Tắt QC

Trắc nghiệm công nghệ 7 cánh diều học kì I (P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công nghệ 7 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Các phương pháp tưới nước cho cây trồng là

  • A. Tưới tràn cho nước chảy tràn trên mặt ruộng.

  • B. Tưới rãnh cho nước chảy vào rãnh, nước thẩm vào luống tới rễ cây.

  • C. Tưới phun mưa hoặc tưới nhỏ giọt hoặc tưới ngầm

  • D. Tất cả phương án trên.

Câu 2: Chuẩn bị đất như thế nào là đạt yêu cầu?

  • A. Làm đất trở nên tơi xốp, đủ độ ẩm và chất dinh dưỡng

  • B. Loại bỏ các chất độc hại, cỏ dại và mầm sâu, bệnh gây hại cho cây trồng.

  • C. Tạo luống, đắp mô phù hợp với từng loại cây trồng (dễ chăm sóc, chống ngập úng, tạo tầng đất dày cho cây phát triển).

  • D. Cả A, B, C

Câu 3: Các công việc làm đất bao gồm

  • A. Cày, bừa cho đất tơi xốp.
  • B. Lên luống hoặc đắp mô để trồng cây.

  • C. Bón phân cho cây trồng và bón vôi để cải tạo đất.

  • D. Xác định diện tích đất, vệ sinh đất trồng, làm đất và cải tạo đất.

Câu 4: Những yêu cầu kĩ thuật của các bước chuẩn bị cây trồng là gì?

  • A. Kích thước hạt giống đồng đều, không bị sâu, bệnh.

  • B. Kích thước hạt giống to, hạt non càng tốt.

  • C. Cây con khoẻ mạnh, không bị sâu, bệnh.

  • D. A và C

Câu 5: Cách thức gieo hạt theo hàng là gì?

  • A. Tạo các lỗ cạnh đều nhau trên đất trồng và bỏ hạt giống vào lỗ, sau đó phủ lên trên một lớp đất mỏng

  • B. Tạo các lỗ cách đều nhau trên một hàng và bỏ hạt giống vào lỗ, sau đó phủ lên trên một lớp đất mỏng

  • C. Rải hạt trên bề mặt đất trồng với mật độ phù hợp. Có thể phủ lên hạt lớp đất mỏng nếu trồng trong chậu

  • D. A và C

Câu 6: Các nhóm biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại như

  • A. Biện pháp canh tác như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, sử dụng giống chống chịu sâu bệnh, luân canh, xen canh,... để ngăn ngừa và giảm thiệt hại do các loài sâu bệnh gây ra.

  • B. Biện pháp vật lí, cơ giới như bẫy bả, bắt băng tay, bao quả, che lưới,..

  • C. Biện pháp sinh học hoặc biện pháp hóa học

  • D. Cả A, B, C

Câu 7: Hãy chọn phương án đúng khi nói về trường hợp cần tỉa, dặm cây sau nước

  • A. Cần tỉa, dặm cây sau nước khi khoảng cách giữa các cây quá thưa

  • B. Cần tỉa, dặm cây sau nước khi khoảng cách giữa các cây quá dày.
  • C. Cần tỉa, dặm cây sau nước khi cây yếu, phát triển chậm cần thay thế.

  • D. Cần tỉa, dặm cây sau nước khi khoảng cách giữa các cây đều nhau.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về biểu hiện của cây trồng thiếu phân bón?

  • A. Cây trồng thiếu phân bón sẽ còi cọc, kém phát triển, vàng lá, năng suất thấp.
  • B. Cây trồng thiếu phân bón sẽ có nhiều lá, năng suất thấp.

  • C. Cây trồng thiếu phân bón sẽ dễ bị côn trùng gây hại.

  • D. Cây trồng thiếu phân bón sẽ thường ra trái muộn và cành lá sum suê.

Câu 10: Ý kiến nào sau đây là không đúng khi nói về các công việc chăm sóc cây trồng?

  • A. Kiểm tra đất trồng một trong những công việc chăm sóc cây trồng
  • B. Tỉa, dặm cây là một trong những công việc chăm sóc cây trồng

  • C. Làm cỏ, vun xới là một trong những công việc chăm sóc cây trồng

  • D. Bón phân là một trong những công việc chăm sóc cây trồng

Câu 11: Khái niệm nào sau đây là đúng về thời vụ gieo trồng?

  • A. Thời vụ gieo trồng là khoảng thời gian nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng.
  • B. Thời vụ gieo trồng là khoảng thời gian nhất định mà nhiều loại cây được gieo trồng.

  • C. Thời vụ gieo trồng là khoảng thời gian không nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng.

  • D. Thời vụ gieo trồng là khoảng thời gian không nhất định mà nhiều loại cây được gieo trồng.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Mỗi loại cây trồng có phương pháp thu hoạch khác nhau là do đặc điểm của từng loại cây trồng và sở thích thu hoạch của người nông dân.
  • B. Mỗi loại cây trồng có phương pháp thu hoạch khác nhau là do đặc điểm của từng loại cây trồng và nhu cầu sử dụng sản phẩm của con người.

  • C. Mỗi loại cây trồng có phương pháp thu hoạch khác nhau là do nhu cầu sử dụng sản phẩm của con người và giá thành của sản phẩm.

  • D. Mỗi loại cây trồng có phương pháp thu hoạch khác nhau là do nhu cầu xuất khẩu và nhập khẩu của sản phẩm cây trồng.

Câu 13: Hành động nào sau đây là không đúng nhằm bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường khi chăm sóc cây trồng.

  • A. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với nồng độ và liều lượng cao để diệt sâu hại.
  • B. Sử dụng đồ bảo hộ (quần, áo, kính, khẩu trang,...) khi phun thuốc cho cây trồng.

  • C. Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật về đúng nơi quy định.

  • D. Sử dụng gang tay, khi bắt sâu chăm sóc cho cây trồng

Câu 14: Chọn ý đúng nhất khi nói về phương thức canh tác hai, nhiều loại cây trồng trên cùng một diện tích

  • A. Canh tác hai, nhiều loại cây trồng trên cùng một diện tích cùng thuộc phương thức tăng vụ

  • B. Canh tác hai, nhiều loại cây trồng trên cùng một diện tích cùng thuộc phương thức luân canh
  • C. Canh tác hai, nhiều loại cây trồng trên cùng một diện tích cùng thuộc phương thức xen canh

  • D. Canh tác hai, nhiều loại cây trồng trên cùng một diện tích cùng thuộc phương thức luân canh, xen canh

Câu 15: Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về những yếu tố ảnh hưởng đến số vụ gieo trồng lúa trong năm ở nước ta?

  • A. Những yếu tố ảnh hưởng đến số vụ gieo trồng lúa trong năm ở nước ta đó là lượng nước tưới, trình độ canh tác, khí hậu và thời gian sinh trưởng của giống cây trồng

  • B. Những yếu tố ảnh hưởng đến số vụ gieo trồng lúa trong năm ở nước ta đó là lượng nước tưới, khí hậu và thời gian sinh trưởng của giống cây trồng

  • C. Những yếu tố ảnh hưởng đến số vụ gieo trồng lúa trong năm ở nước ta đó là lượng nước tưới, trình độ canh tác, khí hậu, thời gian sinh trưởng của giống cây trồng và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm.

  • D. Những yếu tố ảnh hưởng đến số vụ gieo trồng lúa trong năm ở nước ta đó là lượng nước tưới, trình độ canh tác, khí hậu và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm.

Câu 16: Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A. Nếu đất trồng không được xử lí tốt nguồn phát sinh sâu, bệnh thì vụ mùa sẽ bị chết do sinh trưởng, phát triển kém.

  • B. Nếu đất trồng không được xử lí tốt nguồn phát sinh sâu, bệnh thì vụ mùa sẽ bị xuất hiện sâu, bệnh hại phá hoại mùa màng.
  • C. Nếu đất trồng không được xử lí tốt nguồn phát sinh sâu, bệnh thì đất sẽ có nhiều cỏ dại, chất độc hại ảnh hưởng đến cây trồng

  • D. Nếu đất trồng không được xử lí tốt nguồn phát sinh sâu, bệnh thì đất sẽ không tơi xốp, thiếu dinh dưỡng cho cây.

Câu 17: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về thời gian ngâm ủ của hạt giống?

  • A. Thời gian ngâm ủ của hạt giống phụ thuộc vào đặc điểm của giống cây trồng.
  • B. Thời gian ngâm ủ của hạt giống phụ thuộc vào chất lượng của hạt giống.

  • C. Thời gian ngâm ủ của hạt giống phụ thuộc vào kích thước của hạt giống.

  • D. Thời gian ngâm ủ của hạt giống phụ thuộc vào độ đồng đều của hạt.

Câu 18: Đoạn cành giâm được cắt như thế nào là đạt yêu cầu?

  • A. Đoạn cảnh giảm phải có nhiều lá.

  • B. Đoạn cành giâm phải ngắn, không có chồi (mắt)

  • C. Đoạn cành giâm phải có chồi (mắt), được cắt vát và tỉa bớt lá.
  • D. Đoạn cành giâm cắt dài và tỉa hết lá, không chồi (mắt).

Câu 19: Đặc điểm của các loại cây được chọn để nhân giống bằng phương pháp giâm cành là gì?

  • A. Cây có khả năng ra quả nhanh

  • B. Cây có khả năng ra hoa nhanh

  • C. Cây có khả năng ra rễ phụ nhanh
  • D. Cây dễ trồng, mau lớn.

Câu 20: Hãy chọn câu đúng khi nói về ưu điểm của phương pháp giâm cành so với nhân giống từ hạt?

  • A. Phương pháp giâm cành có ưu điểm so với cây được nhân giống từ hạt đó là nhân nhanh giống cây trồng hơn.

  • B. Phương pháp giâm cành có ưu điểm so với cây được nhân giống từ hạt đó là giữ nguyên được tình trạng tốt mong muốn

  • C. Phương pháp giâm cành có ưu điểm so với cây được nhân giống từ hạt đó là thời gian cho thu thu hoạch sản phẩm ngắn vì cây từ cành giâm và cành chiết sớm ra hoa.
  • D. Tất cả phương án trên đều đúng

Câu 21: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về cách để cắm cành giâm vào giá thể (đất trồng)?

  • A. Chỉ có một cách cắm nghiêng (cành nghiêng một góc so với bề mặt giá thể).

  • B. Có hai cách cắm nghiêng và cắm thẳng đứng (cành vuông góc với bề mặt giá thể).

  • C. Có hai cách đó là cắm thẳng và cắm cành nằm ngang (cành nằm lên bề mặt giá thể).

  • D. Có ba cách cắm nghiêng, cắm thẳng đứng và cắm nh nằm ngang.

Câu 22: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về vai trò quan trọng nhất của rừng?

  • A. Vai trò quan trọng nhất của rừng là bảo vệ đất

  • B. Vai trò quan trọng nhất của rừng là cung cấp vật liệu

  • C. Vai trò quan trọng nhất của rừng là điều hòa khí hậu
  • D. Vai trò quan trọng nhất của rừng là bảo vệ đa dạng sinh học

Câu 23: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về các loại rừng phòng hộ?

  • A. Rừng phòng hộ bao gồm vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng văn hoá – lịch sử – môi trường.

  • B. Rừng phòng hộ bao gồm rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng.

  • C. Rừng phòng hộ bao gồm rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.
  • D. Rừng phòng hộ bao gồm rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường

Câu 24: Các khu rừng trên thế giới hiện đang lưu trữ khoảng

  • A. 500 tỉ tấn carbon, ngang bằng lượng carbon trôi nổi trong khí quyển

  • B. 1.000 tỉ tấn carbon, ít hơn 2 lần lượng carbon trôi nổi trong khí quyển

  • C. 1.000 tỉ tấn carbon, nhiều gấp 2 lần lượng carbon trôi nổi trong khí quyển

  • D. 1.500 tỉ tấn carbon, ít hơn 2 lần lượng carbon trôi nổi trong khí quyển

Câu 25: Vườn quốc gia Cát Bà thuộc loại rừng nào sau đây?

  • A. Rừng đặc dụng
  • B. Rừng phòng hộ

  • C. Rừng sản xuất

  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 26: Đâu là rừng thuộc loại rừng phòng hộ của Việt Nam?

  • A. Rừng keo ở Sơn Động, Bắc Giang
  • B. Rừng thông ở Mộc Châu, Sơn La

  • C. Rừng ngập mặn phòng hộ huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh

  • D. Vườn quốc gia Yok Don

Câu 27: Đâu là rừng thuộc loại rừng đặc dụng của Việt Nam?

  • A. Rừng phòng hộ biển Tây tỉnh Cà Mau

  • B. Rừng ngập mặn phòng hộ huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh

  • C. Vườn quốc gia Phú Quốc
  • D. Rừng keo ở Sơn Động, Bắc Giang

Câu 28:  Có bao nhiêu khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam?

  • A. 10

  • B. 11
  • C. 12

  • D. 13

Câu 29: Có mấy loại rừng phòng hộ?

  • A. 1

  • B. 2

  • C. 3
  • D. 4

Câu 30: Rừng chắn cát ở nước ta tập trung ở đâu?

  • A. Vùng đầu nguồn các con sông.

  • B. Vùng ven biển.
  • C. Vùng đồng bằng.

  • D. Vùng trung du.

Câu 31: Rừng trên toàn thế giới chiếm bao nhiêu % diện tích mặt đất?

  • A. 20%
  • B. 30%

  • C. 40%

  • D. 50%

Câu 32: Kiểu thời tiết nào phù hợp cho việc trồng rừng ở nước ta? 

  • A. Thời tiết ấm, ẩm.
  • B. Thời tiết nóng, khô hạn

  • C. Thời tiết lạnh, hanh khô

  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 33: Trồng cây con vào thời điểm thời tiết ấm, ẩm sẽ giúp cây

  • A. Bén rễ nhanh

  • B. Tỉ lệ sống cao

  • C. Sinh trưởng và phát triển tốt

  • D. Cả A, B, C

Câu 34: Hãy lựa chọn phương án đúng về thời vụ trồng cây phù hợp với khu vực miền Bắc nước ta.

  • A. Thời vụ trồng cây phù hợp với khu vực miền Bắc nước ta là mùa mưa (tháng 9 đến tháng 12) vì mùa mưa là thời điểm thích hợp với điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, giúp cho cây dễ dàng sinh trưởng và phát triển
  • B. Thời vụ trồng cây phù hợp với khu vực miền Bắc nước ta là mùa xuân và mùa thu vì ở miền Bắc, mùa xuân độ ẩm không khí cao, thường hay có mưa phùn, thuận lợi cho cây cối phát triển, đâm chồi, nảy lộc. Mùa thu có thời tiết mát mẻ.

  • C. Thời vụ trồng cây phù hợp với khu vực miền Bắc nước ta là mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11) vì mùa mưa độ ẩm cao, nền nhiệt ấm, rất thích hợp để cây trồng phát triển.

  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 35: Tại sao trước khi đào hố trồng cây rừng phải làm cỏ và phát quang ở xung quanh miệng hố?

  • A. Tại vì cỏ và các cây hoang mọc xung quanh chiếm diện tích của cây non mới trồng.

  • B. Tại vì đất hoang lâm nghiệp thường có nhiều loại cây khác nhau mọc nhiều, chúng sẽ che ánh sáng khỏi cây non vừa mới trồng.

  • C. Tại vì đất hoang lâm nghiệp thường có cây hoang dại mọc nhiều, chúng sẽ chèn ép và cạnh tranh ánh sáng, chất dinh dưỡng và nước với cây trồng còn non yếu.

  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 36: Ý kiến nào sau đây là đúng về dung dịch hồ rễ?

  • A. Dung dịch hồ rễ dùng để nhúng bộ rễ của cây con rễ trần trước khi trồng gồm 50% đất mùn, 50% phân chuồng hoai, 1-2% supe lân và nước.
  • B. Dung dịch hồ rễ dùng để nhúng bộ rễ của cây con rễ trần trước khi trồng gồm 60% đất mùn, 40% phân chuồng hoai, 1-2% supe lân và nước.

  • C. Dung dịch hồ rễ dùng để nhúng bộ rễ của cây con rễ trần trước khi trồng gồm 50% đất mùn, 50% phân chuồng hoai, 2-4% supe lân và nước.

  • D. Dung dịch hồ rễ dùng để nhúng bộ rễ của cây con rễ trần trước khi trồng gồm 40% đất mùn, 60% phân chuồng hoai, 1-2% supe lân và nước.

Câu 37: Nội dung nào sau đây là đúng về yêu cầu khi tạo lỗ trong hố đất để trồng cây?

  • A. Khi tạo lỗ trong hố đất để trồng cây con có bầu, độ sâu của hố đất phải lớn hơn chiều cao bầu đất.
  • B. Khi tạo lỗ trong hố đất để trồng cây con có bầu, độ sâu của hố đất phải nhỏ hơn chiều cao bầu đất.

  • C. Khi tạo lỗ trong hố đất để trồng cây con có bầu, độ sâu của hố đất phải đúng bằng chiều cao bầu đất.

  • D. Cả A, C đều đúng

Câu 38: Nhận định nào sau đây đúng với việc bón phân định kì trong quá trình trồng rừng?

  • A. Việc bón phân định kì trong quá trình chăm sóc rừng có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại.

  • B. Việc bón phân định kì trong quá trình chăm sóc rừng có tác dụng hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh hại.

  • C. Việc bón phân định kì trong quá trình chăm sóc rừng có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây rừng.
  • D. Việc bón phân định kì trong quá trình chăm sóc rừng có tác dụng kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật đất.

Câu 39: Hiện nay, nạn phá rừng khiến thế giới mỗi năm mất đi từ

  • A. 25.000 km2 – 50.000 km2

  • B. 50.000 km2 – 100.000 km2

  • C. 110.000 km2 – 120.000 km2
  • D. 120.000 km2 – 150.000 km2

Câu 40: Đại hội đồng Liên hiệp quốc công nhận ngày nào hằng năm là Ngày Quốc tế về Rừng?

  • A. 21/3 hằng năm
  • B. 22/10 hằng năm

  • C. 26/ 3 hằng năm

  • D. 20/11 hằng năm

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác