Tắt QC

Trắc nghiệm Đạo đức 3 chân trời sáng tạo học kì II (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm đạo đức 3 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nghe thấy người bán hàng rong bán hàng, Lâm nhại lại tiếng của người bán hàng rong, em sẽ làm gì?

  • A. Em không nói gì.
  • B. Em sẽ trêu ngươi cùng bạn.
  • C. Em sẽ khuyên bạn không nên làm như vậy, nên tôn trọng họ.
  • D. Em sẽ mặc kệ.

Câu 2:  Em hãy cho biết câu ca dao, tục ngữ dưới đây xuất phát từ truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?

“Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

Nàng về nuôi cái cùng con

Ðể anh trấn thủ nước non Cao Bằng.”

  • A. Truyền thống cần cù lao động. 
  • B. Truyền thống yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau.
  • C. Truyền thống cách mạng, lịch sử, yêu nước. 
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 3: Em sẽ làm gì khi thấy cô lao công đến nhà lấy rác đi ?

  • A. Em sẽ giúp cô chở rác lên xe.
  • B. Em sẽ mặc kệ cô.
  • C. Em sẽ trêu ngươi cô.
  • D. Em sẽ coi thường cô.

Câu 4: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam? 

  • A. Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.
  • B. Truyền thống hiếu thảo.
  • C. Truyền thống. 
  • D. Truyền thống cần cù lao động.

Câu 5: Biểu hiện của phép lịch sự trong ăn uống là?

  • A. Không đảo thức ăn lộn xộn.
  • B. Mời ông bà, bố mẹ ăn cơm.
  • C. Không được cười đùa làm rơi thức ăn ra ngoài.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 6: Biểu hiện của không lịch sự trong ăn uống là?

  • A. Đảo thức ăn để chọn miếng ngon nhất.
  • B. Không mời ông bà, bố mẹ.
  • C. Cười đùa làm vỡ bát.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 7: Thành và mấy bạn nam chơi đá bóng ở sân đình, chẳng may để bóng rơi trúng vào người một bạn gái đi ngang quang. Trong tình huống đó em sẽ khuyên bạn như thế nào?

  • A. Khuyên bạn xin lỗi bạn gái đó và hỏi xem bạn có bị làm sao không.
  • B. Mặc kệ bạn.
  • C. Trêu đùa bạn cho bạn khóc.
  • D. Bỏ đi chơi chỗ khác.

Câu 8: Câu ca dao : Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau khuyên chúng ta điều gì?

  • A. Lịch sự với mọi người.
  • B. Khinh thường người khác.
  • C. Hòa đồng với mọi người.
  • D. Trung thực với mọi người.

Câu 9: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về niềm tự hào truyền thống quê hương? 

  • A. Đi thăm đền chùa, di tích không phải cách thể hiện tự hào về truyền thống quê hương.     
  • B. Nếu không giữ gìn truyền thống thì quê hương sẽ không phát triển. 
  • C. Giữ gìn truyền thống quê hương là góp phần giữ gìn bản sắc của dân tộc. 
  • D. Tìm hiểu truyền thống của các dân tộc khác cũng là giữ gìn truyền thống quê hương. 

Câu 10: Bạn Hùng rủ bạn Minh ra cây xà cừ to ở trong trường cạo vỏ và khắc tên lên thân cây. Việc làm đó thể hiện?

  • A. Phá hủy công trình công cộng.
  • B. Giữ gìn công trình công cộng.
  • C. Xây dựng công trình công cộng.
  • D. Gìn giữ công trình công cộng.

Câu 11: Nhà văn hóa ở địa phương em được gọi là?

  • A. công trình công cộng.
  • B. tài sản cá nhân.
  • C. tài sản tư nhân.
  • D. không của ai.

Câu 12: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào nhằm góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

  • A. Tham gia và hỗ trợ hoạt động tổ chức các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hóa ở địa phương, quê hương mình.
  • B. Đánh giá cao, kính phục các nghệ nhân của các nghề truyền thống.
  • C. Học tập tốt, rèn luyện tu dưỡng đạo đức góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.
  • D. Tất cả các đáp án trên. 

Câu 13: Bác Hoàn là người làm nghề quét rác. Có một hôm bác đến chơi nhà em. Em sẽ làm gì?

  • A. Đóng cửa không cho bác Hòa vào nhà
  • B. Tươi cười mời bác Hòa vào nhà uống nước
  • C. Em không nói gì với bác Hòa
  • D. Em bỏ đi nơi khác để không gặp bác Hòa

Câu 14: Em nghe mấy bạn cùng lớp nhại tiếng của một người bán hàng rong. Em sẽ làm gì?

  • A. Tham gia cùng các bạn
  • B. Bỏ đi và không nói gì
  • C. Im lặng và kể chuyện với bố mẹ
  • D. Khuyên các bạn không nên làm như vậy và nên biết kính trọng những người lao động

Câu 15: Khi gặp người lớn phải cúi đầu, vòng tay chào lễ phép hành động đó thể hiện?

  • A. Khinh thường người khác.
  • B. Lịch sự với mọi người.
  • C. Hòa đồng với mọi người.
  • D. Trung thực với mọi người.

Câu 16: Ăn uống xong phải biết rót nước, lấy tăm mời ông bà, bố mẹ phép hành động đó thể hiện?

  • A. Khinh thường người khác.
  • B. Lịch sự với mọi người.
  • C. Hòa đồng với mọi người.
  • D. Trung thực với mọi người.

Câu 17:Hành động nào dưới đây góp phần giữ gìn truyền thống hiếu học của dân tộc?  

  • A. Không quan tâm đến truyền thống tốt đẹp của những vùng miền, địa phương khác. 
  • B. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền. 
  • C. Chăm chỉ học tập, tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp, các hoạt động tập thể.
  • D. Ủng hộ tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ”.

Câu 18: Bố mẹ em cùng mọi người trong xóm làm sân bóng chuyền hơi để rèn luyện sức khỏe. Việc làm đó thể hiện?

  • A. xây dựng công trình công cộng.
  • B. Phá hủy công trình công cộng.
  • C. Đập phá công trình công cộng.
  • D. Cả B và C.

Câu 19: Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?

  • A. Đi ngược lại với truyền thống quê hương. 
  • B. Luôn có trách nhiệm với quê hương. 
  • C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.  
  • D. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.

Câu 20: Đối với các việc làm xây dựng, tu sửa công trình công cộng chúng ta cần phải?

  • A. tuyên dương.
  • B. khen thưởng.
  • C. noi gương.
  • D.động viên.

Câu 21: Truyền thống nào sau đây đề cao tinh thần học hỏi, phát triển tri thức của cá nhân, nâng cao được triết lý nhân sinh của xã hội.

  • A. Tinh thần hiếu học.
  • B. Tinh thần chịu thương chịu khó.
  • C. Cần cù lao động.
  • D. Truyền thống nhân nghĩa.

Câu 22: Cơm ăn, áo mặc, sách vở và mọi của cải trong xã hội có được nhờ đâu?

  • A. người thân.
  • B. người bạn.
  • C. người nhà.
  • D. người lao động.

Câu 23: Ý nghĩa của việc tự hào về truyền thống quê hương là gì?

  • A. Góp phần quảng bá hình ảnh đẹp của quê hương tới bạn bè ở khắp nơi trong nước và thế giới.
  • B. Truyền thống quê hương là điều nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta phải biết ghi nhớ, gìn giữ những nét đẹp, tinh hoa văn hóa vốn có của dân tộc. 
  • C. Giúp dân tộc Việt Nam vượt qua bao thử thách, khó khăn.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 24: Lịch sự với mọi người, em cũng sẽ được ?

  • A. Tôn trọng, quý mến.
  • B. Yêu thương, đùm bọc.
  • C. Che chở, yêu thương.
  • D. Đùm bọc, che chở.

Câu 25: Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn. Nhàn cho ông một ít gạo rồi quát: “Thôi, đi đi!”. Việc làm đó thể hiện?

  • A. Không hòa đồng.
  • B. Không tiết kiệm.
  • C. Không sống chan hòa.
  • D. Không lịch sự với mọi người.

Câu 26: Ý nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương? 

  • A. Bảo tồn nét đẹp văn hóa cho thế hệ đời sau biết đến.       
  • B. Làm rạng danh quê hương
  • C. Có rất nhiều bạn bè trong đời sống.         
  • D. Có thêm tiền tiết kiệm.

Câu 27: Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống truyền thống nào sau đây?

  • A. Hiếu học.
  • B. Yêu nước, chống ngoại xâm.
  • C. Kiên cường, bất khuất.
  • D. Tương thân, tương ái.  

Câu 28: Nội dung nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp quê hương?

  • A. Yêu nước.
  • B. Hà tiện, ích kỉ.
  • C. Làm đồ thủ công mĩ nghệ.
  • D. Cần cù lao động.

Câu 29: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây ? 

  • A. Em có nhiều điểm  mạnh rồi, không cần cố gắng nữa. 
  • B. Nếu em nói cho người khác biết điểm yếu của mình, họ sẽ cười chê. 
  • C. Nhận ra điểm mạnh, điểm yếu sẽ giúp em hoàn thiện bản thân. 
  • D. Điểm yếu của mỗi người phải giấu đi, không cần sửa chữa.

Câu 30: Bác trưởng thôn đến nhà em vận động gia đình ủng hộ tiền để xây dựng đường làng. Em sẽ làm như thế nào/

  • A. Mặc kệ.
  • B. Bỏ đi chỗ khác chơi.
  • C. Khuyên bố mẹ không ủng hộ.
  • D. Khuyên bố mẹ ủng hộ.

Câu 31: Tự nhận thức về bản thân là biết được

  • A. điểm mạnh của bản mình.
  • B. điểm yếu của bản mình.
  • C. khả năng của mình.
  • D. cả A, B, C.

Câu 32: Hành động nào thể hiện sự không kính trọng, nhớ ơn người lao động?

  • A. Nói trống không.
  • B. Chế giễu người lao động nghèo.
  • D. Kinh thường người lao công.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 33: Biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…) là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • A. Tự nhận thức về bản thân.
  • B. Tố chất thông minh.
  • C. Đánh giá bản thân.
  • D. Lòng tự trọng.

Câu 14:  Đâu là một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân?

  • A. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình. 
  • B. Bản thân mình tự ý thức không cần phải để ý người khác nói về mình.
  • C. Sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình.
  • D. Nhận thấy mình giỏi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa. 

Câu 35: Em sẽ làm gì khi thấy cụ già qua đường?

  • A. Mặc kệ cụ.
  • B. Dắt cụ sang đường.
  • C. Trêu ngươi cụ.
  • D. Đứng nhìn cụ xem cụ đi như thế nào.

Câu 36: Khách của bố mẹ đến nhà chơi trong khi bố mẹ em không có nhà. Em sẽ làm như thế nào?

  • A. Mặc kệ.
  • B. Tiếp tục xem phim.
  • C. Gọi điện thoại cho bố mẹ về.
  • D. Mời khách của bố mẹ vào nhà uống nước và chờ bố mẹ về.

Câu 37: Dựa vào yếu tố nào dưới đây để chúng ta nhận thức đúng về bản thân?

  • A. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình. 
  • B. Vào thái độ, hành vi, kết quả trong từng hành động, tình huống cụ thể.
  • C. Thân thiện, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện phát triển bản thân.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 38: Phép lịch sự sẽ giúp cho mọi người?

  • A. yêu thương nhau hơn.
  • B. đoàn kết nhau hơn.
  • C. gần gũi nhau hơn.
  • D. hòa đồng nhau hơn.

Câu 39:  Để nhận thức đúng về bản thân chúng ta chúng ta cần phải làm gì?

  • A. Thân thiện, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện phát triển bản thân.
  • B. Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong hành động, tình huống cụ thể.
  • C. So sánh nhận xét của người khác về mình với tự đánh giá của mình.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 40: Đối với công trình công cộng, mọi người dân đều có trách nhiệm ?

  • A. bảo vệ, giữ gìn.
  • B. phá bỏ.
  • C. đập phá.
  • D. xây dựng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác