Tắt QC

Trắc nghiệm Đạo đức 3 chân trời sáng tạo học kì II (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm đạo đức 3 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta

  • A. có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.
  • B. xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.
  • C. có những việc làm và cách ứng xử phù hợp với mọi người.
  •  D. cả A, B, C đều đúng.

Câu 2: Bạn M cùng các bạn trong lớp vẽ tranh chào mừng ngày 20/11 để tặng cô giáo chủ nhiệm. Việc làm đó nói đến điều nào Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?

  • A. Học tập tốt, lao động tốt.
  • B. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
  • C. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
  • D. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Câu 3: Trong giờ ra chơi, Bạn D thường đi mua quà ăn vặt để ăn và vứt rác trong ngăn bàn. Việc làm đó đã làm trái với điều nào Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?

  • A. Học tập tốt, lao động tốt.
  • B. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
  • C. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
  • D. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Câu 4: Trên đường đi học về, H được 1.000.000đ và mang số tiền đó đến nhờ chú công an trả lại cho người mất. Việc làm đó nói đến điều nào Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng?

  • A. Học tập tốt, lao động tốt.
  • B. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
  • C. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
  • D. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Câu 5: Hành vi nào dưới đây không thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

  • A. L thường tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến nhưng điều các bạn góp ý.
  • B. K thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.
  • C. V rất thích vẽ và nhờ mẹ đăng kí cho mình lớp học vẽ trên trị trấn.
  • D. T lấy giấy liệt kê điểm mạnh, điểm yếu để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.

Câu 6: Ngày, tháng, năm sinh của Bác Hồ là?

  • A. 19/5/1890.
  • B. 19/5/1980.
  • C. 20/1/1890.
  • D. 01/2/1890.

Câu 7: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân?

  • A. Giúp ta dễ dàng đồng cảm chia sẻ với người khác.
  • B. Xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.
  • C. Có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 8: Bác Hồ có những tên gọi nào khác?

  • A. Nguyễn Sinh Cung.
  • B. Nguyễn Sinh Côn.
  • C. Nguyễn Tất Thành.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 9: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân?

  • A. Giúp ta sống tự cao, tự đại khi biết được điểm mạnh của mình.
  • B. Xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.
  • C. Có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.
  • D. Giúp ta dễ dàng đồng cảm chia sẻ với người khác.

Câu 10: Bài hát nào nói về Bác Hồ?

  • A. Ngày đầu tiên đi học.
  • B. Con cò.
  • C. Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.
  • D. Cái bống bang.

Câu 11: Tự nhận thức bản thân để hiểu đúng về mình, đưa ra những quyết định đúng đắn là một

  • A. điều tất yếu của con người.
  • B. giá trị sống cơ bản.
  • C. kĩ năng sống cơ bản.
  • D. năng lực của cá nhân.

Câu 12: Tự nhận thức bản thân là kĩ năng

  • A. hình thành thông qua rèn luyện.
  • B. tự nhiên, vốn có của mỗi người.
  • C. không ai muốn có.
  • D. chỉ người thông minh mới có.

Câu 13:  Bạn kể với em rằng bạn rất thích mặc áo màu hồng trong khi em lại chẳng thích. Em không nên nói gì với bạn?

  • A. Nói tránh sang chuyện khác.
  • B. Tỏ ra không quan tâm bạn.
  • C. Nói với bạn: “Sao màu hồng sến vậy mà cậu cũng thích được.”
  • D. Cả ba đáp án trên

Câu 14:  Bạn kể với em rằng bạn rất thích mặc áo màu hồng trong khi em lại chẳng thích. Em nên nói gì với bạn?

  • A. Nói tránh sang chuyện khác.
  • B. Hỏi bạn tại sao lại thích màu hồng và chia sẻ với bạn màu mà mình yêu thích.
  • C. Nói với bạn: “Sao màu hồng sến vậy mà cậu cũng thích được.”
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 15: Tình bạn trong sáng, lành mạnh có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Giúp cho con người cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu đời và hoàn thiện mình hơn.
  • B. Giúp cho mọi người gần nhau hơn.
  • C. Giúp cho mọi người tôn trọng nhau hơn.
  • D. Giúp cho mọi người vui vẻ hơn

Câu 16: A là một học sinh nữ lớp 6 nổi tiếng hát hay, đàn giỏi; B là học sinh nam cùng lớp có biệt tài chơi thể thao giỏi và đẹp trai. Hai bạn học cùng nhau và nảy sinh tình cảm quý mến nhau nhưng giữa hai bạn luôn giữ khoảng cách với nhau và hai bạn hứa với nhau là sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến lên trong học tập. Tổng kết cuối năm A và B lần lượt đứng nhất và nhì của lớp. Tình cảm của A và B được gọi là gì?

  • A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh.
  • B. Tình yêu.
  • C. Tình anh em.
  • D. Tình đồng nghiệp.

Câu 17: Tình bạn lệch lạc, tiêu cực

  • A. Bao che khuyết điểm cho nhau
  • B. Lợi dụng lòng tốt của bạn
  • C. Thờ ơ trước nỗi bất hạnh của  bạn
  • D. Cả A, B, C

Câu 18: Hành động nào sau đây lời hứa không nên làm?

  • A. Ăn trộm hoa quả nhà hàng xóm.
  • B. Trốn mẹ đi tắm sông.
  • C. Trốn mẹ đi chơi điện tử.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 19: Tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích, lí tưởng được gọi là?

  • A. Tình yêu.
  • B. Tình bạn.
  • C. Tình đồng chí.
  • D. Tình anh em.

Câu 20:  Đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh là?

  • A. Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
  • B. Phù hợp với nhau về quan niệm sống.
  • C. Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 21: Gấp quần áo và chăn màn của mình sau khi thức dậy là việc làm của ai?

  • A. Của bản thân em.
  • B. Của bố mẹ.
  • C. Của anh chị.
  • D. Của ông bà.

Câu 22: Em không tán thành ý kiến nào sau đây về tình bạn?

  • A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía
  • B. Bạn bè phải biết bảo vệ nhau trong mọi trường hợp.
  • C. Biết phê bình nhau trong mọi trường hợp.
  • D. Có thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa hai người khác giới.

Câu 23: Tự giác là...làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát, không do áp lực bên ngoài. Trong dấu “…” đó là ?

  • A. Chủ động.
  • B. Tự ý thức.
  • C. Tự nhận thức.
  • D. Tích cực.

Câu 24: Những việc em có thể tự làm là?

  • A. Học và làm bài tập.
  • B. Vệ sinh cá nhân.
  • C. Lau bàn ghế.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 25:  Hành vi thể hiện tình bạn trong sáng lành mạnh là:

  • A.Lan chỉ chơi với các bạn nhà giàu như nhà của mình.
  • B.Yến luôn tôn trọng và đối xử bình đẳng với các bạn.
  • C.Bình hay cùng nhóm bạn của mình tụ tập, chê bai, nói xấu nhóm bạn khác.
  • D.Hoàng chỉ thích chơi với bạn nào học giỏi có thể giúp đỡ mình trong học tập

Câu 26: D là bạn thân của E, trong giờ kiểm tra 15 phút E không học bài cũ nên lén thầy cô giở sách ra chép. Nếu là D em sẽ làm gì?

  • A. Nhắc nhở bạn, khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật.
  • B. Nhờ bạn D cho xem tài liệu cùng.
  • C. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
  • D. Nói với cô giáo để bạn bị phạt.

Câu 27:  Đâu là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới? 

  • A. Sơn Đoòng
  • B. Thiên Cung
  • C. Phong Nha
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 28: Để có tình bạn gắn bó lâu dài cần phải?

  • A. Nói xấu bạn sau lưng.
  • B. Mặc kệ bạn khi gặp khó khăn.
  • C. Không quan tâm đến bạn.
  • D. Chia sẻ vui buồn với bạn.

Câu 29: Thành và mấy bạn nam chơi đá bóng ở sân đình, chẳng may để bóng rơi trúng vào người một bạn gái đi ngang quang. Trong tình huống đó em sẽ khuyên bạn như thế nào?

  • A. Khuyên bạn xin lỗi bạn gái đó và hỏi xem bạn có bị làm sao không. 
  • B. Mặc kệ bạn.
  • C .Trêu đùa bạn cho bạn khóc.
  • D. Bỏ đi chơi chỗ khác.

Câu 30: Đối với các bạn nghèo, bạn có hoàn cảnh khó khăn chúng ta cần phải?

  • A. Thông cảm, chia sẻ.
  • B. Phân biệt đối xử.
  • C. Đến trêu chọc bạn.
  • D. Không quan tâm đến bạn.

Câu 31: Ý nghĩa tên cầu Thê Húc ở hồ Hoàn Kiếm là gì?

  • A. Ngưng tụ hào quang
  • B. Tình vợ chồng keo sơn
  • C. Ánh bình minh đỏ

Câu 32: Bảo vệ công trình công cộng là trách nhiệm của ai?

  • A. Chú công an.
  • B. Chú bảo vệ.
  • C. Chú bộ đội.
  • D. Tất cả mọi người.

Câu 33: Giữ lời hứa là?

  • A. Là hứa suông hứa liều.
  • B. Là không có trách nhiệm với điều đã nói và đã hứa.
  • C. Là có trách nhiệm trước lời nói của mình, biết lấy chữ tín làm đầu.
  • D. Là tin tưởng người khác tuyệt đối. 

Câu 34: Chị hàng xóm rủ Na đi xuồng đến chợ nổi. Na nhắc chị đưa áo phao để mặc nhưng chị bảo: “không cần đâu em, chợ gần nhà mà!’’. Nếu là Na, em sẽ làm gì?

  • A. khuyên chị hàng xóm là: dù gần nhà hay không gần nhà nhưng nếu đã đi xuồng thì chúng ta vẫn phải vẫn phải mặc áo phao để nếu bị rơi xuống nước thì chúng ta cũng không bị chết đuối, bảo vệ mạng sống của bản thân mình.
  • B. làm giống lời chị hàng xóm nói.
  • C. bảo mọi người không cần mặc.
  • D. chị hàng xóm nói đúng.

Câu 35: Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu thơ?

Việt Nam… ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

  • A. Tổ quốc
  • B. Non sông
  • C. Đất nước
  • D. Giang sơn

Câu 36: Đâu không phải hình ảnh thiên nhiên Việt Nam đặc trưng được nhắc đến trong bài?

  • A. Đồi núi
  • B. Cánh cò
  • C. Sông nước
  • D. Đồng lúa

Câu 37:  Đặc điểm về biển, đảo của Việt Nam?

  • A. Việt Nam có đường bờ biển dài, có nhiều bãi tắm đẹp và có nhiều đảo, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm xa bờ.
  • B. Vùng biển Việt Nam có nguồn tài nguyên, khoáng sản phong phú
  • C. Khu vực biển Việt Nam là một phần của biển Đông, là tuyến đường vận tải dầu hỏa quan trọng tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
  • D. Cả A, B, C

Câu 38: Nêu 3 việc em sẽ làm để giải quyết bất hoà trong mối quan hệ với bạn bè

  • A. Bình tĩnh tìm hiểu vấn đề và nguyên nhân.
  • B. Giải quyết khúc mắc và hiểu lầm.
  • C. Xin lỗi khi bản thân sai.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 39: Các hoạt động nào sau đây được thực hiện trên biển?

  • A. Đánh bắt cá
  • B. Khai thác dầu khí
  • C. Chế biến thủy, hải sản
  • D. A và B

Câu 40: Hải rủ Tuấn đi chơi nhưng Tuấn chưa học xong bài. Hải nói: Nếu bạn không đi thì tớ không chơi với bạn nữa. Cách xử lí các tình huống phù hợp là

  • A. Bình tĩnh.
  • B. Tuấn phân tích nguyên nhân không đi chơi.
  • C. Tuấn hẹn đi chơi dịp khác.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác