Để tăng trưởng ngành du lịch.
  • B. Để quảng bá, truyền thông trong các trường học.
  • C. Để thu hút khách du lịch quốc tế.
  • D. Để giữ cho chúng ta và các thế hệ mai sau.

Câu 17: Để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, chúng ta cần phải làm gì?

(1) Bỏ rác đúng nơi quy định, tham gia vệ sinh trường lớp, nơi công cộng. 

(2) Tham gia chăm sóc và giữ gìn các công trình công cộng.

(3) Tuyên truyền trong cộng đồng về ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. 

(4) Trực tiếp lên án các hành vi đó.

(5) Thờ ơ, không quan tâm.

(6) Ủng hộ mọi người chặt cây, đốt rừng.

  • A. (2); (3); (4); (5).
  • B. (1); (2); (3); (4).
  • C. (1); (2); (5); (6).
  • D. (1); (2); (4); (5).

Câu 18: Đâu là cảnh quan thiên nhiên của Việt Nam? 

  • A. Rừng Nauy.
  • B. Núi Phú Sĩ.
  • C. Vịnh Hạ Long.
  • D. Tháp Eiffel.

Câu 19: Ngày Môi trường Thế giới là

  • A. Ngày 05 tháng 06.
  • B. Ngày 15 tháng 06.
  • C. Ngày 27 tháng 07.
  • D. Ngày 20 tháng 10.

Câu 20: Các hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng bị phạt bao nhiêu tiền? 

  • A. 1.000.000 VNĐ - 2.000.000 VNĐ. 
  • B. 2.000.000 VNĐ - 3.000.000 VNĐ. 
  • C. 3.000.000 VNĐ - 4000.000 VNĐ. 
  • D. 3.000.000 VNĐ - 5.000.000 VNĐ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác