Siêu nhanh giải chủ đề 7 HĐTN 9 Kết nối tri thức

Giải siêu nhanh chủ đề 7 HĐTN 9 Kết nối tri thức. Giải siêu nhanh HĐTN 9 Kết nối tri thức. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học HĐTN 9 Kết nối tri thức phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHỦ ĐỀ 7: EM VỚI THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1. VIỆT NAM – TỔ QUỐC TÔI

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về cách thiết kế sản phẩm giới thiệu vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước 

          Thảo luận về cách thiết kế sản phẩm giới thiệu về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước.

Giải rút gọn:

  • Xác định danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên để thiết kế sản phẩm giới thiệu.

  • Xác định nội dung giới thiệu:

    • Tên, vị trí địa lý của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên.

    • Nét đẹp đặc trưng: điểm nổi bật, cấu trúc thu hút khách du lịch.

  • Lựa chọn hình thức thể hiện sản phẩm

HOẠT ĐỘNG 2: Thiết kế sản phẩm giới thiệu vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước.

1. Thiết kế một sản phẩm để giới thiệu vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên

2. Giới thiệu sản phẩm

  1. Vị trí địa lý, nguồn gốc và lịch sử về Hồ Gươm

Gợi ý: 

Description: A group of children in a classroom

Description automatically generated

Giải rút gọn:

  • Hồ Gươm thuộc quận Hoàn Kiếm, nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội.

  • Hồ chính là phần còn sót lại của sông Hồng vì trước đây hồ thông với sông Hồng.

  • Hồ có nhiều tên gọi: Hồ Tả Vọng. Hồ Lục Thủy.

  • Thế kỷ XV, hồ Lục Thủy đổi tên là hồ Hoàn Kiếm, gọi tắt là Hồ Gươm.

  • Tên hồ Hoàn Kiếm gắn liền với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ hoàn gươm báu cho thần Kim Quy.

    a. Đặc điểm nổi bật của Hồ Gươm

  • Nước Hồ Gươm bốn mùa đều xanh.

  • Có rùa quý sông trong hồ. 

  • Trong lòng hồ có hai đảo nổi: đảo Ngọc và đảo Rùa.

    b. Quần thể di tích, kiến trúc gắn liền với Hồ Gươm.

  • Quần thể di tích và lối kiến trúc độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp của Hồ Gươm:

  • Tháp Bút, Đài Nghiên (do nhà nho Nguyễn Văn Siêu tu bổ, xây dựng). Tháp được xây bằng đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông.

  • Thân tháp có khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” (nghĩa là viết lên trời xanh). Đài nghiên (nghiên mực được làm bằng đá, hình nửa quả đào bổ dọc, có hình ba con ếch đội).

  • Cầu Thê Húc (nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời) dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Cầu làm bằng gỗ, sơn màu đỏ, cong cong như hình con tôm.

  • Đền Ngọc Sơn: xây trên Đảo Ngọc.

  • Đền được xây theo kiểu kiến trúc mới. 

  • Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau.

  • Ngôi đền ở phía bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương.

  • Phía nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng)…

  • Tháp Rùa:

  • Được xây trên Đảo Rùa giữa sóng nước lung linh.

  • Tháp Rùa đẹp với vẻ đẹp rêu phong cổ kính.

    c. Ý nghĩa: 

  • Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh vừa đẹp vừa thiêng liêng của nước ta.

  • Thể hiện truyền thống hiếu học qua hình ảnh Tháp Bút, Đài Nghiên.

  • Thể hiện truyền thống yêu nước của nhân dân ta qua truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm cho rùa vàng.

HOẠT ĐỘNG 3: Xây dựng kế hoạch tổ chức sự kiện để quảng bá danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước

1. Thảo luận xây dựng kế hoạch tổ chúc sự kiện để quảng bá một danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước.

Gợi ý: 

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC NGÀY HỘI QUẢNG BÁ DU LỊCH VIỆT NAM

Tên ngày hội: Việt Nam – Đất nước tươi đẹp

Nhóm thực hiện:   1) Nguyễn Thu Nga                2) Trần Long

                                3) Vũ Thị Hoan                      4) Vũ Tuấn Hùng

                                5) Lê Mai                                6) Hoàng Minh

Mục đích tổ chức: Quảng bá vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên Việt Nam.

Địa điểm tổ chức: Nhà sinh hoạt cộng đồng của địa bàn dân cư.

Thời gian tổ chức: Sáng Chủ nhật, tuần đầu tháng,…

Đối tượng tham dự: Người dân trong cộng đồng và khách du lịch.

Phân công chuẩn bị:

  • Lựa chọn sản phẩm đã thiết kế để quảng bá, giới thiệu vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên Việt Nam: Cả nhóm.

  • Tập một số tiết mục văn nghệ ca ngợi Tổ quốc Việt Nam: Cả nhóm.

  • Dẫn chương trình: Bạn Nga

  • Phụ trách máy tính, máy chiếu: Bạn Long

  • Chuẩn bị địa điểm tổ chức: Cả nhóm

    • Quét dọn vệ sinh: Các bạn Hoan, Hùng, Mai

    • Kê bàn ghế và bố trí đặt máy chiếu, màn hình: Các bạn Minh, Hùng, Long

    • Thiết kế hình ảnh giới thiệu chủ đề ngày hội trên máy tính: Bạn Minh

  • Đón tiếp khách mời đến tham dự: Bạn Hoan

Chương trình ngày hội:

  • Đón tiếp khách đến tham dự 

  • Văn nghệ chào mừng

  • Tuyên bố lí do, khai mạc ngày hội

  • Giới thiệu vẻ đẹp một số danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng của Việt Nam.

  • Giao lưu với khách mời

  • Bế mạc.

  • Giải rút gọn:

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC NGÀY HỘI QUẢNG BÁ DU LỊCH VIỆT NAM

Tên ngày hội: Việt Nam tươi đẹp

Nhóm thực hiện:

  1. Nguyễn Linh Đan (Trưởng nhóm).

  2. Phạm Hữu Thắng.

  3. Lê Linh Chi

  4. Nguyễn Hải Sơn.

  5. Hoàng Minh Dương.

  6. Nguyễn Gia Linh

Mục đích tổ chức: Giới thiệu vẻ đẹp của di tích lịch sử của Việt Nam với bạn bè Quốc tế.

Địa điểm tổ chức: Hoàng thành Thăng Long

Thời gian tổ chức: Sáng Chủ nhật, tuần đầu tháng 5

Đối tượng tham dự: Các bạn học sinh trong trường và khách du lịch.

Phân công chuẩn bị:

  • Lựa chọn sản phẩm đã thiết kế để quảng bá, giới thiệu vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên Việt Nam: Cả nhóm.

  • Tập một số tiết mục văn nghệ ca ngợi Tổ quốc Việt Nam: Cả nhóm.

  • Dẫn chương trình: Bạn Đan

  • Phụ trách máy tính, máy chiếu: Bạn Dương

  • Chuẩn bị địa điểm tổ chức: Cả nhóm

    • Quét dọn vệ sinh: Các bạn Thắng, Chi, Linh

    • Kê bàn ghế và bố trí đặt máy chiếu, màn hình: Các bạn Sơn, Dương, Thắng.

    • Thiết kế hình ảnh giới thiệu chủ đề ngày hội trên máy tính: Bạn Linh

  • Đón tiếp khách mời đến tham dự: Bạn Chi

Chương trình ngày hội:

  • Đón tiếp khách đến tham dự 

  • Văn nghệ chào mừng

  • Tuyên bố lí do, khai mạc ngày hội

  • Giới thiệu vẻ đẹp của di tích lịch sử và các câu chuyện gắn liền với di tích đó.

  • Giao lưu với khách mời

  • Bế mạc.

2. Chia sẻ và hoàn thiện kế hoạch.

HOẠT ĐỘNG 4: Tổ chức sự kiện quảng bá danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước

  1. Tổ chức sự kiện quảng bá danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước theo kế hoạch đã xây dựng.

  2. Chia sẻ kết quả tổ chức sự kiện và cảm xúc của bản thân sau khi tham gia sự kiện.

2. PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu cách thực hiện đề tài khảo sát về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa bàn sinh sống

          Thảo luận cách thực hiện đề tài khảo sát về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa bàn sinh sống. 

Giải rút gọn:

  • Xác định mục đích khảo sát.

  • Xác định nội dung khảo sát.

  • Lựa chọn phương pháp khảo sát: Quan sát hiện trường, phỏng vấn, nghiên cứu tư liệu có liên quan

  • Thiết kế bộ công cụ khảo sát: Phiếu quan sát, câu hỏi phỏng vấn.

  • Chuẩn bị các phương tiện khảo sát: máy ảnh, điện thoại thông minh, giấy, bút.

  • Xác định thời gian khảo sát. 

HOẠT ĐỘNG 2: Thiết kế công cụ khảo sát về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa bàn sinh sống

1. Thiết kế công cụ khảo sát về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa bàn sinh sống cho đề tài đã lựa chọn.

Gợi ý:

PHIẾU QUAN SÁT HIỆN TRƯỜNG

1. Thực trạng ô nhiễm:

a. Rác thải:

Rất nhiều •               Nhiều •                   Ít •                          Không có •

b. Mùi hôi:

Rất khó chịu •          Khó chịu •              Ít mùi hôi •             Không có •

c. Bụi:

Rất nhiều bụi •         Nhiều bụi •             Ít bụi •                    Không có •

d. Tiếng ồn:

Rất lớn •                   Lớn •                      Không lớn lắm •     Không có •

e. Nước ở ao, hồ, kênh mương có màu lạ và mùi hôi thối: 

Rất nhiều                   Nhiều •                   Ít •                          Không có •

2. Nguyên nhân gây ô nhiễm: 

1. Hành vi vứt rác, vứt các bao bì chứa thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, không đúng nơi quy định của người dân:

Rất nhiều •               Nhiều •                   Ít •                          Không có •

2. Chất thải, nước thải từ các trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia súc chưa qua xử lí đã xả thẳng ra ao, hồ, kênh mương:

Rất nhiều •               Nhiều •                   Ít •                          Không có •

3. Các công trình xây dựng, xe tải chở vật liệu xây dựng không thực hiện quy định phủ bạt/lưới chống bụi:

Hầu hết •                  Một số •                 Ít •                          Không có •

4. Tiếng ồn từ hoạt động của các cơ sở sản xuất, dịch vụ trên địa bàn:

Rất lớn •                   Lớn •                      Không lớn lắm •     Không có •

Câu hỏi phỏng vấn người dân về nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

1. Theo cô/bác, có nhiều rác thải vứt không đúng nơi quy định trên địa bàn thôn không? Nhiều nhất ở những địa điểm cụ thể nào?

2. Theo cô/bác, tình trạng rác thải vứt bừa bãi do những nguyên nhân nào?

3. Cô/bác có nhận thấy không khí trong xã có mùi rất khó chịu không? Nguyên nhân nào dẫn đến không khí có mùi khó chịu như vậy?

4. Cô/bác nhận xét như thế nào về tình trạng khói, bụi, tiếng ồn trong thôn hiện nay? Việc ô nhiễm khói, bụi, tiếng ồn ở thôn là do đâu? 

Giải rút gọn:

PHIẾU QUAN SÁT HIỆN TRƯỜNG VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐẾN SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI DÂN

1. Theo anh/chị, đâu là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí tại địa phương của mình?

◻ Xây dựng.

◻ Giao thông.

◻ Hoạt động sản xuất.

◻ Đốt rác thải.

◻ Đun nấu.

◻ Tăng dân số.

2. Mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới người dân như thế nào?

◻ Không ảnh hưởng.

◻ Ảnh hưởng ở mức độ trung bình.

◻ Rất ảnh hưởng.

3. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe của người dân như thế nào?

◻ Khó thở.

◻ Ngứa rát mắt/mũi/họng.

◻ Các vấn đề về da

◻ Bị trầm cảm

◻ Giảm thị lực/thính lực, các vấn đề về mắt.

◻ Gây ra đột quỵ, bệnh tim.

◻ Gây ra các bệnh về phổi như ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

◻ Gây ra các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

◻ Biến chứng thần kinh và tâm lý.

4. Mức độ phải tiếp xúc với nguồn gây ô nhiễm không khí:

◻ Không phải tiếp xúc.

◻ Ít tiếp xúc

◻ Thỉnh thoảng tiếp xúc

◻ Thường xuyên tiếp xúc

◻ Liên tục tiếp xúc.

5. Trong vòng 6 tháng, người dân tại địa phương có phải tới cơ sở y tế vì các vấn đề về sức khỏe liên quan tới ô nhiễm không khí không?

◻ Có                                                                                  ◻ Không

6. Trong các loại ô nhiễm sau, loại nào ảnh hưởng tới người dân nhiều nhất?

◻ Khói                  ◻ Bụi                     ◻ Tiếng ồn                      ◻ Nước thải.

7. Giải pháp người dân sử dụng để bảo vệ sức khỏe trước tác hại của ô nhiễm không khí:

◻ Thường xuyên lau chùi, quét dọn nhà cửa.

◻ Đeo kính mắt, khẩu trang khi ra ngoài.

◻ Định kì đi khám sức khỏe tại các cơ sở y tế.

◻ Trồng nhiều cây xanh trong nhà.

◻ Phân loại rác thải và đổ rác đúng nơi quy định.

◻ Sử dụng nhiên liệu hữu cơ, nhiên liệu sạch.

8. Người dân có được chính quyền địa phương, tình nguyện viên phổ biến kiến thức về tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe hay không?

◻ Có                                                              ◻ Không

Câu hỏi phỏng vấn người dân về nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

1. Theo cô/bác, có nhiều rác thải vứt không đúng nơi quy định trên địa bàn thôn không? Nhiều nhất ở những địa điểm cụ thể nào?

2. Theo cô/bác, tình trạng rác thải vứt bừa bãi do những nguyên nhân nào?

3. Cô/bác có nhận thấy không khí trong xã có mùi rất khó chịu không? Nguyên nhân nào dẫn đến không khí có mùi khó chịu như vậy?

4. Cô/bác nhận xét như thế nào về tình trạng khói, bụi, tiếng ồn trong thôn hiện nay? Việc ô nhiễm khói, bụi, tiếng ồn ở thôn là do đâu? 

2. Chia sẻ và hoàn thiện công cụ khảo sát.

HOẠT ĐỘNG 3: Thực hiện khảo sát về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa bàn sinh sống theo kế hoạch đã lập

1. Tiến hành khảo sát về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa bàn sinh sống theo kế hoạch đã lập.

Giải rút gọn:

2. Xử lí các thông tin, số liệu thu thập được từ việc khảo sát và đưa ra nhận xét. 

Gợi ý:

Description: A graph with numbers and text

Description automatically generated with medium confidence

3. Chia sẻ kết quả thực hiện đề tài khảo sát. 

HOẠT ĐỘNG 4: Lập kế hoạch tham gia tuyên truyền các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường

1. Lập kế hoạch tham gia tuyên truyền đến người dân địa phương về các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

Giải rút gọn:

  • Tên hoạt động: Tuyên truyền về phân loại rác thải và hạn chế sử dụng túi nilong.

  • Mục đích hoạt động: 

  • Nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng của phân loại rác thải.

  • Góp phần giảm lượng rác thải ra môi trường.

  • Góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường.

  • Tăng lượng rác thải có thể tái chế.

  • Dự kiến những việc sẽ tham gia: Trao đổi ý tưởng, thiết kế áp phích tuyên truyền,…

2. Chia sẻ kế hoạch tham gia tuyên truyền đã xây dựng. 

HOẠT ĐỘNG 5: Tham gia tuyên truyền đến người dân địa phương các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường

  1. Tham gia hoạt động tuyên truyền đến người dân địa phương về các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường theo kế hoạch đã xây dựng.

  2. Chia sẻ kết quả tham gia hoạt động tuyên truyền và cảm xúc của bản thân khi tham gia. 

 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải HĐTN 9 Kết nối tri thức chủ đề 7, Giải chủ đề 7 HĐTN 9 Kết nối tri thức, Siêu nhanh giải chủ đề 7 HĐTN 9 Kết nối tri thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác