Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 11 Kết nối bài 26: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc(P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 11 bài 26 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc- sách Địa lí 11 kết nối. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trung Quốc có diện tích khoảng:

  • A. 9,6 triệu km2.
  • B. 9,7 triệu km2.
  • C. 9,9 triệu km2.
  • D. 10 triệu km2.

Câu 2:Trung Quốc tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia?

  • A. 12.
  • B. 13. 
  • C. 14. 
  • D. 15.  

Câu 3: Trung Quốc tiếp giáp với đại dương nào sau đây?

  • A. Đại Tây Dương.   
  • B. Thái Bình Dương. 
  • C. Ấn Độ Dương.   
  • D. Bắc Băng Dương.   

Câu 4: Phía bắc của Trung Quốc tiếp giáp với quốc gia nào sau đây?

  • A. Việt Nam.   
  • B. Mông Cổ.  
  • C. CHDCND Triệu Tiên. 
  • D. Ấn Độ.   

Câu 5: Địa hình Trung Quốc chủ yếu là?

  • A. Đồng bằng, đồi núi thấp và cao nguyên. 
  • B. Đồng bằng và đồi núi thấp. 
  • C. Núi và đồng bằng châu thổ.
  • D. Núi, sơn nguyên và cao nguyên. 

Câu 6: Địa hình chủ yếu của miền Đông Trung Quốc là

  • A. Đồng bằng và đồi núi thấp. 
  • B. Cao nguyên, bồn địa và hoang mạc. 
  • C. Núi, cao nguyên xen bồn địa.
  • D. Núi cao, đồ sộ và hoang mạc.   

Câu 7: Miền Tây Trung Quốc hình thành các vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn do?

  • A. Ảnh hưởng của núi.
  • B. Địa hình chia thành 2 miền đông – tây.  
  • C. Khí hậu khắc nghiệt.
  • D. Diện tích rộng lớn.

Câu 8: Địa hình miền Tây Trung Quốc có đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Địa hình hiểm trở với những dãy núi, sơn nguyên và các bồn địa lớn.
  • B. Gồm toàn bộ các dãy núi cao và đồ sộ chạy dọc biên giới phía Tây.
  • C. Là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ, nhiều núi thấp.
  • D. Là vùng tương đối thấp với các bồn địa rộng và cao nguyên trải dài.

Câu 9: Miền Tây Trung Quốc phổ biến kiểu khí hậu nào sau đây?

  • A. Cận nhiệt đới gió mùa.
  • B. Cận nhiệt đới lục địa.
  • C. Ôn đới gió mùa.
  • D. Ôn đới lục địa.

Câu 10: Kiểu khí hậu nào sau đây làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc?

  • A. Khí hậu cận nhiệt đới.
  • B. Khí hậu ôn đới hải dương. 
  • C. Khí hậu ôn đới gió mùa.
  • D. Khí hậu ôn đới lục địa.

Câu 11: Các kiểu khí hậu nào sau đây chiếm ưu thế ở miền Đông Trung Quốc?

  • A. Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới lục địa.
  • B. Ôn đới lục địa và ôn đới gió mùa.
  • C. Nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
  • D. Nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khí hậu của Trung Quốc?  

  • A. Miền Đông có khí hậu gió mùa; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô. 
  • B. Miền Tây có khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm và giữa các mùa khá lớn.  
  • C. Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc có khí hậu ôn đới, khu vực phía nam có khí hậu gió mùa. 
  • D. Ở các vùng núi và cao nguyên ở miền Tây có kiểu khí hậu núi cao, càng lên cao càng lạnh.  

Câu 13: Đa số các sông ở Trung Quốc:

  • A. Bắt nguồn từ vùng núi phía đông và chảy ra các biển ở phía tây.    
  • B. Bắt nguồn từ vùng núi phía tây và chảy ra các biển ở phía đông.    
  • C. Bắt nguồn từ vùng núi phía bắc và chảy ra các biển ở phía nam.     
  • D. Bắt nguồn từ vùng núi phía tây bắc và chảy ra các biển ở phía đông nam.    

Câu 14: Các khoáng sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là

  • A. Than đá, dầu mỏ, quặng sắt.
  • B. Than đá, khí tự nhiên, kẽm.
  • C. Kim cương, than đá, đồng.
  • D. Dầu mỏ, khí tự nhiên, chì.

Câu 15: Miền Đông Trung Quốc nổi tiếng về loại khoáng sản nào sau đây?

  • A. Kim cương và than đá.
  • B. Than đá và khí tự nhiên.  
  • C. Than đá, dầu mỏ, quặng sắt. 
  • D. Dầu mỏ và khí tự nhiên. 

Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng về sự khác nhau về tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?

  • A. Miền Tây là thượng nguồn của các sông, miền Đông là hạ nguồn các con sông. 
  • B. Miền Đông giàu có về tài nguyên khoáng sản còn miền Tây nghèo khoáng sản.
  • C. Miền Tây khí hậu lục địa, ít mưa còn miền Đông khí hậu gió mùa, mưa nhiều.
  • D.  Miền Đông chủ yếu là đồng bằng còn miền Tây chủ yếu là núi và cao nguyên.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về dân cư Trung Quốc?

  • A. Tỷ lệ gia tăng dân số đang có xu hướng tăng.   
  • B. Cơ cấu giới tính khá cân bằng.    
  • C. Là quốc gia có số dân đông thứ hai thế giới (sau Ấn Độ).
  • D. Phân bố không đồng đều, mật độ dân số khá thấp.  

Câu 18: Năm 2020, số dân của Trung Quốc là bao nhiêu?

  • A. Hơn 1,7 tỉ người. 
  • B. Hơn 1,6 tỉ người. 
  • C. Hơn 1,5 tỉ người. 
  • D. Hơn 1,4 tỉ người. 

Câu 19: Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông vì:

  • A. Ít thiên tai.
  • B. Không có lũ lụt đe dọa hằng năm.
  • C. Là nơi sinh sống lâu đời của nhiều dân tộc.
  • D. Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, dễ dàng cho giao lưu.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng về đặc điểm phân bố dân cư của Trung Quốc?

  • A. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Tây. 
  • B. Dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở khu vực phía Đông.
  • C. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền núi.
  • D. Dân cư phân bố đều khắp lãnh thổ, ở mọi dạng địa hình.

Câu 21: Miền Tây Trung Quốc dân cư tập trung thưa thớt, chủ yếu do?

  • A. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi (địa hình, đất, khí hậu).
  • B. Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.
  • C. Nhiều hoang mạc, bồn địa. 
  • D. Sông ngòi ngắn dốc, thường xuyên gây lũ.

Câu 22: Đâu là đô thị có từ 10 triệu người trở lên ở Trung Quốc?

  • A. Vũ Hán. 
  • B. Đại Liên.  
  • C. Trùng Khánh.  
  • D. Cáp Nhĩ Tân.  

Câu 23: Ý nào sau đây không đúng về thuận lợi của đặc điểm dân cư và xã hội Trung Quốc đối với phát triển kinh tế?

  • A. Lao động phân bố đều trong cả nước.
  • B. Lao động có chất lượng ngày càng cao.
  • C. Lực lượng lao động dồi dào.
  • D. Người lao động có truyền thống cần cù, sáng tạo.

Câu 24: Dẫn chứng nào sau đây chứng minh Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc?

  • A. Người Hán chiếm tới 90% dân số.
  • B. Dân thành thị chiếm 61,0% dân số (2020). 
  • C. Có trên 56 dân tộc cùng chung sống. 
  • D. Dân tộc thiểu số sống ở vùng núi.

Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về xã hội Trung Quốc?

  • A. Không có sự chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng (miền Đông và miền tây, thành thị và nông thôn).
  • B. Có nền văn hóa lâu đời, là một trong những cái nôi của văn minh thế giới.  
  • C. Giáo dục được chú trọng nên chất lượng nguồn lao động được cải thiện. 
  • D. Công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân được đẩy mạnh.  

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác