Tắt QC

Trắc nghiệm Đạo đức 3 Chân trời sáng tạo bài 8 Khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đạo đức 3 Chân trời sáng tạo bài 8 Khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Vì sao cần phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?

  • A. Biết điểm mạnh, điểm yếu làm bản thân tự ti với mọi người. 
  • B. Biết điểm mạnh, điểm yếu làm bản thân  không ngừng phát triển.
  • C. Biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để không ngừng phát triển, tập trung phát huy điểm mạnh, nỗ lực cải thiện điểm yếu và hoàn thiện bản thân.

Câu 2: Bạn nam trong tranh đã nhận ra điểm mạnh hay điểm yếu của bản thân ?  

  • A. Điểm mạnh
  • B. Điểm yếu

Câu 3: Bạn nữ trong tranh đã thấy được điểm mạnh hay điểm yếu của bản thân ? 

  • A. Điểm mạnh
  • B. Điểm yếu 

Câu 4: Tranh dưới đây chỉ ra điểm yếu nào của bạn nam ? 

  • A. Thói quen bừa bộn 
  • B. Ngoan ngoãn nghe lời. 
  • C. Đi học muộn. 

Câu 5:  Tranh dưới đây chỉ ra điểm yếu nào của bạn nữ ? 

  • A. Thói quen bừa bộn 
  • B. Ngoan ngoãn nghe lời. 
  • C. Đi học muộn. 

Câu 6: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây ? 

  • A. Em có nhiều điểm  mạnh rồi, không cần cố gắng nữa. 
  • B. Nếu em nói cho người khác biết điểm yếu của mình, họ sẽ cười chê. 
  • C. Nhận ra điểm mạnh, điểm yếu sẽ giúp em hoàn thiện bản thân. 
  • D. Điểm yếu của mỗi người phải giấu đi, không cần sửa chữa.

Câu 7: Em không đồng tình với ý kiến nào dưới đây ? 

  • A. Em có nhiều điểm mạnh rồi, không cần cố gắng nữa. 
  • B. Nếu em nói cho người khác biết điểm yếu của mình, họ sẽ góp ý để em sửa chữa. 
  • C. Nhận ra điểm mạnh, điểm yếu sẽ giúp em hoàn thiện bản thân. 

Câu 8: Tự nhận thức về bản thân là biết được

  • A. điểm mạnh của bản mình.
  • B. điểm yếu của bản mình.
  • C. khả năng của mình.
  • D. cả A, B, C.

Câu 9: Biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…) là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • A. Tự nhận thức về bản thân.
  • B. Tố chất thông minh.
  • C. Đánh giá bản thân.
  • D. Lòng tự trọng.

Câu 10: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục; biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân để có thể

  • A. đặt ra mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp.
  • B. bình tĩnh, tự tin hơn mọi tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.
  • C. nhìn  nhận đúng và ứng phó được với tất cả người xung quanh.
  • D. tìm người phù hợp để giúp đỡ, hỗ trợ mình một cách tốt nhất.

Câu 11:  Đâu là một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân?

  • A. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình. 
  • B. Bản thân mình tự ý thức không cần phải để ý người khác nói về mình.
  • C. Sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình.
  • D. Nhận thấy mình giỏi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa. 

Câu 12: Dựa vào yếu tố nào dưới đây để chúng ta nhận thức đúng về bản thân?

  • A. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình. 
  • B. Vào thái độ, hành vi, kết quả trong từng hành động, tình huống cụ thể.
  • C. Thân thiện, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện phát triển bản thân.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 13: Để nhận thức đúng về bản thân chúng ta chúng ta cần phải làm gì?

  • A. Thân thiện, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện phát triển bản thân.
  • B. Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong hành động, tình huống cụ thể.
  • C. So sánh nhận xét của người khác về mình với tự đánh giá của mình.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 14: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta

  • A. có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.
  • B. xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.
  • C. có những việc làm và cách ứng xử phù hợp với mọi người.
  •  D. cả A, B, C đều đúng.

Câu 15: Hành vi nào dưới đây không thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

  • A. L thường tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến nhưng điều các bạn góp ý.
  • B. K thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.
  • C. V rất thích vẽ và nhờ mẹ đăng kí cho mình lớp học vẽ trên trị trấn.
  • D. T lấy giấy liệt kê điểm mạnh, điểm yếu để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.

Câu 16: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân?

  • A. Giúp ta dễ dàng đồng cảm chia sẻ với người khác.
  • B. Xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.
  • C. Có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 17: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân?

  • A. Giúp ta sống tự cao, tự đại khi biết được điểm mạnh của mình.
  • B. Xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.
  • C. Có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.
  • D. Giúp ta dễ dàng đồng cảm chia sẻ với người khác.

Câu 18: Mục đích của việc tự nhận thức bản thân

  • A. biết mọi điều.
  • B. tiến tới thành công.
  • C. tự tin hơn.
  • D. hiểu rõ bản thân.

Câu 19: Tự nhận thức bản thân để hiểu đúng về mình, đưa ra những quyết định đúng đắn là một

  • A. điều tất yếu của con người.
  • B. giá trị sống cơ bản.
  • C. kĩ năng sống cơ bản.
  • D. năng lực của cá nhân.

Câu 20: Tự nhận thức bản thân là kĩ năng

  • A. hình thành thông qua rèn luyện.
  • B. tự nhiên, vốn có của mỗi người.
  • C. không ai muốn có.
  • D. chỉ người thông minh mới có.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác