Tắt QC

Trắc nghiệm HDTN 7 cánh diều chủ đề 6: Chi tiêu hợp lý và tiết kiệm (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm HDTN 7 chủ đề 6: Chi tiêu hợp lý và tiết kiệm - sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Một số cách để tiết kiệm tiền là?

  • Loại bỏ những đồ chưa thực sự cần dùng và mong muốn
  • So sánh giá để tìm được sản phẩm phù hợp với số tiền mình có
  • Thiết lập danh sách những thứ thực sự cần thiết phải mua
  • Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Em có thể ưu tiên cho các khoản chi?

  • Mua đồ dùng học tập
  • Mua sách
  • Chi cho sở thích của bản thân
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 3: Để lập kế hoạch tổ chức một sự kiện, chúng ta cần làm những việc gì?

  • Dự kiến các khoản cần chi tiêu, số người tham gia và số tiền cần chi
  • Lên kế hoạch tiết kiệm và lập danh mục chi tiêu
  • Xác định thời gian, địa điểm tổ chức sự kiện
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 4: Em nên tiết kiệm tiền như nào?

  • Lên danh sách những thứ cần thiết phải mua
  • Cân nhắc, so sánh giá để tìm được sản phẩm phù hợp và kinh tế nhất
  • Tái sử dụng đồ cũ để làm thành những vật dụng hữu ích hơn hay tiết kiệm 10 000 đồng mỗi tuần
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 5: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm?

  • Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần tiết kiệm
  • Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ
  • Cứ mua những gì mình thích vì “đời có mấy tí, sao phải nghĩ”
  • Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp

Câu 6: Đâu là cách tiết kiệm tiền hợp lý?

  • Trước khi quyết định mua bất cứ món đồ nào phải suy nghĩ thật kỹ xem bản thân có thực sự cần hay không
  • Lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm theo tuần, tháng, năm và ghi lại chi tiêu hằng ngày
  • Tận dụng, tái chế các đồ dùng thay vì mua mới
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 7: Đâu là hành động thể hiện sự tiết kiệm chi tiêu hợp lí?

  • Dù đã có đồ ăn trưa nhưng Hằng vẫn mua thêm đồ ăn khác vì không thích món kia nữa
  • Tuấn đòi mẹ mua thêm một cái cặp vì thấy đẹp, mặc dù trước đó Tuấn vừa mua cặp mới
  • Hà không đòi mẹ mua thêm áo dù rất thích chiếc áo màu đỏ vì mẹ em mới mua áo mới cho em
  • Dù nhà nghèo nhưng Huy vẫn bắt mẹ phải mua đồ hiệu cho mình

Câu 8: Đâu là việc cần phải chi tiêu?

  • Sinh nhật bố mẹ
  • Thăm người thân ở xa
  • Đi sinh nhật bạn
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 9: Mẹ đưa cho Tùng 100 000 đồng đi chợ mua thức ăn. Vừa ra đến chợ, Tùng gặp cô hàng xóm ngồi bán cá và mời em mua mớ cá tươi với giá 90 000 đồng, Tùng muốn mua ủng hộ cô nhưng mẹ dặn Tùng phải mua cả rau và mắm, muối. Nếu em là Tùng, em sẽ làm gì?

  • Em sẽ không mua cả 90 000 đồng tiền cá mà nên chia nhỏ ra cho cả cá, rau và mắm, muối. Em chỉ mua 45 000 đồng tiền cá còn lại để mua rau 10 000 đồng và 25 000 đồng mua mắm và 10 000 đồng mua muối
  • Em sẽ không mua cả 90 000 đồng tiền cá mà nên chia nhỏ ra cho cả cá, rau và mắm, muối. Em chỉ mua 80 000 đồng tiền cá còn lại để 10 000 đồng mua mắm và 10 000 đồng mua muối.
  • Em sẽ mua 90 000 đồng tiền cá để ủng hộ cô hàng xóm.
  • Đáp án khác

Câu 10: Đâu không phải là cách tiết kiệm tiền?

  • Lên danh sách những thứ cần phải mua
  • Cân nhắc, so sánh giá để tìm sản phẩm phù hợp và kinh tế nhất
  • Tái sử dụng đồ cũ để làm thành những vật dụng hữu ích hơn
  • Không bao giờ tiết kiệm tiền

Câu 11: Hằng có 300 000 đồng tiền mừng tuổi. Em dự định dùng số tiền này để mua một chiếc áo ấm vì chiếc áo đã cũ và hơi ngắn nhưng vẫn tạm mặc được. Tuy nhiên, đợt này công việc của bố Hằng gặp nhiều khó khăn nên chi phí sinh hoạt trong gia đình cũng hạn hẹp. Nếu em là Hằng, em sẽ xử lí như thế nào?

  • Hằng tạm thời chưa nên mua áo mới vì chiếc áo cũ vẫn mặc tạm được và 300 000 có thể để dành cho các hoạt động cần thiết hơn (học tập, sinh hoạt) trong cuộc sống khi gia đình đang có khó khăn.
  • Hằng có thể mua chiếc áo mới vì chiếc áo cũ đã ngắn và đây là khoản chi cần thiết, chính đáng
  • Cả hai đáp án trên đều đúng
  • Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 12: Khi muốn mua một đồ vật em cần làm gì?

  • Không cần tìm hiểu giá tiền
  • Dự kiến số tiền cần chi
  • Không tính toán số tiền phải trả
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 13: Em làm gì với các món đồ cũ?

  • Tái chế, tận dụng đồ dùng
  • Loại bỏ những món đồ vô ích không cần thiết
  • Cả hai đáp án trên đều đúng
  • Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 14: Các mục chi cần thiết để tổ chức sinh nhật cho mẹ?

  • Mua bánh sinh nhật
  • Mua bánh kẹo, hoa quả
  • Mua đồ trang trí
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 15:  Em hãy đọc cách tiết kiệm của bạn Khánh trong tình huống dưới đây và cảm thấy bạn đã có cách tiết kiệm hợp lý, rõ ràng chưa?

Khánh chia sẻ với các bạn cách tiết kiệm tiền của mình như sau

  1. Liệt kê các khoản cần chi như mua đồ dùng học tập, mua quà sinh nhật
  2. Cân nhắc trước khi chi tiết như việc quan trọng, cấp thiết mới chi
  3. Để dành từ 1.000 đồng đến 5.000 đồng mỗi tuần, cho vào Hộp tiết kiệm
  • Bạn Khánh có cách tiết kiệm quá mức và không thiết thực
  • Bạn Khánh có cách tiết kiệm khá hà tiện và chưa phù hợp với cách tiết kiệm của lứa tuổi học sinh.
  • Bạn Khánh có cách tiết kiệm hợp lý, rõ ràng và thiết thực, phù hợp với cách tiết kiệm của lứa tuổi học sinh.
  • Đáp án khác

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác