Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 11 Kết nối bài 13: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 11 bài 13 Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)- sách Địa lí 11 kết nối. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á có tên viết tắt là?

  • A. ASEAN.  
  • B. NAFTA.
  • C. OPEC.
  • D. WTO.

Câu 2: Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á thành lập vào ngày tháng năm nào?

  • A. 5-5-1967.
  • B. 6-6-1967.
  • C. 7-7-1967.
  • D. 8-8-1967.

Câu 3: Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á thành lập tại đâu?

  • A. Hà Nội (Việt Nam).
  • B. Băng Cốc (Thái Lan).
  • C. Viên Chăn (Lào).
  • D. Phnom Pênh (Campuchia). 

Câu 4: 5 quốc gia thành viên ban đầu của Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á là?

  • A. Thái Lan, Myanma, Philippin, Indonesia, Malaysia. 
  • B. Thái Lan, Malaysia, Philippin, Myanma, Singaprore. 
  • C. Thái Lan, Singapore, Philippin, Indonesia, Malaysia. 
  • D. Thái Lan, Myanma, Philippin, Indonesia, Singapore. 

Câu 5: Việt Nam ra nhập Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á vào năm nào?

  • A. 1994.
  • B. 1995.  
  • C. 1996.  
  • D. 1997.  

Câu 6: Mục tiêu tổng quát của ASEAN là

  • A. Xây dựng ASEAN thành khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất.
  • B. Giải quyết sự khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ từng nước.
  • C. Phát triển kinh tế, giáo dục và tiến bộ xã hội của các quốc gia thành viên.
  • D. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Câu 7: Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú và đa dạng là nhằm đích chủ yếu nào sau đây?

  • A. Tập trung phát triển kinh tế của khu vực.
  • B. Đa dạng hóa các mặt về đời sống xã hội.
  • C. Đảm bảo thực hiện các mục tiêu ASEAN.
  • D. Phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng về cơ quan “Cấp cao ASEAN”?

  • A. Hội nghị cấp cao ASEAN do quốc gia thành viên giữ chức Chủ tịch ASEAN chủ trì và có thể được triệu tập khi cần thiết.  
  • B. Cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của ASEAN. 
  • C. Đưa ra các chỉ đạo về chính sách và quyết định các vấn đề quan trọng.  
  • D. Hội nghị Cấp cao ASEAN được tổ chức hai năm một lần. 

Câu 9: Đâu không phải là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN?

  • A. Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN.   
  • B. Cộng đồng Chính trị - Xã hội ASEAN.   
  • C. Cộng đồng  Kinh tế ASEAN.   
  • D. Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN.   

Câu 10: Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú và đa dạng là nhằm đích chủ yếu nào sau đây?

  • A. Đảm bảo thực hiện các mục tiêu ASEAN.   
  • B. Đa dạng các mặt về đời sống xã hội.
  • C. Phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.    
  • D. Tập trung phát triển kinh tế của khu vực.  

Câu 11: Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển là

  • A. Mục tiêu của ASEAN và các nước.
  • B. Mục tiêu chính sách của ASEAN.
  • C. Mục tiêu cụ thể của từng quốc gia.
  • D. mục tiêu tổng quát của ASEAN.

Câu 12: Cơ chế hợp tác về phát triển kinh tế trong khối ASEAN không phải là  

  • A. Thông qua các hiệp ước, hiệp định.
  • B. chuyến thăm nguyên thủ quốc gia.
  • C. Thông qua các dự án, chương trình. 
  • D. Thông qua các dự án, chương trình. 

Câu 13: Đâu là nước thành viên thứ 11 của khối ASEAN được kết nạp vào năm 2022?

  • A. Lào. 
  • B. Bru – nây.    
  • C. Đông Ti-mo.
  • D. Cam – pu – chia.  

Câu 14: Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia và toàn khu vực Đông Nam Á là

  • A. thu hút các nguồn vốn đầu tư lớn từ các nước châu Âu.
  • B. tăng cường các dự án và đầu tư trong nội bộ khu vực. 
  • C. tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
  • D. khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên. 

Câu 15: Phát biểu nào không đúng khi nói về những vấn đề xã hội, môi trường đòi hỏi các nước ASEAN phải giải quyết?

  • A. Sự đa dạng về truyền thống, phong tục và tập quán ở mỗi nước.
  • B. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường chưa hợp lí. 
  • C. Thất nghiệp và sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài.
  • D. Giữ vững chủ quyền, an ninh khu vực. 

Câu 16: Đâu không phải là cơ sở hình thành ASEAN?

  • A. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới.
  • B. Có sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội của các nước.
  • C. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế.
  • D. Sử dụng chung một loại tiền.

Câu 17: Việt Nam là thành viên thứ bao nhiêu của ASEAN?

  • A. 6. 
  • B. 7.  
  • C. 8. 
  • D. 9. 

Câu 18: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Việt Nam ngày càng có vai trò tích cực trong ASEAN?

  • A. Tích cực tham gia các hoạt động của tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội ASEAN. B. Khách du lịch từ các nước ASEAN đến Việt Nam du lịch ngày càng nhiều và tăng nhanh.
  • C. Buôn bán giữa Việt Nam và ASEAN hơn 50% giao dịch thương mại quốc tế của nước ta.
  • D. Là quốc gia gia nhập ASEAN sớm nhất, có nhiều đóng góp trong việc mở rộng ASEAN.

Câu 19: Việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại chủ yếu là do?

  • A. Có nhiều khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia dân tộc.
  • B. Các nước thực hiện những chiến lược phát triển kinh tế khác nhau.
  • C. Tác động của chiến tranh lạnh và cục diện hai cực hai phe.
  • D. Nguyên tắc hoạt động của (ASEAN) không phù hợp với một số nước.

Câu 20: Thách thức được coi là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là?

  • A. Nước ta có nhiều thành phần dân tộc.
  • B. Các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,…
  • C. Quy mô dân số đông và phân bố chưa hợp lí.
  • D. Chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ.

Câu 21: Khả năng nào giúp Việt Nam thu hút được vốn đầu tư và hợp tác từ các nước ASEAN?

  • A. Có nền quân sự mạnh, thị trường lớn, chính trị ổn định.
  • B. Có nhiều khoáng sản chiến lược, giá lao động rẻ, thị trường rộng lớn, chính trị ổn định.
  • C. Vị trí Việt Nam có tầm chiến lược, tiếp cận thị trường lớn số 1 thế giới.
  • D. Có sản lượng lúa gạo nhiều, nguyên liệu rẻ, lao động có trình độ cao.

Câu 22: Điểm giống nhau trong mục tiêu hoạt động của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là gì?

  • A. Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
  • B. Duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
  • C. Giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
  • D. Phát triển kinh tế và văn hóa.

Câu 23: Mục tiêu của chiến lược kinh tế hướng ngoại so với chiến lược kinh tế hướng nội của các nước sáng lập ASEAN có điểm gì khác?

  • A. Nhằm công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
  • B. Nhằm công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu.
  • C. Nhằm công nghiệp hóa đất nước.
  • D. Nhằm phát triển đồng bộ các ngành kinh tế.

Câu 24: Đâu không phải một hoạt động hợp tác ngoại khối về kinh tế của ASEAN?

  • A. Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – EU.
  • B. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Nhật Bản.
  • C. Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng.
  • D. Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Đông Timor.

Câu 25: Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế-xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực ASEAN là

  • A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối khá cao.
  • B. Tạo dựng được một môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
  • C. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.
  • D. Đời sống nhân dân đã được cải thiện.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác