Tắt QC

Trắc nghiệm HĐTN 9 Kết nối chủ đề 4: Rèn luyện bản thân

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 chủ đề 4: Rèn luyện bản thân Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hành động nào thể hiện nỗ lực hoàn thiện bản thân?

  • A. Cố gắng, kiên trì khi gặp khó khăn, thử thách.
  • B. Giúp đỡ bạn bè khi bản thân rảnh rỗi.
  • C. Không tham gia các câu lạc bộ văn hóa của trường.
  • D. Đánh giá, phán xét người khác.

Câu 2: Thế nào là nỗ lực hoàn thiện bản thân?

  • A. Nỗ lực phát huy những điểm mạnh của bản thân. 
  • B. Nỗ lực phát huy những điểm mạnh và khắc phục những yếu điểm của bản thân. 
  • C. Khắc phục những yếu điểm của bản thân. 
  • D. Đánh giá, đưa ra nhìn nhận khách quan về ưu và nhược điểm của bản thân.

Câu 3: Trong quá trình học tập, khi gặp bài Toán khó, em có cách giải quyết như thế nào?

  • A. Nhờ bạn giảng bài để hiểu và sau đó tự giải.
  • B. Không làm bài tập đó nữa.
  • C. Nhờ bạn làm giúp mình.
  • D. Chép bài trên mạng.

Câu 4: Trong quá trình học tập, khi gặp bài Văn không biết làm, em có cách giải quyết như thế nào?

  • A. Chuyển sang làm bài tập môn khác.
  • B. Chép bài văn mẫu.
  • C. Nhờ bạn bè làm bài tập hộ.
  • D. Nhờ thầy cô giảng lại kiến thức nội dung chưa nắm được.

Câu 5: Có bao nhiêu nhóm chi tiêu phù hợp?

  • A. 2 nhóm.
  • B. 1 nhóm.
  • C. 4 nhóm.
  • D. 3 nhóm.

Câu 6: Ý nghĩa của việc đặt mục tiêu tiết kiệm là?

  • A. hạn chế chi tiêu quá đà, dẫn đến lãng phí (ví dụ: đồ ăn, nước uống,...).
  • B. xác định được số tiền bản thân được phép sử dụng trong khoảng thời gian cụ thể, từ đó lập kế hoạch chi tiêu hợp lí.
  • C. tăng thời gian sử dụng đồ dùng, thiết bị, không phải thay mới quá nhiều lần gây tốn kém.
  • D. giảm thiểu chi phí điện nước hằng tháng.

Câu 7: Ý nghĩa của việc mua sắm vừa đủ là?

  • A. hạn chế chi tiêu quá đà, dẫn đến lãng phí (ví dụ: đồ ăn, nước uống,...).
  • B. xác định được số tiền bản thân được phép sử dụng trong khoảng thời gian cụ thể, từ đó lập kế hoạch chi tiêu hợp lí.
  • C. tăng thời gian sử dụng đồ dùng, thiết bị, không phải thay mới quá nhiều lần gây tốn kém.
  • D. giảm thiểu chi phí điện nước hằng tháng.

Câu 8: Đâu không phải lợi ích của việc tiết kiệm tiền đối với bản thân?

  • A. Làm giàu cho bản thân và gia đình.
  • B. Có khoản tiết kiệm phòng khi ốm đau, lúc cần thiết.
  • C. Giúp mua sắm quần áo và đi du lịch.
  • D. Thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân và gia đình.

Câu 9: Ý nghĩa của việc xây dựng ngân sách cá nhân là?

  • A. Giúp hoạch định những khoản chi tiêu và kiểm soát chi tiêu tốt hơn, phù hợp với bản thân.
  • B. Chi tiêu không cân đối.
  • C. Giúp mua sắm thoải mái.
  • D. Giúp bản thân đầu tư chứng khoán.

Câu 10: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp với các bước lập ngân sách chi tiêu.

Cột ACột B
1. Bước 1a. Xác định các khoản chi thường xuyên, phát sinh.
2. Bước 2b. Cân đối thu, chi bằng cách chia tỉ lệ.
3. Bước 3c. Xác định các khoản thu.
4. Bước 4d. Xác định mục tiêu cần tiết kiệm.
  • A. 1 - a; 2 - b; 3 - c; 4 - d.
  • B. 1 - d; 2 - a; 3 - b; 4 - c.
  • C. 1 - b; 2 - a; 3 - d; 4 - c.
  • D. 1 - c; 2 - a; 3 - d; 4 - b.

Câu 11: Cho biết cách tạo động lực của nhân vật trong tình huống sau: “Từ nhỏ, Huy luôn mặc cảm vì dáng người gầy gò, ốm yếu. Nhận thấy bóng đá là môn thể thao có thể giúp nâng cao sức khỏe và cải thiện vóc dáng, Huy tâm sự với bố mẹ và được bố mẹ ủng hộ nhiệt tình. Huy đã tham gia vào câu lạc bộ bóng đá của trường và chăm chỉ tập luyện hằng tuần. Được các bạn động viên, cổ vũ và chia sẻ cách tập luyện, thể lực của Huy ngày càng tốt hơn, trông rắn chắc và khỏe mạnh hơn. Không những vậy, đội bóng của huy còn giành được giải Ba trong hội thao của cụm trường. Huy cảm thấy vui và tự hào với những kết quả đạt được”.

  • A. Bố mẹ không cho phép Huy tham gia câu lạc bộ bóng đá của trường.
  • B. Huy muốn nâng cao sức khỏe để cải thiện vóc dáng nên đã tham gia câu lạc bộ bóng đá của trường.
  • C. Huy được bạn bè cổ vũ tập thể dục.
  • D. Huy không có động lực để cải thiện vóc dáng và nâng cao sức khỏe.

Câu 12: Đề xuất cách tạo động lực cho nhân vật trong tình huống sau: “Tuần tới, trường của Bảo tổ chức diễn đàn về chủ đề “Phòng chống bạo lực học đường”. Bảo được phân công trình bày tham luận trước diễn đàn. Tính Bảo vốn nhút nhát, ngại đứng trước đám đông nên bạn không khỏi lo lắng”.

  • A. Bảo từ chối tham luận diễn đàn.
  • B. Bảo đứng sau sân khấu tham luận và nhờ bạn khác trình chiếu powerpoint.
  • C. Bảo nên tìm kiếm lời khuyên từ thầy cô và tập thuyết trình trước gương để tự tin thuyết trình trên sân khấu.
  • D. Bảo tập thể dục để quên đi nỗi sợ.

Câu 13: Đề xuất cách tạo động lực cho nhân vật trong tình huống sau: “Trúc được mẹ giao nhiệm vụ lau dọn nhà cửa hằng tuần. Mỗi lần dọn dẹp mất rất nhiều thời gian, công sức nên Trúc cảm thấy ngại, không muốn làm”.

  • A. Mẹ đi làm vất vả, mệt mỏi, Trúc nên giúp đỡ mẹ lau dọn nhà cửa.
  • B. Trúc kiếm cớ để không phải lau dọn nhà cửa.
  • C. Trúc nhờ bạn bè đến để lau dọn nhà cửa.
  • D. Trúc không làm theo lời nói của mẹ.

Câu 14: Đề xuất cách tạo động lực cho nhân vật trong tình huống sau: “Dung mới chuyển đến trường học ở thành phố. Không giống như các bạn ở lớp cũ, các bạn trong lớp mới học rất tốt môn tiếng Anh. Dung thấy lo lắng vì sợ mình không theo kịp được các bạn”.

  • A. Các bạn nói lời chê bai với Dung. 
  • B. Dung bị bố mẹ tạo áp lực, bắt phải được điểm cao trong kì thi tới.
  • C. Các bạn biết Dung mới chuyển đến nên động viên, giúp đỡ Dung học tập.
  • D. Dung chép bài tập trên mạng và nộp cho cô.

Câu 15: Xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí cho nhân vật trong mỗi tình huống sau: “Làng của Ngân làm gốm nên những ngày đi học về sớm Ngân thường dành 1 giờ để phụ bác sắp xếp các sản phẩm và dọn dẹp cửa hàng. Ngày Chủ nhật, Ngân đến xưởng của bác để hướng dẫn khách du lịch trải nghiệm nghề làm gốm. Mỗi tháng, bác thưởng cho Ngân 1 000 000 đồng”.

  • A. Ngân dùng số tiền đó để mua quần áo hàng hiệu.
  • B. Ngân dùng số tiền đó để mời các bạn đi ăn.
  • C. Ngân chia số tiền với 3 mục đích sử dụng: 50% cho nhu cầu thiết yếu, 30% mua quà tặng sinh nhật, kỉ niệm và 20% số tiền dùng để tích lũy.
  • D. Ngân trích ra 10% để tiết kiệm, còn lại sử dụng vào việc mua đồ chơi yêu thích.

Câu 16: Xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí cho nhân vật trong mỗi tình huống sau: “Nhà Thắng có một trang trại trồng cây ăn quả và chăn nuôi. Ngoài giờ lên lớp, Thắng thường giúp bố mẹ chăm sóc đàn gà và cây trồng. Những lúc rảnh rỗi Thắng giúp bố mẹ chỉnh sửa các hình ảnh và những đoạn phim ngắn mà bố đã quay, chụp về các sản phẩm của trang trại và dựng thành một đoạn phim hoàn chỉnh, đăng lên mạng xã hội để quảng cáo, bán hàng. Mỗi tháng, Thắng được bố mẹ thưởng 300 000 đồng cho việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi và 200 000 đồng cho việc hỗ trợ quảng cáo, bán hàng”.

  • A. Thắng dùng toàn bộ số tiền để đi du lịch.
  • B. Thắng dùng một nửa số tiền để tham gia các khóa học nâng cao bản thân, nửa còn lại Thắng tiết kiệm.
  • C. Thắng dùng toàn bộ số tiền mua quần áo và thuốc bổ cho bố mẹ.
  • D. Thắng sử dụng tiền để mua máy chơi game.

Câu 17: Câu “Gió chiều nào theo chiều ấy” nói về người không có đức tính nào sau đây?

  • A. Tự chủ.
  • B. Sáng tạo.
  • C. Năng động.
  • D. Cần cù.

Câu 18: Câu “Tự lực cánh sinh” nói đến đức tính nào sau đây?

  • A. Trung thành.
  • B. Thật thà.
  • C. Chí công vô tư.
  • D. Tự chủ.

Câu 19: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về tính kiên trì?

  • A. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
  • B. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
  • C. Nước chảy đá mòn.
  • D. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Câu 20: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về rèn luyện ý chí, nghị lực vươn lên trong mọi lĩnh vực của đời sống con người?

  • A. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.
  • B. Học thầy không tày học bạn.
  • C. Có cày có thóc, có học có chữ.
  • D. Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác