Tắt QC

Trắc nghiệm Đạo đức 3 chân trời sáng tạo học kì II (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm đạo đức 3 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ngày, tháng, năm sinh của Bác Hồ là?

  • A. 19/5/1890.
  • B. 19/5/1980.
  • C. 20/1/1890.
  • D. 01/2/1890.

Câu 2: Truyền thống là

  • A. Đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống,... được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  • B. Đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống của mỗi gia đình.
  • C. Phong tục của từng gia đình trong dòng họ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  • D. Đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống,... chỉ truyền qua 1 thế hệ.

Câu 3: Quốc kì của Việt Nam gồm mấy màu?

  • A. Một màu.
  • B. Hai màu.
  • C. Ba màu.
  • D. Bốn màu.

Câu 4:Truyền thống quê hương là gì? 

  • A. Truyền thống quê hương là những truyền thống của dòng họ được hình thành và khẳng định qua thời gian. 
  • B. Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương.
  • C. Truyền thống quê hương là những truyền thống gia đình của mỗi vùng miền, địa phương, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác..
  • D. Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 5: Để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, học sinh cần phải làm gì?

  • A. Lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ.
  • B. Siêng năng, kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau. 
  • C. Tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển của quê hương. 
  • D. Cả hai phương án B, C đều đúng.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây nói về truyền thống tốt đẹp của quê hương ?

  • A. Truyền thống yêu thương con người. 
  • B. Truyền thống cần cù lao động. 
  • C. Truyền thống tôn sư trọng đạo. 
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 7: Em không đồng tình với ý kiến nào?

  • A. Nghiêm trang khi chào cờ thể hiện tình yêu Tổ quốc.
  • B. Giữ gìn vẻ đẹp quê hương là trách nhiệm của mỗi chúng ta.
  • C. Trò chơi dân gian không hấp dẫn.
  • D. Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động?

  • A. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh X thường bỏ cuộc.
  • B. Anh Q hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ 18 tuổi.
  • C. Bạn A luôn đạt thành tích cao trong học tập vì sự nỗ lực của bản thân.
  • D. Chị P được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc vì sự chăm chỉ và sáng tạo.

Câu 9: Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn. Nhàn cho ông một ít gạo rồi quát: “Thôi, đi đi!”. Việc làm đó thể hiện?

  • A. Không hòa đồng.
  • B. Không tiết kiệm.
  • C. Không sống chan hòa.
  • D. Không lịch sự với mọi người.

Câu 10: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình ? 

  • A. Uống nước nhớ nguồn.
  • B. Yêu nước chống ngoại xâm.
  • C. Hiếu thảo.
  • D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 11: Minh rủ các bạn tham gia cuộc thi “Tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam”. Ngọc lại khuyên các bạn không nên tham gia vì mất thời gian. Em sẽ làm gì trong tình huống này?

  • A. Khuyên Ngọc nên tham gia vì sẽ khám phá nhiều điều thú vị về đất nước, con người Việt Nam; là một cách học tập thể hiện tình yêu đối với quê hương, đất nước.
  • B. Khuyên Ngọc nên tham gia vì sẽ khám phá nhiều điều thú vị về đất nước, con người Việt Nam; là một cách để rèn luyện sức khoẻ, thể chất và tinh thần.
  • C. Khuyên Ngọc nên tham gia vì sẽ khám phá nhiều điều thú vị về đất nước, con người Việt Nam; đồng thời tham gia sẽ được cô giáo cộng điểm học tập trên lớp.
  • D. Hùa theo Ngọc khuyên các bạn khác không nên tham gia vì mất thời gian.

Câu 12: Đâu là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới? 

  • A. Sơn Đoòng
  • B. Thiên Cung
  • C. Phong Nha
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 13: Khi bạn có chuyện vui em sẽ?

  • A. Chúc mừng, chia vui với bạn.
  • B. Không quan tâm.
  • C. Ghen tỵ với bạn.
  • D. Nói xấu bạn.

Câu 14: Ý nghĩa tên cầu Thê Húc ở hồ Hoàn Kiếm là gì?

  • A. Ngưng tụ hào quang
  • B. Tình vợ chồng keo sơn
  • C. Ánh bình minh đỏ
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 15: Thành phố nào nổi tiếng là nơi du khách có thể trải nghiệm bốn mùa trong một ngày?

  • A. Tam Đảo 
  • B. Đà Lạt 
  • C. Sa Pa
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 17: Em đồng tình với hành vi, biểu hiện nào sau đây?

  • A. Huệ có thói quen đọc sách và chia sẻ điều đọc được với bạn bè.
  • B. Dũng thường xuyên đặt câu hỏi nhờ cô giáo giải đáp.
  • C. Bình không tập trung lắng nghe cô giáo giảng bài.
  • D. Trúc hay quan sát, lắng nghe những hiện tượng trong cuộc sống xung quanh.

Câu 18: Em không tán thành ý kiến nào dưới đây để thể hiện tình yêu Tổ quốc? 

  • A. Yêu gia đình mình là đủ.
  • B. Tìm hiểu lịch sử đất nước.
  • C. Tự hào là người Việt Nam.
  • D. Học tập tốt.

Câu 19: Hòn đảo nào có lối đi giữa biển ? 

  • A. Lý Sơn
  • B. Điệp Sơn
  • C. Côn Sơn
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 20: Hải rủ Tuấn đi chơi nhưng Tuấn chưa học xong bài. Hải nói: Nếu bạn không đi thì tớ không chơi với bạn nữa. Cách xử lí các tình huống phù hợp là

  • A. Bình tĩnh.
  • B. Tuấn phân tích nguyên nhân không đi chơi.
  • C. Tuấn hẹn đi chơi sịp khác.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 21: Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu thơ?

Việt Nam… ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

  • A. Tổ quốc
  • B. Non sông
  • C. Đất nước
  • D. Giang sơn

Câu 22: Đâu không phải hình ảnh thiên nhiên Việt Nam đặc trưng được nhắc đến trong bài?

  • A. Đồi núi
  • B. Cánh cò
  • C. Sông nước
  • D. Đồng lúa

Câu 23: Bạn Lan say sưa kể một câu chyện mà thực ra em đã biết rồi. Em sẽ:

  • A. Nói với bạn: “Giờ cậu mới biết à? Tớ nghe câu chuyện này lâu rồi.
  • B. Cắt ngang lời bạn và nói sang chuyện khác.
  • C. Vờ như được nghe lần đầu và tiếp tục lắng nghe bạn kể chuyện
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 24: An là một học sinh chăm học và có kết quả học tập luôn đứng đầu lớp. Bình bảo An “Cậu học giỏi nhất lớp rồi thì không phải học hỏi ai nữa!”. Nếu em là An, em sẽ nói gì với Bình?

  • A. Nói với Bình rằng bạn nên chăm chỉ đọc sách để có kết quả học tập tốt.
  • B. Nói với Bình rằng bạn nên chăm chỉ học tập tốt để không phải học hỏi từ ai nữa.
  • C. Nói với Bình rằng điều gì chưa hiểu, bạn phải mạnh dạn hỏi cô, không nên giấu dốt.
  • D. Nói với Bình rằng chúng ta nên học hỏi từ bất kì ai, miễn là ở họ có những điều hay đáng để học hỏi.

Câu 25: Giữa trưa hè, bác đưa thư mang thư đến cho nhà em thì em sẽ làm gì?

  • A. Em sẽ cảm ơn bác và mời bác cốc nước.
  • B. Em sẽ không nói gì.
  • C. Em sẽ chế giễu bác đưa thư.
  • D. Em sẽ nói trống không với bác đó.

Câu 26: Tình bạn trong sáng, lành mạnh có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Giúp cho con người cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu đời và hoàn thiện mình hơn.
  • B. Giúp cho mọi người gần nhau hơn.
  • C. Giúp cho mọi người tôn trọng nhau hơn.
  • D. Giúp cho mọi người vui vẻ hơn

Câu 27: A là một học sinh nữ lớp 6 nổi tiếng hát hay, đàn giỏi; B là học sinh nam cùng lớp có biệt tài chơi thể thao giỏi và đẹp trai. Hai bạn học cùng nhau và nảy sinh tình cảm quý mến nhau nhưng giữa hai bạn luôn giữ khoảng cách với nhau và hai bạn hứa với nhau là sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến lên trong học tập. Tổng kết cuối năm A và B lần lượt đứng nhất và nhì của lớp. Tình cảm của A và B được gọi là gì?

  • A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh.
  • B. Tình yêu.
  • C. Tình anh em.
  • D. Tình đồng nghiệp.

Câu 28: Tình bạn lệch lạc, tiêu cực

  • A. Bao che khuyết điểm cho nhau
  • B. Lợi dụng lòng tốt của bạn
  • C. Thờ ơ trước nỗi bất hạnh của  bạn
  • D. Cả A, B, C

Câu 29: Em hãy chọn từ thích hợp vào chỗ chấm.

“…………… là tên của một quốc gia. …………… của nước ta là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

  • A. Quốc hiệu.
  • B. Quốc ca.
  • C. Quốc kì.
  • D. Quốc khánh.

Câu 30: Em thấy các bạn đất từ các đất nước khác nhau trên toàn thế giới. Nhưng vẫn cùng nhau tươi cười và tham gia một trò chơi tập thể. Điều này thể hiện điều gì?

  • A. Đoàn kết bạn bè quốc tế.
  • B. Không đoàn kết.
  • C. Sự mâu thuẫn giữa các bạn.
  • D. Tính không hòa đồng của các bạn.

Câu 31: Bảo vệ công trình công cộng là trách nhiệm của ai?

  • A. Chú công an.
  • B. Chú bảo vệ.
  • C. Chú bộ đội.
  • D. Tất cả mọi người.

Câu 32: Em sẽ làm gì khi thấy cụ già qua đường?

  • A. Mặc kệ cụ.
  • B. Dắt cụ sang đường.
  • C. Trêu ngươi cụ.
  • D. Đứng nhìn cụ xem cụ đi như thế nào.

Câu 33: Thành và mấy bạn nam chơi đá bóng ở sân đình, chẳng may để bóng rơi trúng vào người một bạn gái đi ngang quang. Trong tình huống đó em sẽ khuyên bạn như thế nào?

  • A. Khuyên bạn xin lỗi bạn gái đó và hỏi xem bạn có bị làm sao không. 
  • B. Mặc kệ bạn.
  • C .Trêu đùa bạn cho bạn khóc.
  • D. Bỏ đi chơi chỗ khác.

Câu 34: Khi đi máy bay cần

  • A. Phải thắt dây an toàn.
  • B. Nghe theo chỉ dẫn của các hướng dẫn viên.
  • C. Không sử dụng điện thoại khi máy bay cất cánh và hạ cánh.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 35: Tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích, lí tưởng được gọi là?

  • A. Tình yêu.
  • B. Tình bạn.
  • C. Tình đồng chí.
  • D. Tình anh em.

Câu 36: Câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng khuyên chúng ta điều gì?

  • A. Không chơi với bất kì ai.
  • B. Chỉ nên chơi với người xấu.
  • C. Chỉ nên chơi với những người quen biết.
  • D. Lựa chọn người bạn tốt để mình học tập được nhiều điều tốt.

Câu 37: Chị hàng xóm rủ Na đi xuồng đến chợ nổi. Na nhắc chị đưa áo phao để mặc nhưng chị bảo: “Không cần đâu em, chợ gần nhà mà”? Nếu em là Na, em sẽ làm gì?

  • A. Nói với chị rằng em không biết bơi và không mặc áo phao sẽ rất nguy hiểm.
  • B. Không đi cùng chị nữa dù chị đưa cho áo phao để mặc.
  • C. Đi cùng chị và không mặc áo phao vì chợ gần nhà.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 38: Em không tán thành ý kiến nào sau đây về tình bạn?

  • A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía
  • B. Bạn bè phải biết bảo vệ nhau trong mọi trường hợp.
  • C. Biết phê bình nhau trong mọi trường hợp.
  • D. Có thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa hai người khác giới.

Câu 39: Lá cờ tượng trưng cho một quốc gia được gọi là?

  • A. Quốc ca
  • B. Quốc kì
  • C.Quốc hiệu
  • D. Quốc khánh

Câu 40: Em chào cờ và hát Quốc ca khi nào?

  • A. Trong lễ Khai giảng
  • B. Trong lễ chào cờ đầu tuần
  • C. Trong buổi sinh hoạt lớp
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác