Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 11 Kết nối bài 4: Một số tổ chức Quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 11 bài 4 Một số tổ chức Quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu - sách Địa lí 11 kết nối. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu không phải vấn đề an ninh truyền thống? 

  • A. An ninh kinh tế.    
  • B. Khủng bố.      
  • C. Xung đột vũ trang.   
  • D. Chiến tranh cục bộ.    

Câu 2: An ninh lương thực được hiểu là?

  • A. Việc đảm bảo mọi người có quyền tiếp cận các nguồn lương thực một cách đầy đủ, an toàn để duy trì cuộc sống khỏe mạnh. 
  • B. Sự dư thừa về lương thực thực phẩm của một quốc gia. 
  • C. Tình trạng hấp thu dinh dưỡng từ lương thực, thực phẩm của người dân có được tốt hay không và sự tác động của chính quyền đến vấn đề đó.
  • D. Khả năng sản xuất lương thực ở mỗi quốc gia và sự dư thừa về lương thực, chứng minh cho sự dồi dào của một quốc gia về lương thực.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về Liên hợp quốc?

  • A. Việt Nam là thành viên thứ 149 của UN, gia nhập vào năm 1977.
  • B. Mục tiêu hoạt động của UN là xây dựng UN là trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế vì mục tiêu chung.  
  • C. Là một tổ chức quốc tế với tôn chỉ hoạt động là bảo bảm một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững.   
  • D. Đến năm 2020, UN có 190 thành viên.

Câu 4: An ninh năng lượng được hiểu là?

  • A. Việc duy trì các nguồn cung cấp năng lượng và khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
  • B. Công việc điều phối hoạt động sản xuất dầu khí phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị thế giới.
  • C. Khả năng tối ưu hoá việc sử dụng năng lượng và sản xuất năng lượng, sao cho các nước luôn được tự chủ về vấn đề năng lượng.
  • D. Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng, dưới nhiều hình thức khác nhau để phục vụ cho nhu cầu của con người và cho các hoạt động kinh tế - xã hội. 

Câu 5: Mục đích của UN là gì?

  • A. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.   
  • B. Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.  
  • C. Tăng cường hợp tác kinh tế.  
  • D. Thiết lập tài chính an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế.  

Câu 6: Đâu không phải là mục đích của Liên hợp quốc?

  • A. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
  • B. Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia.   
  • C. Thực hiện sự hợp tác, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung.   
  • D. Tăng trưởng việc làm, giảm bớt đói nghèo.   

Câu 7: An ninh nguồn nước được hiểu là?

  • A. Việc đảm bảo số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống; đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động kinh tế; đảm bảo mọi người dân, mọi đối tượng được tiếp cận, sử dụng nước công bằng, hợp lý.   
  • B. Khả năng tối ưu hoá việc sử dụng nước sạch, sao cho các nước luôn được tự chủ về vấn đề cung cấp nước sạch.
  • C. Sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước đối với việc sử dụng và sản xuất nước sạch ở mỗi quốc gia.
  • D. Sự bảo đảm được bảo vệ trước các dịch bệnh, thiên tai liên quan đến nước, bảo tồn hệ sinh thái trong môi trường hoà bình và ổn định chính trị.

Câu 8: Đến năm 2021, Liên hợp quốc có bao nhiêu quốc gia thành viên?

  • A. 192.  
  • B. 193. 
  • C. 194.  
  • D. 195.   

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng về an ninh mạng?

  • A. Là sự đảm bảo hoạt động trên không gian mạng không gây hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.    
  • B. Các hoạt động mất an ninh mạng biến biến nhanh, ngày càng phức tạp.     
  • C. Các cuộc tấn công an ninh mạng trong một quốc gia có thể làm đứt gãy chuỗi cung ứng, gây thiệt hại lớn đến nền kinh tế toàn cầu.
  • D. Các quốc gia, cơ quan, tổ chức quốc tế, các hãng công nghệ cần hợp tác chặt chẽ trong phòng, chống tấn công mạng và tội phạm mạng.    

Câu 10: Đến năm 2021, Quỹ tiền tệ quốc tế có bao nhiêu thành viên?

  • A. 190.
  • B. 195.

  • C. 180.
  • D. 185.

Câu 11: Quỹ tiền tệ Quốc tế thành lập vào năm nào?

  • A. 1944. 
  • B. 1945.
  • C. 1946. 
  • D 1947. 

Câu 12: Việt Nam là thành viên chính thức của IMF vào năm nào?

  • A. 1956.

  • B. 1966.

  • C. 1976.
  • D. 1986.

Câu 13: Đâu là mục tiêu hoạt động của IMF?

  • A. Thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế, hỗ trợ tài chính tạm thời cho các nước thành viên khi các nước này gặp khó khăn.     
  • B. Thiết lập tài chính an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế.  
  • C. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.  
  • D. Thực hiện sự hợp tác, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung.   

Câu 14: WTO là tên viết tắt của tổ chức nào?

  • A. Tổ chức y tế thế giới.
  • B. Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.  
  • C. Tổ chức Thương mại Thế giới. 
  • D. Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa. 

Câu 15: Chọn đáp án đúng:

  • A. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ra đời tại Ma – ra – kết (Ma – rốc) vào năm 1995. 
  • B. Tổ chức thương mại thế giới (IMF) ra đời tại Ma – ra – kết (Ma – rốc) vào năm 1994. 
  • C. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ra đời tại Ma – ra – kết (Ma – rốc) vào năm 1993. 
  • D. Tổ chức thương mại thế giới (IMF) ra đời tại Ma – ra – kết (Ma – rốc) vào năm 1992. 

Câu 16: Đến năm 2021, Tổ chức thương mại thế giới có bao nhiêu quốc gia thành viên?

  • A. 154.
  • B. 164. 
  • C. 174.
  • D. 184. 

Câu 17: Chọn đáp án đúng:

  • A. Việt Nam chính thức gia nhập WTO từ năm 1997 và là thành viên thứ 150.  
  • B. Việt Nam chính thức gia nhập WTO từ năm 1987 và là thành viên thứ 140.  
  • C. Việt Nam chính thức gia nhập WTO từ năm 2007 và là thành viên thứ 150.  
  • D. Việt Nam chính thức gia nhập WTO từ năm 2007 và là thành viên thứ 140.  

Câu 18: Đâu không phải mục tiêu hoạt động của WTO?

  • A. Thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới.  
  • B. Thúc đẩy sự phát triển cơ chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên. 
  • C. Nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân các nước thành viên.  
  • D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ tài chính tạm thời cho các nước thành viên khi các nước gặp khó khăn. 

Câu 19: Câu nào sau đây không đúng về WTO?

  • A. Đến năm 2021, tổ chức Thương mại thế giới có 164 thành viên.
  • B. Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào năm 2007.
  • C. WTO ngày càng kết nạp thêm nhiều thành viên và trở thành tổ chức thương mại lớn nhất trên thế giới.
  • D. WTO có trụ sở đặt tại Berlin (Đức).

Câu 20: Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương được thành lập vào?

  • A. 11-1989.
  • B. 11-1899.
  • C. 11-1999.
  • D. 11-1889.

Câu 21: Nước nào sau đây không phải thành viên của APEC?

  • A. Ấn Độ
  • B. Nga
  • C. Papua New Guinea
  • D. Peru

Câu 22: Câu nào sau đây không đúng về Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)?

  • A. APEC gồm có 21 nền kinh tế thành viên, Việt Nam là thành viên chính thức của APEC từ năm 1998.
  • B. APEC được thành lập vào tháng 11 – 1989 với tôn chỉ là thúc đẩy tự do thương mại, đầu tư và mở cửa trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 
  • C. Ban thư kí thường trực APEC có trụ sở tại California (Hoa Kỳ).
  • D. APEC được thành lập nhằm giữ vững sự tăng trưởng và phát triển trong khu vực. 

Câu 23: Mục tiêu hoạt động của diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương là ?

  • A. Tăng cường hệ thống đa phương mở vì lợi ích của châu Á – Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác. 
  • B. Thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.
  • C. Nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân các nước thành viên. 
  • D. Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới. 

Câu 24: Đâu không phải là vấn đề an ninh phi truyền thống? 

  • A. Biến đổi khí hậu.    
  • B. Xung đột sắc tộc.      
  • C. Xung đột vũ trang.   
  • D. Dịch bệnh.   

Câu 25: Khu vực có tình trạng khủng hoảng an toàn lương thực cao nhất trên thế giới là?

  • A. Châu Phi. 
  • B. Châu Á. 
  • C. Châu Âu. 
  • D. Châu Mỹ. 

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác