Trắc nghiệm công nghệ 7 cánh diều học kì I (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công nghệ 7 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Các nhóm cây trồng được phân chia thành: cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm là dựa vào cách phân loại nào sau đây?
A. Theo nguồn gốc cây trồng.
B. Theo thời gian sinh trưởng
C. Theo mục đích sử dụng
D. Theo chức năng của sản phẩm.
Câu 2: Đâu là triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam?
A. Phát triển các vùng chuyên canh tập trung cho các loại cây trồng chủ lực.
B. Áp dụng phương thức, công nghệ trồng trọt tiên tiến giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
C. Nông dân sáng tạo, ham học hỏi giúp nâng cao vị thế của sản xuất nông nghiệp Việt Nam
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3: Phương pháp tưới ngập thường được áp dụng cho loại cây trồng nào?
A. Cây lúa
B. Cây rau màu
C. Cây có thân, rễ to, khỏe
D. Cây ăn quả
Câu 4: Đâu là thời gian của vụ đông xuân?
A. Tháng 6 – tháng 11
B. Tháng 6 – tháng 9
C. Tháng 10 – tháng 1 năm sau
D. Tháng 2 – tháng 5
Câu 5: Mô tả nào phù hợp với phương pháp nhân giống giâm cành?
A. Cắt một đoạn cành, cắm xuống đất để tạo cây mới.
B. Tách vỏ một đoạn cành trên cây đang sống, dùng đất bó lại để hình thành rễ và tách đem trồng.
C. Ghép mắt hoặc cành của cây mang những đặc tính mong muốn vào một cây khác để tạo thành một cây mới.
D. Tách lấy mô của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để tạo cây con.
Câu 6: Nhúng cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ trong thời gian bao lâu?
A. 5 – 10 phút
B. 10 – 15 phút
C. 5 – 10 giây
D. 15 – 20 giây
Câu 7: Theo mục đích sử dụng, có loại rừng nào?
A. Rừng đặc dụng
B. Rừng phòng hộ
C. Rừng sản xuất
D. Cả 3 loại trên
Câu 8: Đâu là vai trò của rừng đặc dụng?
A. Bảo tồn nguồn gene sinh vật rừng
B. Cung cấp gỗ, củi cho con người
C. Cung cấp phương thực, thực phẩm
D. Bảo vệ đất, chống xói mòn
Câu 9: Kích thước hố loại 1 làm đất trồng cây (chiều dài x chiều rộng x chiều sâu) là
A. 30 x 30 x 30 cm
B. 30 x 40 x 30 cm
C. 40 x 40 x 40 cm
D. 40 x 40 x 30 cm
Câu 10: Thời vụ phù hợp với việc trồng rừng ở miền Trung và miền Nam nước ta là:
A. Mùa xuân và mùa hè
B. Mùa xuân và mùa thu
C. Mùa mưa
D. Tất cả các mùa trong năm
Câu 11: Ý nào không phải mục đích của việc chăm sóc rừng?
A. Hạn chế sự phát triển của cỏ dại, sâu bệnh.
B. Làm đất tơi xốp
C. Mở rộng diện tích đất rừng
D. Bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây rừng
Câu 12: Mục đích chăm sóc cây rừng sau khi trồng là gì?
A. Giúp cây con có khả năng chịu khô hạn
B. Giúp cây con có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển nhanh
C. Giúp cây con không bị sâu, bệnh hại
D. Giúp cho rễ của cây con cắm chắc vào đất
Câu 13: Để bảo vệ rừng cần phải nghiêm cấm hành vi nào?
A. Khai thác gỗ quý hiếm bừa bãi
B. Chăm sóc cây rừng
C. Tuyên truyền bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã
D. Trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc
Câu 14: Đâu không phải biện pháp bảo về rừng?
A. Ngăn chặn và nghiêm cấm mọi hành vi phá hoại tài nguyên rừng, đất rừng
B. Kinh doanh rừng, đất rừng phải được Nhà nước cho phép
C. Đốt rừng làm nương rẫy
D. Phòng chống cháy rừng
Câu 15: Đâu là triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam?
A. Phát triển các vùng chuyên canh tập trung cho các loại cây trồng chủ lực.
B. Áp dụng phương thức, công nghệ trồng trọt tiên tiến giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
C. Nông dân sáng tạo, ham học hỏi giúp nâng cao vị thế của sản xuất nông nghiệp Việt Nam
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 16: Có bao nhiêu phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 17: Hãy lựa chọn những phương án đúng về vai trò chủ yếu của rừng sản xuất.
(1) Bảo tồn nguồn gene sinh vật rừng.
(2) Cung cấp gỗ, củi cho con người.
(3) Phục vụ nghiên cứu khoa học.
(4) Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
(5) Điều hoà khí hậu.
(6) Cung cấp nguồn dược liệu cho con người.
(7) Phục vụ nghỉ ngơi, du lịch.
A. (4), (6), (7)
B. (2), (4), (5)
C. (2), (4), (6)
D. (2), (3), (6)
Câu 18: Vai trò của rừng đối với sinh hoạt, sản xuất là?
A. Điều hòa khí hậu
B. Chắn gió, chắn cát, chắn sóng
C. Bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn đất; giảm lũ lụt, hạn hán
D. Cung cấp lương thực, thực phẩm
Câu 19: Vì sao cần nén đất 2 lần khi trồng rừng bằng cây con?
A. Để rễ phát triển thuận lợi hơn.
B. Để đảm bảo gốc cây được giữ chặt, không bị đổ
C. Để cây hút được nhiều chất dinh dưỡng
D. Để rễ cây không bị ngập úng
Câu 20: Người ta đào hố trồng cây rừng theo mấy loại kích thước?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 21: Đâu không phải ý nghĩa của việc bảo vệ rừng?
A. Bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học
B. Lưu giữ carbon
C. Giảm thiểu tác hại của thiên tai và biến đổi khí hậu
D. Khai thác gỗ, củi cho con người.
Câu 22: Những việc làm nào sau đây có tác dụng bảo vệ rừng?
- Làm cỏ, chăm sóc rừng thường xuyên
- Chăn thả gia súc (trâu, bò, …) trong khu vực rừng
- Không mua bán, ăn thịt động vật hoang dã
- Đốt rừng làm nương rẫy
- Khai thác các loại gỗ quý hiếm càng nhiều càng tốt
- Tích cực trồng rừng
- Phòng chống cháy rừng
- Tuyên truyền bảo vệ rừng
A. 1 - 2 - 3 - 5 - 6 - 8
B. 1 - 4 - 5 - 7 - 8
C. 1 - 3 - 6 - 7 - 8
D. 1 - 3 - 5 - 6 - 7
Câu 23: Những nhóm cây trồng nào sau đây đều là cây công nghiệp?
A. Chè, cà phê, cao su.
B. Bông, hồ tiêu, vải.
C. Hoa hồng, hoa lan, hoa cúc.
D. Bưởi, nhãn, chôm chôm.
Câu 24: Trồng trọt cung cấp nguyên liệu cho:
A. Công nghiệp chế biến thực phẩm
B. Dược phẩm
C. Mĩ phẩm
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 25: Thứ tự các bước trong quy trình trồng trọt là?
A. Chăm sóc → Làm đất, bón lót → Gieo trồng → Thu hoạch.
B. Làm đất, bón lót → Gieo trồng → Chăm sóc → Thu hoạch.
C. Gieo trồng → Làm đất, bón lót → Chăm sóc → Thu hoạch.
D. Gieo trồng → Làm đất, bón lót → Thu hoạch → Chăm sóc.
Câu 26: Hãy xác định hướng ưu tiên đúng khi sử dụng các biện pháp phỏng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
A. Biện pháp canh tác → Biện pháp sinh học → Biện pháp vật lí, cơ giới → Biện pháp hoá học.
B. Biện pháp sinh học → Biện pháp canh tác → Biện pháp vật lí, cơ giới → biện pháp hoá học.
C. Biện pháp canh tác → Biện pháp vật lí, cơ giới → Biện pháp sinh học → Biện pháp hoá học.
D. Biện pháp hoá học → Biện pháp canh tác → Biện pháp vật lí, cơ giới → Biện pháp sinh học.
Câu 27: Mô tả nào phù hợp với phương pháp nhân giống nuôi cấy mô?
A. Cắt một đoạn cành, cắm xuống đất để tạo cây mới.
B. Tách vỏ một đoạn cành trên cây đang sống, dùng đất bó lại để hình thành rễ và tách đem trồng.
C. Ghép mắt hoặc cành của cây mang những đặc tính mong muốn vào một cây khác để tạo thành một cây mới.
D. Tách lấy mô của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để tạo cây con.
Câu 28: Bộ phận nào của cây không được sử dụng làm nguyên liệu nhân giống vô tính?
A. Bộ phận cành cây
B. Bộ phận nụ của cây
C. Bộ phận lá cây
D. Bộ phận thân cây
Câu 29: Rừng là một vùng đất rộng lớn, gồm:
A. Rất nhiều loài thực vật và các yếu tố môi trường sống.
B. Rất nhiều loài động vật và các yếu tố môi trường sống.
C. Rất nhiều loài sinh vật và các yếu tố môi trường sống.
D. Rất nhiều loài thực vật, động vật, vi sinh vật và các yếu tố môi trường sống của chúng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Câu 30: Rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường là rừng gì?
A. Rừng đặc dụng
B. Rừng phòng hộ
C. Rừng sản xuất
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 31: Công việc nào dưới đây thuộc giai đoạn chuẩn bị cây con để trồng rừng?
A. Chuẩn bị phân bón lót cho cây.
B. Chọn cây con đủ tiêu chuẩn, sinh trưởng, phát triển tốt.
C. Làm sạch cỏ chỗ đào hố trồng cây
D. Tưới nước để cây con sinh trưởng, phát triển tốt
Câu 32: Khi tạo lỗ trong hố đất để trồng cây con có bầu, độ sâu của hố đất có yêu cầu gì?
A. Phải lớn hơn chiều cao bầu đất.
B. Phải nhỏ hơn chiều cao bầu đất.
C. Phải đúng bằng chiều cao bầu đất.
D. Đáp án khác
Câu 33: Với cây rừng trồng phân tán, người ta làm rào bảo vệ bằng cách nào?
A. Trồng cây dứa dại dày bao quanh khu rừng trồng
B. Làm rào bằng tre, nứa bao quanh khu rừng trồng
C. Làm rào bằng tre, nứa bao quanh từng cây
D. Trồng cây dứa dại dày bao quanh từng cây
Câu 34: Năm thứ tư có số lần chăm sóc cây rừng sau khi trồng là
A. Chăm sóc cây rừng từ 1 đến 2 lần
B. Chăm sóc cây rừng từ 2 đến 3 lần
C. Chăm sóc cây rừng từ 3 đến 4 lần
D. Chăm sóc cây rừng từ 4 đến 5 lần
Câu 35: Để bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào sau đây?
A. Bảo vệ rừng đầu nguồn
B. Phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên
C. Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép
D. Mở rộng diện tích rừng
Câu 36: Làm hàng rào bảo vệ rừng sau khi trồng nhằm mục đích chính là gì?
A. Bảo vệ cây rừng không bị động vật phá hoại.
B. Bảo vệ cây rừng không bị sâu, bệnh gây hại.
C. Bảo vệ cây rừng không bị gió, bão làm đổ.
D. Bảo vệ cây rừng không bị con người phá hoại.
Câu 37: Những công nghệ cao nào sau đây được áp dụng trong trồng trọt công nghệ cao?
1. Robot thu hoạch.
2. Máy bay không người lái.
3. Máy đo pH của đất, nước.
4. Phân bón nano.
5. Cảm biến.
6. Bình phun thuốc trừ sâu.
A. 1, 2, 4, 5
B. 1, 2, 3, 4
C. 2, 3, 4, 5
D. 3, 4, 5, 6
Câu 38: Đặc điểm của nghề trồng trọt là
A. Cải tiến và phát triển các giống cây trồng mới năng suất cao, chất lượng tốt
B. Tham gia sản xuất và quản lí các cây trồng khác nhau
C. Đưa ra dự báo về sâu bệnh và các biện pháp phòng trừ
D. Đưa ra hướng dẫn kĩ thuật giúp người sản xuất tăng năng suất, chất lượng cây trồng
Câu 39: Tiêu chuẩn chọn cành giâm là:
A. cành non, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.
B. cành già, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.
C. cành bánh tẻ, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.
D. cành non hoặc bánh tẻ, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.
Câu 40: Nhóm cây nào dưới đây dễ nhân giống bằng phương pháp giâm cành?
A. Cây mía, cây cam, cây ổi
B. Cây mía, cây sắn, cây rau ngót
C. Cây rau mồng tơi, cây bắp, cây đậu
D. Cây bạc hà, cây mía, cây bắp.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm công nghệ 7 cánh diều học kì I
Bình luận