Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 11 Kết nối bài 24: Kinh tế Nhật Bản (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 11 bài 24 Kinh tế Nhật Bản - sách Địa lí 11 kết nối. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Từ sau năm 1968, kinh tế Nhật Bản:

  • A. Được đầu tư phát triển mạnh.
  • B. Tăng trưởng và phát triển chậm
  • C. Bị suy sụp nghiêm trọng.  
  • D. Vươn lên đứng thứ hai thế giới, sau hoa kỳ

Câu 2: Năm 2020, GDP Nhật Bản là?

  • A. 5040,1 tỉ USD.    
  • B. 5030,1 tỉ USD.  
  • C. 5020,1 tỉ USD.  
  • D. 5010,1 tỉ USD.  

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ngành công nghiệp của Nhật Bản?

  • A. Là ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản, chiếm khoảng 29% trong GDP của cả nước (2020).      
  • B. Cơ cấu ngành công nghiệp rất đa dạng, có nhiều ngành đứng đầu thế giới về kĩ thuật, công nghệ tiên tiến. 
  • C. Các ngành chế biến, chế tạo tập trung và phát triển mạnh ở đảo Hô – cai – đô và đảo Kiu – xiu.       
  • D. Các trung tâm công nghiệp lớn nhất của Nhật Bản nằm dọc bờ biển hoặc gần các vịnh lớn.

Câu 4: Ngành công nghiệp nào sau đây chiếm phần lớn giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản?

  • A. Công nghiệp luyện kim.
  • B. Công nghiệp chế tạo.
  • C. Công nghiệp hóa chất.
  • D. Công nghiệp điện tử.

Câu 5: Ngành công nghiệp chiếm 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản là

  • A. Chế biến thực phẩm.
  • B. Công nghiệp chế tạo.
  • C. Sản xuất điện tử.
  • D. Dệt may - da giày.

Câu 6: Các trung tâm công nghiệp Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Cô-bê nằm trên đảo nào sau đây?

  • A. Kiu-xiu.
  • B. Xi-cô-cư.
  • C. Hôn – su. 
  • D. Hô – cai – đô. 

Câu 7: Chính sách “duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng” của Nhật Bản nghĩa là

  • A. Vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ. 
  • B. Vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ. 
  • C. Vừa phát triển các ngành then chốt, vừa phát triển các ngành phụ trợ.
  • D. Vừa đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, vừa duy trì phát triển nông nghiệp.

Câu 8: Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có vai trò quan trọng nào sau đây đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản?

  • A. Các xí nghiệp nhỏ sẽ hỗ trợ các xí nghiệp lớn về nguyên liệu, sản phẩm.
  • B. Phát huy được tất cả các tiềm lực kinh tế phù hợp với điều kiện đất nước. 
  • C. Giải quyết được việc làm cho lao động ở nông thôn, tạo thêm thu nhập.
  • D. Giải quyết được các nguồn nguyên liệu dư thừa của ngành nông nghiệp.

Câu 9: Công nghiệp của Nhật Bản nằm dọc bờ biển hoặc gần các vịnh lớn vì:

  • A. Thuận lợi cho việc nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm tới các nước.
  • B. Tập trung nguồn khoáng sản dồi dào.
  • C. Thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm với các nước châu Á đất liền.
  • D. Ở đây có khí hậu lạnh, dễ bảo quản sản phẩm.

Câu 10: Ngành ngoại thương của Nhật Bản đứng sau những quốc gia nào sau đây?

  • A. Liên Bang Nga, Đức, Pháp.
  • B. Trung Quốc, Anh, Hoa Kì.        
  • C. Hoa Kì, Đức, Trung Quốc.
  • D. Hoa Kì, Ấn Độ, Trung Quốc.

Câu 11: Hai ngành nào sau đây có vai trò hết sức to lớn trong ngành dịch vụ của Nhật Bản?

  • A. Thương mại và tài chính.
  • B.  Du lịch và giao thông.
  • C.  Thương mại và giao thông.
  • D.  Tài chính và du lịch.

Câu 12: Các mặt hàng xuất khẩu của Nhật Bản sang thị trường chủ yếu nào sau đây?

  • A. Liên bang Nga, Hoa Kì, Anh.

  • B. Hoa Kì, CHLB Đức, Bra-xin. 

  • C. Hoa Kì, Trung Quốc, Ấn Độ. 

  • D. Trung Quốc, Hoa Kì, EU. 

Câu 13: Đâu là trung tâm tài chính lớn nhất Nhật Bản?

  • A. Na-gôi-a.
  • B. Tô-ky-ô.
  • C. A-ki-ta.
  • D. Ô-xa-ca.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về thương mại của Nhật Bản?

  • A. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: năng lượng, nguyên liệu công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp,…
  • B. So với các quốc gia phát triển khsac, Nhật Bản có mức xuất khẩu khá thấp so với quy mô GDP.    
  • C. Các hoạt động buôn bán chủ yếu diễn ra ở các chợ truyền thống, siêu thị, trung tâm thương mại,…
  • D. Các đối tác thương mại chính là Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Đông Nam Á và Ô – xtray – li – a.   

Câu 15: Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm?

  • A. Phát triển nông nghiệp quảng canh.
  • B. Ảnh hưởng từ thiên tai khắc nghiệt.
  • C. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
  • D. Chuyển sang trồng các loại cây khác.

Câu 16: Đặc điểm nổi bật của ngành nông nghiệp ở Nhật Bản là

  • A. Chỉ sản xuất phục vụ nhu cầu xuất khẩu và công nghiệp.
  • B. Sản xuất theo nhu cầu nhưng năng suất, sản lượng cao.
  • C. Sản xuất với quy mô lớn và hướng chuyên môn hóa cao.
  • D. Sản xuất theo hướng thâm canh với quy mô nhỏ, áp dụng công nghệ tiên tiến.  

Câu 17: Ngành nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu ở quần đảo nào sau đây?

  • A. Hô-cai-đô.
  • B. Kiu-xiu. 
  • C. Xi-cô-cư.
  • D. Hôn-su.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về lâm nghiệp của Nhật Bản? 

  • A. Nhật Bản có diện tích và tỉ lệ che phủ rừng lớn.    
  • B. Rừng có vai trò quan trọng đối với việc chống xói mòn đất và bảo vệ môi trường.     
  • C. Rừng tự nhiên chiếm khoảng 40% diện tích rừng cả nước. 
  • D. Nhật Bản vẫn phải nhập gỗ nguyên liệu và nhiều sản phẩm từ gỗ. 

Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ngành nông nghiệp của Nhật Bản? 

  • A. Nông nghiệp phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ tiên tiến. 
  • B. Sử dụng ít lao động, đạt năng suất và chất lượng cao.
  • C. Nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP.
  • D.  Chăn nuôi chủ yếu tập trung ở Hôn – su, nơi có các đồng cỏ lớn. 

Câu 20: Đâu là đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Kiu-xiu?

  • A. Các ngành công nghiệp tự động và bán dẫn chiếm ưu thế.
  • B. Ngành dịch vụ phát triển mạnh nhất Nhật Bản. 
  • C. Ngành công nghiệp điện tử - tin học, đóng tàu, công nghệ sinh học và công nghệ nano,… rất phát triển.  
  • D. Du lịch phát triển mạnh. 

Câu 21: Các trung tâm công nghiệp Phu – cu – ô – ca, Na – ga – xa – ki, Ô – y – ta nằm trên đảo nào sau đây?

  • A. Kiu-xiu.
  • B. Xi-cô-cư.
  • C. Hôn-su.
  • D. Hô-cai-đô.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vùng kinh tế Hôn – su?

  • A. Kinh tế phát triển nhất và được chia thành 6 vùng nhỏ.  
  • B. Chiếm 60 diện tích, số dân đông nhất. 
  • C. Ngành dịch vụ phát triển mạnh nhất Nhật Bản
  • D. Công nghiệp phát triển mạnh, phân bố chủ yếu ở bờ ven biển Thái Bình Dương. 

Câu 23: Vùng kinh tế nào chiếm khoảng 5% diện tích và đóng góp khoảng 3% GDP cả nước?

  • A. Kiu-xiu.
  • B. Xi-cô-cư.
  • C. Hôn-su.
  • D. Hô-cai-đô.

Câu 24: Vùng có rừng bao phủ phần lớn diện tích và giá trị ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản lớn nhất Nhật Bản là:

  • A. Kiu-xiu.
  • B. Xi-cô-cư.
  • C. Hôn-su.
  • D. Hô-cai-đô.

Câu 25: Nhật Bản đã rút ngắn được khoảng cách và vươn lên dẫn đầu thế giới trong nhiều ngành kinh tế chủ yếu là do

  • A. Không nhập công nghệ mới từ bên ngoài.
  • B. Phát huy được tính tự lập, tự cường.
  • C. Tích cực nhập khẩu công nghệ, kĩ thuật của nước ngoài.
  • D. Người lao động Nhật Bản đông đảo, cần cù, chịu khó.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác