Tắt QC

Trắc nghiệm HĐTN 9 Kết nối chủ đề 2: Khám phá bản thân

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 chủ đề 2: Khám phá bản thân Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cách ứng xử đúng khi có người đóng góp ý kiến về điểm yếu của mình là

  • A. Trở nên tức giận. 
  • B. Lắng nghe để tự thay đổi.
  • C. Tự ái trước lời góp ý thiện chí.
  • D. Cho rằng họ là người xấu.

Câu 2: Đâu là cách ứng phó khi thay đổi chỗ ở?

  • A. Xác định trước những khó khăn, thách thức sẽ phải đối mặt khi sống ở nơi mới.
  • B. Chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài.
  • C. Chủ động học tập, tìm hiểu về bài học.
  • D. Tích cực giơ tay phát biểu.

Câu 3: Đâu là cách ứng xử khi làm một bài Toán khó?

  • A. Thích nghi với sự thay đổi.
  • B. Chuyển sang làm bài tập khác.
  • C. Trao đổi cách làm bài cùng các bạn, học hỏi kinh nghiệm từ những bạn học tốt trong lớp.
  • D. Vui vẻ, hòa đồng với mọi người.

Câu 4: Đâu là biểu hiện của khả năng thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống?

  • A. Buồn bã, chán nản trong học tập.
  • B. Căng thẳng, áp lực trong công việc.
  • C. Chấp nhận từ bỏ những quan điểm, thói quen cũ.
  • D. Cảm xúc thất thường.

Câu 5: Hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực là

  • A. Né tránh giao tiếp.
  • B. Không biết kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ khi giao tiếp.
  • C. Tạo được sự hiểu biết lẫn nhau.
  • D. Chỉ trích, phê phán người khác.

Câu 6: Hành vi giao tiếp, ứng xử chưa tích cực là

  • A. Thể hiện sự tôn trọng.
  • B. Thể hiện sự đồng cảm.
  • C. Chủ động giao tiếp.
  • D. Coi thường, hạ thấp người khác.

Câu 7: Đâu là biểu hiện của việc lắng nghe tích cực?

  • A. Phán xét, áp đặt lên suy nghĩ của người khác.
  • B. Chú ý vào câu chuyện để nắm bắt thông tin.
  • C. Ngắt lời, chen ngang khi người khác đang nói chuyện.
  • D. Làm việc riêng khi đang nói chuyện.

Câu 8: Thế nào là giao tiếp, ứng xử có văn hóa?

  • A. Ghen ghét, đố kị với mọi người.
  • B. Tranh cãi với mọi người.
  • C. Nói chuyện lớn tiếng với mọi người.
  • D. Tôn trọng với mọi người.

Câu 9: Thế nào là giao tiếp, ứng xử?

  • A. là hoạt động tương tác giữa người với người nhằm đạt được một mục đích nào đó.
  • B. là hoạt động tương tác giữa con người với vật nuôi.
  • C. là cảm xúc của con người trước cảnh vật thiên nhiên.
  • D. là hành động lăng mạ, xúc phạm giữa người với người.

Câu 10: Đâu là hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực?

  • A. Cắt ngang khi người khác đang nói chuyện.
  • B. Sử dụng ngôn ngữ không chuẩn mực.
  • C. Lăng mạ, xúc phạm người vô gia cư.
  • D. Lịch sự, tế nhị trong giao tiếp, ứng xử.

Câu 11: Đâu không phải là hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực?

  • A. Lắng nghe khi người khác đang nói.
  • B. Thực hiện quy định về giao tiếp, ứng xử nơi công cộng.
  • C. Ngắt lời khi người khác đang nói mà không xin lỗi trước.
  • D. Giúp đỡ cụ già, em nhỏ, phụ nữ có thai, những người có hoàn cảnh khó khăn.

Câu 12: Đâu không phải là hành vi giao tiếp, ứng xử chưa tích cực?

  • A. Giúp đỡ cụ già, em nhỏ, phụ nữ có thai, những người có hoàn cảnh khó khăn.
  • B. Ngắt lời khi người khác đang nói mà không xin lỗi trước.
  • C. Có những lời nói, hành động, cử chỉ làm tổn thương người khác.
  • D. Chen lấn, xô đẩy, cười đùa,... gây mất trật tự nơi công cộng.

Câu 13: Ý nghĩa của việc giao tiếp, ứng xử tích cực là

  • A. Sự dè bỉu, xa lánh của mọi người.
  • B. Vui vẻ, hòa đồng với mọi người.
  • C. Được mọi người yêu quý, tôn trọng.
  • D. Sự khó chịu của mọi người.

Câu 14: Hành vi không nên làm khi tham gia các hoạt động cộng đồng để thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực là?

  • A. Chủ động giúp đỡ người khác.
  • B. Đi muộn, về sớm.
  • C. Không tuân thủ quy định chung.
  • D. Làm công việc được giao một cách hời hợt.

Câu 15: Chỉ ra biểu hiện thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống của nhân vật trong tình huống sau: “Do công việc làm ăn của bố mẹ nên gia đình Phong phải chuyển đến sống ở một địa phương khác. Phải rời xa ngôi trường cũ và những người bạn đã từng gắn bó suốt mấy năm học, Phong thấy rất buồn và lo lắng. Tuy vậy, bạn đã chủ động tìm hiểu về ngôi trường mới, đặc biệt là về những yêu cầu của nhà trường đối với học sinh. Sau khi được phân vào lớp, Phong đã chủ động làm quen với các bạn trong tổ, trong lớp và nhờ các bạn hướng dẫn, giúp đỡ mình trong học tập và các hoạt động. Phong cũng mạnh dạn tham gia vào các hoạt động tập thể của lớp, của trường và xung phong nhận những nhiệm vụ phù hợp với sở thích, khả năng để nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới”.

  • A. Phong chủ động tìm hiểu về ngôi trường mới.
  • B. Phong không làm quen với các bạn mới trong lớp.
  • C. Phong thấy buồn và lo lắng.
  • D. Phong chưa hòa đồng, chưa tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp.

Câu 16: Chỉ ra biểu hiện thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống của nhân vật trong tình huống sau: “Gần đây, bố Hiền phải chuyển công tác xa nhà. Việc bố vắng nhà khiến cuộc sống của gia đình Hiền bị xáo trộn. Hiền đã chủ động sắp xếp thời gian để giúp mẹ chăm sóc em, làm việc nhà mà vẫn đảm bảo việc học của bản thân”.

  • A. Hiền cùng em chơi điện tử, không quan tâm lời mẹ nói.
  • B. Hiền chủ động sắp xếp thời gian để giúp mẹ chăm sóc em, làm việc nhà.
  • C. Hiền không giúp đỡ bố mẹ chăm em.
  • D. Hiền chủ động thời gian để giúp mẹ chăm em nhưng kết quả học tập của bản thân bị giảm sút.

Câu 17: Cho biết điểm tích cực trong tình huống sau: “T xin phép bố đi chơi với các bạn vào cuối tuần nhưng bố không đồng ý vì đã lâu ông bà ở quê mới có dịp lên chơi. T đã thể hiện thái độ khó chịu và không nói chuyện với bố. Sau khi được chị gái trò chuyện, phân tích, T đã hiểu. T xin lỗi bố và quyết định cuối tuần sẽ ở nhà với ông bà”.

  • A. T xin lỗi bố và quyết định cuối tuần sẽ ở nhà với ông bà.
  • B. T quyết định đi chơi với các bạn vào cuối tuần.
  • C. Sau khi lắng nghe trò chuyện với chị gái, T đi chơi với các bạn.
  • D. T không nghe lời bố, tự ý quyết định đi chơi với các bạn.

Câu 18: Câu ca dao, tục ngữ nói về cách ứng xử trong văn hóa giao tiếp của người Việt là

  • A. Một chữ cũng là thầy/Nửa chữ cũng là thầy.
  • B. Uống nước nhớ nguồn.
  • C. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/Người khôn  nói tiếng dịu dàng, dễ nghe.
  • D. Treo đầu dê, bán thịt chó.

Câu 19: Vấn nạn hiện nay của học sinh trên mạng xã hội là

  • A. Tra cứu thông tin để học bài.
  • B. Chia sẻ những thông tin bổ ích tới mọi người.
  • C. Kêu gọi mọi người ứng xử chuẩn mục trên mạng xã hội.
  • D. Sử dụng ngôn ngữ không đúng chuẩn mực, lăng mạ, xúc phạm người khác.

Câu 20: Cách khắc phục khi thiếu kiểm soát trong giao tiếp, ứng xử là

  • A. Xem hướng dẫn biện pháp điều chỉnh, cân bằng cảm xúc nhưng không thực hiện.
  • B. Không lắng nghe đóng góp, ý kiến từ người khác.
  • C. Không khắc phục, sửa sai về hành vi thiếu kiểm soát.
  • D. Sử dụng một số biện pháp điều chỉnh, cân bằng cảm xúc trong giao tiếp, ứng xử.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác