Siêu nhanh giải chủ đề 9 HĐTN 9 Kết nối tri thức

Giải siêu nhanh chủ đề 9 HĐTN 9 Kết nối tri thức. Giải siêu nhanh HĐTN 9 Kết nối tri thức. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học HĐTN 9 Kết nối tri thức phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHỦ ĐỀ 9: HIỂU BẢN THÂN – CHỌN ĐÚNG NGHỀ

1. HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CỦA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương.

1. Chia sẻ hiểu biết về hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương.

Giải rút gọn:

  • Hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương bao gồm các trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục về nghiệp.

2. Thảo luận về nội dung tìm hiểu hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương

Giải rút gọn:

  • Tên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương.

  • Đối tượng, điều kiện tuyển sinh (sinh viên, học sinh có bằng THCS, THPT).

  • Thời gian đào tạo (3 năm, 5 năm)..

  • Học phí, điều kiện sinh hoạt.

  • Văn bằng, chứng chỉ được cấp.

  • Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp từng trình độ đào tạo nghề.

3. Trao đổi về cách tìm hiểu hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương.

Giải rút gọn:

  • Tìm đọc chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.

  • Tham gia, tìm hiểu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

  • Tìm kiếm tài liệu trên các trang mạng xã hội, website.

  • Tham gia vào các ngày hội tuyển sinh, sự kiện giáo dục.

  • Gặp gỡ các anh chị đã học ở trường đó để hỏi về những vấn đề cần tìm hiểu.

  • Đọc thông tin tuyển sinh của các trường đào tạo ngành nghề đó.

HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập tìm hiểu hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở trung ương và địa phương

1. Thực hành tìm hiểu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở trung ương và địa phương.

Description: A person sitting at a desk using a computer

Description automatically generated

2. Chia sẻ kết quả tìm hiểu hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

HOẠT ĐỘNG 3: Tham quan một cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại địa phương

1. Lựa chọn một cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại địa phương để tham quan, tìm hiểu, thu thập các thông tin về cơ sở giáo dục nghề nghiệp đó.

Giải rút gọn:

CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI

  • Trang web:https://www.htc.edu.vn/

  • Địa chỉ: 236 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội

  • Tên tiếng Anh: Hanoi Tourism College (HTC)

  • Ngày thành lập: 24/7/1972.

  • Tiền thân: trường công nhân khách sạn du lịch.

  • Nhiệm vụ: đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình độ cao đẳng và trình độ thấp hơn trong lĩnh vực du lịch, khách sạn và liên quan; Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý, người lao động trong ngành; Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

  • Đối tượng tuyển sinh: Đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

  • Phạm vi tuyển sinh: trên toàn quốc.

  • Các trình độ đào tạo:

    1. Trình độ cao đẳng: thời gian đào tạo 36 tháng: gồm các ngành: quản trị khách sạn, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, hướng dẫn du lịch, kỹ thuật chế biến món ăn, kế toán (thời gian đào tạo 24 tháng), kinh doanh thương mại, tiếng Trung Quốc, tiếng Anh Du lịch.

    2. Trình độ trung cấp: thời gian đào tạo 24 tháng: gồm các ngành: kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn.

    3. Trình độ sơ cấp: thời gian đào tạo 4, 6, 9 tháng: gồm các ngành: nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ lưu trú, nghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ khách sạn, nghiệp vụ Bar (chế biến đồ uống), nghiệp vụ chế biến món ăn, nghiệp vụ chế biến bánh.

2. Ghi chép, chụp hình những thông tin thu thập được để chia sẻ. 

Description: Trường cao đẳng Du lịch Hà Nội tuyển sinh hơn 3.000 chỉ tiêu năm 2023 -  Tuổi Trẻ OnlineDescription: Review Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội có tốt không?

Description: Trường Cao Đẳng Du lịch Hà Nội (HTC) - Mã trường: CTD0126Description: Trường Cao Đẳng Du Lịch Hà Nội

 

2. RÈN LUYỆN, PHÁT TRIỂN BẢN THÂN THEO YÊU CẦU CỦA ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu các con đường học tập, làm việc có thể lựa chọn sau trung học cơ sở.

1. Chia sẻ về con đường học tập, làm việc em có thể lựa chọn sau trung học cơ sở.

Giải rút gọn:

  • Học tiếp lên trung học phổ thông.

  • Học nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương hoặc địa phương.

  • Tham gia lao động tại địa phương.

  • Đi du học.

2. Tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của bản thân trong việc lựa chọn con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở. 

Giải rút gọn:

  • Học lực và điều kiện học tập của bản thân.

  • Khả năng, sở thích, đam mê của bản thân.

  • Điều kiện hoàn cảnh gia đình.

  • Định hướng của bố mẹ, gia đình.

  • Nhu cầu của xã hội.

  • Ngoại hình, sức khỏe của bản thân.

3. Thảo luận về những việc cần làm để xác định con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở.

Giải rút gọn:

  • Xác định mục tiêu trước mắt và mục tiêu dài hạn.

  • Tự đánh giá những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.

  • Tìm hiểu yêu cầu của mỗi “con đường” mà học sinh có thể lựa chọn sau trung học cơ sở.

  • Xác định sự phù hợp của bản thân với yêu cầu của mỗi con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở. 

  • Nói chuyện, nhờ sự tư vấn của thầy cô giáo, anh chị em, bố mẹ.

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu cách tham vấn ý kiến của người thân, thầy cô về con đường học tập, làm việc tiếp theo sau trung học cơ sở

          Thảo luận về cách tham vấn ý kiến của người thân, thầy cô về con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở. 

Giải rút gọn:

  • Xác định nội dung cần tham vấn về con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở.

  • Mục tiêu học tập và sự nghiệp.

  • Sự phù hợp và khả năng.

  • Nguyện vọng của gia đình.

  • Yêu cầu và điều kiện.

  • Sự hỗ trợ và tư vấn.

  • Xác định hình thức tham vấn.

HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành tham vấn ý kiến của thầy cô về con đường học tập, làm việc tiếp theo sau trung học cơ sở

          Thực hành tham vấn ý kiến của thầy cô về con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở.

Description: A person sitting at a desk with a child in a classroom

Description automatically generated

HOẠT ĐỘNG 4: Ra quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở

  1. Ra quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc của em sau trung học cơ sở.

  2. Chia sẻ kết quả ra quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc của em sau trung học cơ sở và lí do em quyết định lựa chọn như vậy.

HOẠT ĐỘNG 5: Lập kế hoạch phát triển bản thân theo yêu cầu của định hướng nghề nghiệp

1. Lập kế hoạch phát triển bản thân đề đạt được yêu cầu của định hướng nghề nghiệp sau trung học cơ sở.

Gợi ý: 

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

1. Họ và tên: Nguyễn Ngọc Khuê

2. Học sinh: Lớp 9A, Trường THCS An Dương

3. Học lực, khả năng, sở thích:

  • Học lực hầu hết các môn học đạt mức khá. Riêng môn Công nghệ, Giáo dục thể chất đạt mức tốt. Kết quả học môn Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Ngoại ngữ còn hạn chế. 

  • Khả năng nổi trội: Thực hiện tốt các công việc liên quan đến cơ khí, kĩ thuật như sửa chữa máy móc, đồ dùng, làm vườn. 

  • Sở thích liên quan đến nghề nghiệp: Thích lắp ghép mô hình kĩ thuật, sửa chữa đồ dùng, máy móc, chăm sóc cây. Thích làm việc một mình.

4. Điểm mạnh, điểm hạn chế:

  • Điểm mạnh: Chăm chỉ, khéo tay, chịu khó tìm tòi các kiến thức khoa học, kĩ thuật để áp dụng vào thực tế.

  • Điểm hạn chế: Dễ nản chí khi gặp khó khăn trong học tập. làm việc theo cảm hứng. Nhút nhát, ngại giao tiếp, sức khỏe thể chất còn hạn chế. 

5. Quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở: Ngành/nghề Công nghệ kĩ thuật cơ khí tại Trường trung cấp nghề cơ khí An Hải.

6. Yêu cầu của con đường em lựa chọn: Trường xét truyển học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, có học lực đạt từ mức đạt trở lên, có nhu cầu học nghề. 

7. Kế hoạch cụ thể: 

Nhiệm vụ

Biện pháp thực hiện

1. Rèn luyện ý chí vượt khó trong học tập

  • Đặt ra mục tiêu, kế hoạch học tập cụ thể và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn khi thực hiện để đạt được mục tiêu.

  • Đối với mục tiêu học tập khó thực hiện thì chia sẻ mục tiêu để hoàn thành từng phần và tạo động lực cho bản thân.

  • Khi gặp khó khăn, trở ngại hoặc thất bại trong học tập: Không nản chí mà tích cực suy nghĩ tìm cách khắc phục và động viên bản thân là nhất định mình sẽ vượt qua được khó khăn để đi tới mục tiêu. 

2. Rèn luyện phẩm chất trách nhiệm

  • Lập kế hoạch cụ thể, rõ ràng cho mọi công việc đã nhận và kiên định thực hiện kế hoạch đã lập.

  • Chủ động, tập trung thực hiện công việc.

  • Đã nhận việc gì thì phải luôn cố gắng để hoàn thành đúng thời hạn và đảm bảo đúng yêu cầu.

3. Rèn luyện năng lực giao tiếp và hợp tác

  • Đặt ra mục tiêu rèn luyện cụ thể.

  • Học hỏi cách lắng nghe tích cực và thực hiện thường xuyên khi giao tiếp với mọi người.

  • Rèn luyện khả năng diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và thân thiện.

  • Cởi mở, tự tin, mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến cá nhân khi tham gia các hoạt động tập thể.

  • Chủ động phối hợp với mọi người khi thực hiện các nhiệm vụ chung.

4. Rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần

  • Lập thời gian biểu cho các hoạt động học tập, lao động, vui chơi giải trí và rèn luyện sức khỏe hàng ngày.

  • Kiên trì thực hiện thười gian biểu đã lập.

  • Rèn luyện thói quen ăn uống hợp lí, điều độ, đúng giờ và thói quan tập thể dục hàng ngày.

  • Rèn luyện kĩ năng điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực. 

Giải rút gọn:

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

1. Họ và tên: Nguyễn Bảo Châu

2. Học sinh: Lớp 9A, Trường THCS Hoàng Liệt

3. Học lực, khả năng, sở thích:

  • Học lực các môn ban xã hội ở mức tốt. Kết quả học các môn ban tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Sinh còn hạn chế. Ngoại ngữ tốt. Riêng môn Công nghệ, Giáo dục thể chất đạt mức khá. 

  • Khả năng nổi trội: Có năng khiếu ghi nhớ và học thuộc rất tốt, cảm thụ văn học ở mức tốt.

  • Sở thích liên quan đến nghề nghiệp: Thích tìm hiểu về các kiến thức lịch sử và địa lý.

4. Điểm mạnh, điểm hạn chế:

  • Điểm mạnh: Chăm chỉ, chịu khó tìm tòi các kiến thức về khoa học, lịch sử, có óc sáng tạo.

  • Điểm hạn chế: Nhút nhát, ngại giao tiếp trước đám đông, kĩ năng thuyết trình và làm việc nhóm chưa thực sự nổi bật, sức khỏe thể chất còn hạn chế. 

5. Quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở:  Ngành/nghề hướng dẫn viên du lịch tại Cao đẳng Du lịch Hà Nội.

6. Yêu cầu của con đường em lựa chọn: Trường xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, có học lực đạt từ mức đạt trở lên, có nhu cầu học nghề.

7. Kế hoạch cụ thể: 

Nhiệm vụ

Biện pháp thực hiện

1. Rèn luyện ý chí vượt khó trong học tập

  • Đặt ra mục tiêu, kế hoạch học tập cụ thể và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn khi thực hiện để đạt được mục tiêu.

  • Xây dựng phương pháp học tập hợp lí để ôn thi vừa sức lực của mình, không bị quá tải, căn thẳng. 

2. Rèn luyện phẩm chất trách nhiệm

  • Chủ động, tập trung thực hiện công việc.

  • Có trách nhiệm với công việc của mình.

  • Luôn nghiêm khắc và khắt khe với bản thân để đạt được thành quả tốt nhất.

3. Rèn luyện năng lực giao tiếp và hợp tác

  • Đặt ra mục tiêu rèn luyện cụ thể.

  • Sắp xếp thời gian hợp lí và nghiêm túc thực hiện theo thời gian biểu.

  • Học hỏi cách lắng nghe tích cực, phê bình mang tính xây dựng.

  • Sử dụng ngôn ngữ diễn diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và thân thiện.

  • Nói chuyện rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn, dễ hiểu.

  • Điều chỉnh cảm xúc của mình theo hướng tích cực.

  • Sử dụng ánh mắt và ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt tốt hơn.

  • Linh hoạt trong phong cách giao tiếp.

  • Rèn luyện cách điều chỉnh ngữ điệu, tốc độ nói phù hợp.

4. Rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần

  • Lập thời gian biểu cho các hoạt động học tập, lao động, vui chơi giải trí và rèn luyện sức khỏe hàng ngày.

  • Rèn luyện thói quen ăn uống hợp lí.

  • Rèn luyện kĩ năng điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.

  • Uống đủ nước mỗi ngày, ăn uống lành mạnh, không ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, chiên rán.

  • Thiết lập một chế độ ăn uống cân bằng.

  • Tăng cường đi bộ, vận động thể dục, thể thao. 

  • Xây dựng thói quen tập thể dục hàng ngày.

  • Ngủ đủ giấc.

2. Chia sẻ kế hoạch phát triển bản thân đã xây dựng. 

HOẠT ĐỘNG 6: Tự đánh giá hiệu quả cảu việc rèn luyện phẩm chất, năng lực cần có của người lao động

1. Tự đánh giá hiệu quả cảu việc rèn luyện phẩm chất, năng lực cần có của người lao động theo các mức sau:

Mức tốt: Biểu hiện xuất hiện thường xuyên.

Mức trung bình: Biểu hiện chưa xuất hiện thường xuyên.

Mức chưa tốt: Chưa có biểu hiện.

Gợi ý: 

Những phẩm chất, năng lực cần có của người lao động đã rèn luyện

Biểu hiện của phẩm chất, năng lực

Tự đánh giá hiệu quả của việc rèn luyện

Tốt

Trung bình

Chưa tốt

1. Phẩm chất trách nhiệm

- Kiên định, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ

- Chủ động, tập trung thực hiện công việc.

- Hoàn thành các công việc đã nhận đúng thời hạn, yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

2. Năng lực giao tiếp, hợp tác

- Lắng nghe tích cực.

- Diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và thân thiện

- Cởi mở, tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp.

- Chủ động phối hợp với mọi người khi thực hiện nhiệm vụ chung. 

 

 

 

 

 

 

 

Giải rút gọn:

Những phẩm chất, năng lực cần có của người lao động đã rèn luyện

Biểu hiện của phẩm chất, năng lực

Tự đánh giá hiệu quả của việc rèn luyện

Tốt

Trung bình

Chưa tốt

1. Phẩm chất trách nhiệm

- Kiên định, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ

- Chủ động, tập trung thực hiện công việc.

- Hoàn thành các công việc đã nhận đúng thời hạn, yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Năng lực giao tiếp, hợp tác

- Lắng nghe tích cực.

- Diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và thân thiện

- Cởi mở, tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp.

- Chủ động phối hợp với mọi người khi thực hiện nhiệm vụ chung. 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Chia sẻ kết quả tự đánh giá hiệu quả của việc rèn luyện phẩm chất, năng lực của bản thân theo yêu cầu về phẩm chất, năng lực cần có của người lao động.

HOẠT ĐỘNG 7: Rèn luyện để phát triển bản thân 

  1. Tiếp tục rèn luyện để phát triển bản thân nằm đạt được yêu cầu của định hướng nghề nghiệp sau trung học cơ sở. 
  2. Chia sẻ kết quả rèn luyện, phát triển bản thân em đã đạt được. 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải HĐTN 9 Kết nối tri thức chủ đề 9, Giải chủ đề 9 HĐTN 9 Kết nối tri thức, Siêu nhanh giải chủ đề 9 HĐTN 9 Kết nối tri thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác