Trắc nghiệm HDTN 7 chân trời sáng tạo học kì I (P4)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm HDTN 7 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đâu là việc nên làm khi người thân bị ốm, mệt?
- A. Lựa chọn cách chăm sóc phù hợp với từng bệnh
- B. Cho uống thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ
- C. Không cần uống thuốc chỉ cần ngủ là được
D. A và B đúng
Câu 2: Đâu không phải việc nên làm khi người thân bị ốm sốt?
- A. Cho uống nước chanh khi bụng đói
- B. Uống thuốc tùy tiện
- C. Nghỉ ngơi theo chỉ dẫn của bác sĩ
D. A và B đúng
Câu 3: Chắc sóc người thân được xem là?
- A. Nghĩa vụ của mỗi người
- B. Nhiệm vụ của mỗi người
C. Trách nhiệm của mỗi người
- D. Cả 3 ý trên
Câu 4: Đâu là thái độ đúng khi chăm sóc người thân?
- A. Gượng ép
- B. Khó chịu
C. Ân cần, chu đáo
- D. Cả 3 ý trên
Câu 5: Bố em đi làm về vừa đói và mệt, em sẽ làm gì trong trường hợp này?'
A. Hỏi thăm bố và lấy nước, hoa quả cho bố ăn trước
- B. Mặc kệ bố vì em đang xem tivi
- C. Pha nước chanh cho bố
- D. Đáp án khác
Câu 6: Hôm nay mẹ đi chợ về bị say nắng, em sẽ làm gì với trường hợp này?
A. Em dìu mẹ vào nghỉ và lấy nước mát cho mẹ
- B. Em vẫn làm việc của mình mà không quan tâm
- C. Em bảo mẹ đi tắm cho mát
- D. Cả 3 ý trên
Câu 7: Đâu không phải là hoạt động tại gia đình?
- A. Lau nhà
- B. Rửa bát
- C. Nấu cơm
D. Chào cờ
Câu 8: Hoạt động tại gia đình nên được diễn ra vào khi nào để không ảnh hưởng học tập?
- A. Khi nghỉ ngơi
- B. Khi làm bài tập
C. Khi rảnh rỗi
- D. Cả 3 ý trên
Câu 9: Hoạt động gia đình có tác dụng gì?
- A. Gắn kết các thành viên trong gia đình
- B. Chia rẽ các thành viên trong gia đình
- C. Rèn luyện kỹ năng mềm
D. A và C đúng
Câu 10: Vì sao cần có kế hoạch lao động tại nhà?
- A. Để không ảnh hưởng tới việc học
- B. Để kiểm soát thời gian
- C. Để chia công việc hợp lí
D. Cả 3 ý trên
Câu 11: Chọn công việc lao động tại nhà sao cho hợp lí?
- A. Công việc phù hợp khả năng
- B. Công việc đảm bảo an toàn
- C. Công việc không ảnh hưởng tới việc học
D. Cả 3 ý trên
Câu 12: Đâu là biểu hiện của sự lắng nghe?
A. Tiếp thu ý kiến
- B. Không tiếp thu ý kiến
- C. Bảo thủ
- D. Tự ái
Câu 13: Tại sao cần lắng nghe tích cực ý kiến người thân trong gia đình?
- A. Để cải thiện những khuyết điểm
- B. Để gắn kết gia đình
- C. Để phá vỡ hạnh phúc
D. A và B đúng
Câu 14: Để lắng nghe tích cực ý kiến người thân trong gia đình, chúng ta cần?
- A. Nghĩ rằng người thân muốn tốt và tin tưởng vào mình
- B. Đặt mình vào vị trí người thân để thấu hiểu
- C. Nhìn và theo dõi cảm xúc của người thân
D. Cả 3 ý trên
Câu 15: Đâu là phát biểu đúng?
A. Lắng nghe ý kiến của người thân sẽ giúp mọi người hiểu nhau hơn
- B. Lắng nghe ý kiến của người thân là phải thực hiện đúng theo ý kiến đó
- C. Lắng nghe ý kiến của người thân là không tôn trọng chính mình
- D. Cả 3 ý trên
Câu 16: Nghề nào thường được làm ở vùng núi?
- A. Đốn củi
- B. Hái lượm
- C. Săn bắt
D. Cả 3 ý trên
Câu 17: Ở vùng biển, người dân thường làm nghề gì?
- A. Chế biến hải sản
- B. Đánh cá
- C. Lái tàu
D. Cả 3 ý trên
Câu 18: Những người dân ở đồng bằng có nghề nghiệp địa phương nào?
- A. Trồng lúa
- B. Đánh bắt thủy sản
- C. Chăn nuôi gia súc, gia cầm
D. Cả 3 ý trên
Câu 19: Đâu là cách để tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương?
- A. Phỏng vấn người lao động thông qua phiếu hỏi
- B. Thử làm một số việc của nghề đó
- C. Quan sát thực tế
D. Cả 3 ý trên
Câu 20: Để thu thập thông tin tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương hiệu quả chúng ta cần làm gì?
- A. Chỉ cần hỏi người dân
B. Lập bảng dự án tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương
- C. Tìm kiếm công việc
- D. Cả 3 ý trên
Câu 21: Khi tìm hiểu về nghề địa phương qua người lao động, ta sẽ thu được?
- A. Thông tin công việc
- B. Cách thức tiến hành
- C. Kinh nghiệm khi thực hiện công việc
D. Cả 3 ý trên
Câu 22: Bất cứ người làm nghề nào đều cần có phẩm chất gì?
- A. Chăm chỉ
- B. Kiên trì
- C. Trung thực
D. Cả 3 ý trên
Câu 23: Công cụ sử dụng trong nghề trồng trọt là gì?
- A. Cần câu
- B. Bay
C. Cuốc
- D. Cả 3 ý trên
Câu 24: Nghề truyền thống ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội là gì?
- A. Dệt vải
- B. Thêu
C. Làm gốm
- D. Làm hương
Câu 25: Biểu hiện của phẩm chất trung thực là gì?
- A. Im lặng khi thấy mọi người làm việc xấu
B. Phê phán hành vi gian dối
- C. Cả 2 ý trên đúng
- D. Cả 2 ý trên sai
Câu 26: Ưu điểm của bản thân có vai trò gì trong việc chọn lựa nghề nghiệp?
- A. Được làm việc mình thích
B. Phát huy được khả năng của bản thân
- C. Cả 2 ý trên đúng
- D. Cả 2 ý trên sai
Câu 27: Lựa chọn nghề nghiệp theo sở thích có lợi ích gì?
A. Tạo hứng thú trong công việc
- B. Làm cho bản thân bận rộn hơn
- C. Làm công việc khó khăn hơn
- D. Cả 3 ý trên
Câu 28: Đâu là phẩm chất không nên có trong công việc?
- A. Tự chủ
- B. Tự giác
C. Gian dối
- D. Cả 3 ý trên
Câu 29: Đâu là phẩm chất nên có trong công việc?
- A. Tự trọng
- B. Tự nguyện
- C. Kỷ luật
D. Cả 3 ý trên
Câu 30: Anh Hoàng ngày nào cũng đi làm muộn, khi bị nhắc nhở anh luôn tỏ ra khó chịu. Anh đã vi phạm phẩm chất nào trong công việc?
- A. Tự giác
B. Chấp hành kỷ luật
- C. Tự nguyện
- D. Cả 3 ý trên
Câu 31: Đâu là biểu hiện của tính kiên trì?
A. Cố gắng giải bài toán khó
- B. Bỏ cuộc khi không đạt được điều mong muốn
- C. Cả 2 ý trên đúng
- D. Cả 2 ý trên sai
Câu 32: Đâu là biểu hiện của sự chăm chỉ?
- A. Mỗi ngày dành 30 phút để rèn luyện Tiếng Anh
- B. Làm đầy đủ bài tập về nhà
- C. Dọn dẹp nhà cửa hàng ngày
D. Cả 3 ý trên
Câu 33: Cách để rèn luyện sự chăm chỉ trong học tập và cuộc sống là?
- A. Lập kế hoạch học tập cụ thể
- B. Thực hiện đúng theo kế hoạch đã lập
- C. Thực hiện liên tục công việc tới khi thành thói quen
D. Cả 3 ý trên
Câu 34: Để đạt được điểm cao trong kỳ thi sắp tới, Hiền đã lập kế hoạch và quyết tâm thực hiện. Tuần thứ nhất Hiền thực hiện chăm chỉ, tới quần thứ hai Hiền đã bỏ dở và chán không làm nữa. Đâu là nhận xét đúng về Hiền?
A. Hiền chưa rèn luyện được thói quen chăm chỉ
- B. Hiền đã biết cách rèn luyện thói quen chăm chỉ
- C. Hiền không phải là người chăm chỉ
- D. Cả 3 ý trên
Câu 35: Chúng ta có thể rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ từ việc chăm sóc cây, rau, vật nuôi bằng cách
- A. Cho vật nuôi ăn
- B. Dọn dẹp nơi ở của vật nuôi
- C. Tưới cây, rau
D. Tất cả các phương án trên
Câu 36: Học sinh có thể rèn luyện tính chăm chỉ học tập bằng cách
- A. Luôn soạn bài các môn đầy đủ
- B. Đọc và tìm hiểu bài
- C. Hoàn thành bài tập ngay sau giờ học
D. Cả A, B, C
Câu 37: Nhận xét nào sau đây là đúng về ảnh hưởng của tính kiên trì, chăm chỉ tới hiệu quả công việc?
- A. Tính kiên trì, chăm chỉ giúp chúng ta tích lũy được nhiều kinh nghiệm có ích cho công việc sau này.
- B. Người có tính kiên trì, chăm chỉ sẽ nhận được sự đánh giá cao của lãnh đạo và đồng nghiệp.
- C. Tính kiên trì, chăm chỉ giúp hoàn thành công việc nhanh chóng, đúng hạn, năng suất công việc cao.
D. Cả A, B, C
Câu 38: Một số trường hợp thành công trong cuộc sống nhờ tính kiên trì, chăm chỉ như
- A. Vận động viên Ánh Viên
- B. Nhà bác học Thomas Edison
- C. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký
D. Tất cả các phương án trên
Câu 39: Muốn rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ cần làm gì?
- A. Không ăn, không ngủ để thực hiện mục tiêu
B. Lập bảng kế hoạch rèn luyện tính kiên trì
- C. Có hứng thì mới làm việc
- D. Cả 3 ý trên
Câu 40: Nếu có nguy cơ bị xâm hại tình dục, chúng ta có thể tự bảo vệ bản thân bằng cách
- A. Báo ngay sự việc với người thân, người có trách nhiệm
- B. Gọi cho số điện thoại 111
- C. Chạy đến chỗ đông người
D. Tất cả các phương án trên
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm HDTN 7 chân trời sáng tạo học kì I
Bình luận