Tắt QC

Trắc nghiệm Đạo đức 3 chân trời sáng tạo học kì II

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm đạo đức 3 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Quốc kì nước Việt Nam là

  • A.lá cờ vàng có ngôi sao đỏ năm cánh ở giữa.
  • B. lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh ở góc trái.
  • C. lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh ở giữa.
  • D. lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh ở góc phải.

Câu 2: Vì sao cần phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?

  • A. Biết điểm mạnh, điểm yếu làm bản thân tự ti với mọi người. 
  • B. Biết điểm mạnh, điểm yếu làm bản thân  không ngừng phát triển.
  • C. Biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để không ngừng phát triển, tập trung phát huy điểm mạnh, nỗ lực cải thiện điểm yếu và hoàn thiện bản thân.

Câu 3: Giữ gìn các công trình công cộng cũng chính là bảo vệ….?

  • A. lợi ích của mình.
  • B. lợi ích của xã hội.
  • C. lợi ích công cộng.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 4: Khi bạn bị điểm kém em sẽ?

  • A. Động viên, an ủi bạn.
  • B. Phân biệt đối xử.
  • C. Đến trêu chọc bạn.
  • D. Không quan tâm đến bạn.

Câu 5: Bầu ơi ….lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Từ còn thiếu trong dấu “…” là ?

  • A. Thương.
  • B. Nhớ.
  • C. Giận.
  • D. Hờn.

Câu 6: Câu ca dao: Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau khuyên chúng ta điều gì?

  • A. Lịch sự với mọi người.
  • B. Khinh thường người khác.
  • C. Hòa đồng với mọi người.
  • D. Trung thực với mọi người.

Câu 7: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây ? 

  • A. Em có nhiều điểm  mạnh rồi, không cần cố gắng nữa. 
  • B. Nếu em nói cho người khác biết điểm yếu của mình, họ sẽ cười chê. 
  • C. Nhận ra điểm mạnh, điểm yếu sẽ giúp em hoàn thiện bản thân. 
  • D. Điểm yếu của mỗi người phải giấu đi, không cần sửa chữa.

Câu 8: Đối với các bạn nghèo, bạn có hoàn cảnh khó khăn chúng ta cần phải?

  • A. Thông cảm, chia sẻ.
  • B. Phân biệt đối xử.
  • C. Đến trêu chọc bạn.
  • D. Không quan tâm đến bạn.

Câu 9: Hành vi nghiêm trang khi chào cờ là

  • A. Đội mũ.
  • B. Nói chuyện.
  • C. Đứng nghiêm.
  • D. Không nhìn cờ.

Câu 10: Em không đồng tình với ý kiến nào dưới đây ? 

  • A. Em có nhiều điểm mạnh rồi, không cần cố gắng nữa. 
  • B. Nếu em nói cho người khác biết điểm yếu của mình, họ sẽ góp ý để em sửa chữa. 
  • C. Nhận ra điểm mạnh, điểm yếu sẽ giúp em hoàn thiện bản thân. 

Câu 11: Giữ gìn các công trình công cộng cũng chính là bảo vệ….?

  • A. lợi ích của mình.
  • B. lợi ích của xã hội.
  • C. lợi ích công cộng.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 12: Tự nhận thức về bản thân là biết được

  • A. điểm mạnh của bản mình.
  • B. điểm yếu của bản mình.
  • C. khả năng của mình.
  • D. cả A, B, C.

Câu 13: Câu ca dao: Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau khuyên chúng ta điều gì?

  • A. Lịch sự với mọi người.
  • B. Khinh thường người khác.
  • C. Hòa đồng với mọi người.
  • D. Trung thực với mọi người.

Câu 14: Biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…) là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • A. Tự nhận thức về bản thân.
  • B. Tố chất thông minh.
  • C. Đánh giá bản thân.
  • D. Lòng tự trọng.

Câu 15: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục; biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân để có thể

  • A. đặt ra mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp.
  • B. bình tĩnh, tự tin hơn mọi tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.
  • C. nhìn  nhận đúng và ứng phó được với tất cả người xung quanh.
  • D. tìm người phù hợp để giúp đỡ, hỗ trợ mình một cách tốt nhất.

Câu 16: Vào mỗi dịp nghỉ hè, Hải luôn cảm thấy rất háo hức khi được bố mẹ cho về quê dài ngày. Ở quê, Hải được hoà mình vào thiên nhiên và khám phá được nhiều điều mới mẻ mà khi ở thành phố bạn không được biết đến.

Bạn Hải đã học được điều gì và bằng cách nào?

  • A. Hải phát hiện ra rất nhiều điều lí thú về thời tiết, cơ thể con người, thế giới động vật nhờ chăm đọc cuốn sách “Khám phá khoa học”.
  • B. Hải được hoà mình vào thiên nhiên và khám phá được nhiều điều mới mẻ nhờ việc quan sát cuộc sống xung quanh ở quê.
  • C. Hải nấu được một số món ngon cho cả nhà nhờ chăm vào bếp phụ mẹ, chịu khó đặt câu hỏi và lắng nghe những điều mẹ chỉ dạy.
  • D. Hải đã biết tự mình chăm các luống hoa như vun gốc, tỉa cảnh, xới đất,… nhờ việc cùng bố chăm sóc khu vườn nhà hàng ngày.

Câu 17: Em rủ Minh tham gia Liên hoan văn nghệ thiếu nhi “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”. Minh từ chối vì cho rằng, đó không phải là việc làm thiết thực để thể hiện tình yêu Tổ quốc. Trong trường hợp này, em sẽ làm gì?

  • A. Không tham gia Liên hoan văn nghệ thiếu nhi “Em yêu Tổ quốc Việt Nam” nữa vì cảm thấy Minh nói đúng.
  • B. Khuyên Minh nên tham gia vì sẽ được biểu diễn và xem nhiều tiết mục văn nghệ hay, thú vị; là một cách học tập và thể hiện tình yêu đối với quê hương, đất nước.
  • C. Khuyên Minh nên tham gia vì tham gia là một cách thể hiện sự quý trọng thành quả lao động, tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc.
  • D. Không tham gia nữa vì cảm thấy Minh nói đúng.

Câu 18: Em sẽ khuyên bạn điều gì khi đến giờ chào cờ, thấy An vẫn ngồi trong lớp học. Phương hỏi lí do thì An nói rằng do mình chưa làm bài xong

  • A. Em sẽ khuyên bạn tham gia chào cờ vì đây là một buổi lễ rất nghiêm trang mọi học sinh và giáo viên đều phải có mặt. Bài tập có thể làm sau cũng được.
  • B. Em sẽ ở lại lớp làm bài cùng bạn.
  • C. Em rủ rê các bạn khác không ra ngoài chào cờ.
  • D. Em mặc kệ bạn sẽ nói với cô giáo về hành động của An.

Câu 19: Để nhận thức đúng về bản thân chúng ta chúng ta cần phải làm gì?

  • A. Thân thiện, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện phát triển bản thân.
  • B. Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong hành động, tình huống cụ thể.
  • C. So sánh nhận xét của người khác về mình với tự đánh giá của mình.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 20: Đối với các bạn nghèo, bạn có hoàn cảnh khó khăn chúng ta cần phải?

  • A. Thông cảm, chia sẻ.
  • B. Phân biệt đối xử.
  • C. Đến trêu chọc bạn.
  • D. Không quan tâm đến bạn.

Câu 21: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta

  • A. có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.
  • B. xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.
  • C. có những việc làm và cách ứng xử phù hợp với mọi người.
  •  D. cả A, B, C đều đúng.

Câu 22: Em đồng tình với hành vi, biểu hiện nào sau đây?

  • A. Huệ có thói quen đọc sách và chia sẻ điều đọc được với bạn bè.
  • B. Dũng thường xuyên đặt câu hỏi nhờ cô giáo giải đáp.
  • C. Bình không tập trung lắng nghe cô giáo giảng bài.
  • D. Trúc hay quan sát, lắng nghe những hiện tượng trong cuộc sống xung quanh.

Câu 23: Đố ai đếm được vì sao/Đố ai đếm được công lao…

Trong dấu “…” là?

  • A. Bác Hồ.
  • B. Kim Đồng.
  • C. Võ Thị Sáu.
  • D. Trần Quốc Tuấn.

Câu 24: Thầy giáo chia lớp thành các nhóm làm báo tường. Từng nhóm chủ động xây dựng kế hoạch và phân công nhau thực hiện nhiệm vụ.

Chi tiết nào trong câu chuyện trên thể hiện việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ?

  • A. Xung phong tham gia.
  • B. Cố gắng, nỗ lực hoàn thành đúng thời hạn, chất lượng tốt.
  • C. Chủ động xây dựng kế hoạch và phân công nhau thực hiện.
  • D. Chủ động, nhiệt tình thực hiện phần việc của mình.

Câu 25: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân?

  • A. Giúp ta dễ dàng đồng cảm chia sẻ với người khác.
  • B. Xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.
  • C. Có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 26: Em sẽ làm gì khi thấy cô lao công đến nhà lấy rác đi ?

  • A. Em sẽ giúp cô chở rác lên xe.
  • B. Em sẽ mặc kệ cô.
  • C. Em sẽ trêu ngươi cô.
  • D. Em sẽ coi thường cô.

Câu 27: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân?

  • A. Giúp ta sống tự cao, tự đại khi biết được điểm mạnh của mình.
  • B. Xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.
  • C. Có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.
  • D. Giúp ta dễ dàng đồng cảm chia sẻ với người khác.

Câu 28: Biểu hiện của sự ham học hỏi là?

  • A. Trời mưa thì nghỉ học.
  • B. Đọc sách để tìm hiểu kiến thức mới.
  • C. Làm việc riêng trong giờ học.
  • D. Chơi trò chơi điện tử.

Câu 29: H thấy bài toán khó không làm được nên nhờ M làm hộ. Việc làm đó thể hiện?

  • A. H không tự làm lấy việc của mình.
  • B. H tự làm lấy việc của mình.
  • C. H là người chăm chỉ.
  • D. H là người tiết kiệm.

Câu 30: Khi bạn bị điểm kém em sẽ?

  • A. Động viên, an ủi bạn.
  • B. Phân biệt đối xử.
  • C. Đến trêu chọc bạn.
  • D. Không quan tâm đến bạn.

Câu 31: Việc làm để bảo vệ thiên nhiên là?

  • A. Vứt rác trên bờ biển.
  • B. Chặt cây lấy gỗ.
  • C. Dọn dẹp vệ sinh khu di tích lịch sử.
  • D. Khắc tên mình lên các khu di tích.

Câu 32: Giờ trả bài kiểm tra, em đang rất vui vì nhận được điểm mười và lời khen ngợi của cô giáo thì Hồng bảo rằng bạn đang buồn vì bị điểm kém. Em sẽ:

  • A. Không nhắc đến chuyện mình được điểm cao, cố an ủi động viên bạn.
  • B. Nói với bạn: “Vậy à? Tớ thì được điểm rất cao đấy!”.
  • C. Lắng nghe bạn nhưng trong lòng vẫn nhớ tới niềm vui của mình.
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 33: A là một học sinh nữ lớp 6 nổi tiếng hát hay, đàn giỏi; B là học sinh nam cùng lớp có biệt tài chơi thể thao giỏi và đẹp trai. Hai bạn học cùng nhau và nảy sinh tình cảm quý mến nhau nhưng giữa hai bạn luôn giữ khoảng cách với nhau và hai bạn hứa với nhau là sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến lên trong học tập. Tổng kết cuối năm A và B lần lượt đứng nhất và nhì của lớp. Tình cảm của A và B được gọi là gì?

  • A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh.
  • B. Tình yêu.
  • C. Tình anh em.
  • D. Tình đồng nghiệp.

Câu 34: An là một học sinh chăm học và có kết quả học tập luôn đứng đầu lớp. Bình bảo An “Cậu học giỏi nhất lớp rồi thì không phải học hỏi ai nữa!”. Nếu em là An, em sẽ nói gì với Bình?

  • A. Nói với Bình rằng bạn nên chăm chỉ đọc sách để có kết quả học tập tốt.
  • B. Nói với Bình rằng bạn nên chăm chỉ học tập tốt để không phải học hỏi từ ai nữa.
  • C. Nói với Bình rằng điều gì chưa hiểu, bạn phải mạnh dạn hỏi cô, không nên giấu dốt.
  • D. Nói với Bình rằng chúng ta nên học hỏi từ bất kì ai, miễn là ở họ có những điều hay đáng để học hỏi.

Câu 35: Tình bạn lệch lạc, tiêu cực

  • A. Bao che khuyết điểm cho nhau
  • B. Lợi dụng lòng tốt của bạn
  • C. Thờ ơ trước nỗi bất hạnh của  bạn
  • D. Cả A, B, C

Câu 36: Ý nghĩa của tình bạn trong sáng, lành mạnh

  • A. Giúp con người tự tin yêu cuộc sống
  • B. Cảm thấy ấm áp tự tin yêu cuộc sống hơn.
  • C. Biết tự hoàn thiện để sống tốt hơn.
  • D. A, B, C

Câu 37: Bạn kể với em rằng bạn rất thích mặc áo màu hồng trong khi em lại chẳng thích. Em nói gì với bạn?

  • A. Nói tránh sang chuyện khác.
  • B. Hỏi bạn tại sao lại thích màu hồng và chia sẻ với bạn màu mà mình yêu thích.
  • C. Nói với bạn: “Sao màu hồng sến vậy mà cậu cũng thích được.”

Câu 38: Tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích, lí tưởng được gọi là?

  • A. Tình yêu.
  • B. Tình bạn.
  • C. Tình đồng chí.
  • D. Tình anh em.

Câu 39: Hãy sắp xếp thứ tự thực hiện tư thế nghiêm trang khi chào cờ?

a. Chỉnh đốn trang phục gọn gàng

b. Thực hiện động tác theo nghi thức.

c. Bỏ mũ, nón xuống.

d. Tư thế nghiêm trang, hai tay năm hờ, mắt hướng về phía Quốc kì.

  • A. a – b – d – c
  • B. a – c – d – b
  • C. c – a – d – b
  • D. c – a – b – d

Câu 40: Em không tán thành ý kiến nào sau đây về tình bạn?

  • A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía
  • B. Bạn bè phải biết bảo vệ nhau trong mọi trường hợp.
  • C. Biết phê bình nhau trong mọi trường hợp.
  • D. Có thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa hai người khác giới.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác