Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối bài 18: Giới thiệu về điện tử tương tự

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối tri thức bài 18: Giới thiệu về điện tử tương tự có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tín hiệu tương tự là: 

  • A. Tín hiệu có biên độ biến đổi liên tục theo thời gian 
  • B. Tín hiệu có biên độ không biến đổi theo thời gian 
  • C. Tín hiệu có tần số biến đổi liên tục theo thời gian 
  • D. Tín hiệu có tần số không biến đổi theo thời gian 

Câu 2: Tín hiệu tương tự có mấy loại?

  • A. 2 loại
  • B. 3 loại 
  • C. 4 loại
  • D. 5 loại

Câu 3: Tín hiệu tương tự được biểu diễn thông qua các đại lượng nào? 

  • A. Dòng điện hoặc công suất
  • B. Dòng điện hoặc điện áp 
  • C. Công suất hoặc thời gian 
  • D. Công suất hoặc tần số 

Câu 4: Tín hiệu tuần hoàn thông thường có dạng:

  • A. hình sin 
  • B. Đường thằng song song với trục hoành 
  • C. đường parabol 
  • D. đường thẳng đi qua trục tọa độ 

Câu 5: Linh kiện nào sau đây không được sử dụng trong mạch khuếch đại?

  • A. Điện trở 
  • B. Cầu dao 
  • C. Tụ điện 
  • D. Cuộn cảm 

Câu 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Mạch khuếch đại biên độ điện áp biến đổi biên độ tín hiệu lối ra ………… biên độ tín hiệu lối vào 

  • A. Lớn hơn 
  • B. Nhỏ hơn 
  • C. Bằng 
  • D. Lớn hơn hoặc bằng 

Câu 7: Quan sát sơ đồ sau và cho biết đây là sơ đồ nguyên lí của mạch nào? 

A diagram of a circuit

Description automatically generated

  • A. Mạch điều chế biên độ 
  • B. Mạch giải điều chế biên độ 
  • C. Mạch khuếch đại biên độ điện áp 
  • D. Mạch điều chế tần số 

Câu 8: Quan sát sơ đồ sau và cho biết đây là sơ đồ nguyên lí của mạch nào? 

  • A. Mạch điều chế biên độ 
  • B. Mạch giải điều chế biên độ 
  • C. Mạch khuếch đại biên độ điện áp 
  • D. Mạch điều chế tần số

Câu 9: Mạch nào sau đây có thể giúp truyền tín hiệu có tần số thấp đi xa? 

  • A. Mạch khuếch đại. 
  • B. Mạch điều chế. 
  • C. Mạch tách sóng. 
  • D. Mạch cộng tín hiệu. 

Câu 10: Vai trò của mạch điều chế là gì?

  • A. Truyền dẫn tín hiệu đi xa 
  • B. Tăng cường biên độ tín hiệu mà không làm thay đổi dạng tín hiệu 
  • C. Tách tín hiệu cần truyền ra khỏi sóng mang 
  • D. Thay đổi dạng tín hiệu 

Câu 11: Chọn đáp án đúng: Trong điều chế biên độ:

  • A. Biên độ sóng mang biến đổi theo tín hiệu cần truyền đi 
  • B. Biên độ tín hiệu cần truyền đi biến đổi theo sóng mang 
  • C. Tần số sóng mang thay đổi theo tín hiệu cần truyền đi 
  • D. Tần số tín hiệu cần truyền đi thay đổi theo sóng mang 

Câu 12: Chọn đáp án đúng: Trong điều chế biên độ:

  • A. Tần số, biên độ sóng mang thay đổi theo tín hiệu cần truyền đi.
  • B. Tần số sóng mang thay đổi theo tín hiệu cần truyền đi, biên độ sóng mang không thay đổi
  • C. Tần số tín hiệu cần truyền đi thay đổi theo sóng mang, biên độ sóng mang không thay đổi
  • D. Tần số và biên độ tín hiệu cần truyền đi thay đổi theo sóng mang

Câu 13: Quan sát sơ đồ sau và cho biết đây là sơ đồ nguyên lí của mạch nào? 

A diagram of a circuit

Description automatically generated

  • A. Mạch điều chế biên độ 
  • B. Mạch giải điều chế biên độ 
  • C. Mạch khuếch đại biên độ điện áp 
  • D. Mạch điều chế tần số 

Câu 14: Vì sao phải sử dụng sóng mang tần số cao để truyền đi xa?

  • A. Vì tín hiệu mang thông tin thường có tần số thấp nên muốn truyền đi xa phải sử dụng sóng mang tần số cao với khả năng bức xạ thành sóng điện từ 
  • B. Vì tín hiệu mang thông tin thường có biên độ thấp nên muốn truyền đi xa phải sử dụng sóng mang biên độ cao với khả năng bức xạ thành sóng điện từ 
  • C. Vì tín hiệu mang thông tin thường có điện áp thấp nên muốn truyền đi xa phải sử dụng sóng mang điện áp cao với khả năng bức xạ thành sóng điện từ 
  • D. Vì tín hiệu mang thông tin thường có dòng điện thấp nên muốn truyền đi xa phải sử dụng sóng mang dòng điện cao với khả năng bức xạ thành sóng điện từ 

Câu 15: Ai là người phát minh ra điều chế biên độ (AM) 

  • A. Edwin Howard Armstrong 
  • B. Reginaid Fessenden
  • C. Albert Einstein
  • D. Ernest Rutherford

Câu 16: Ai là người phát minh ra điều chế tần số (FM) 

  • A. Edwin Howard Armstrong 
  • B. Reginaid Fessenden
  • C. Albert Einstein
  • D. Ernest Rutherford

Câu 17: Mạch giải điều chế tín hiệu còn được gọi là: 

  • A. Mạch trộn sóng 
  • B. Mạch tách sóng 
  • C. Mạch khuếch đại 
  • D. Mạch điều chế tín hiệu

Câu 18: Hiện nay, điều chế biên độ được ứng dụng trong các lĩnh vực nào? 

  • A. Lĩnh vực giáo dục 
  • B. Lĩnh vực thông tin liên lạc 
  • C. Lĩnh vực hàng hải 
  • D. Lĩnh vực kinh doanh 

Câu 19: Quan sát hình sau và cho biết tín hiệu nào là tín hiệu tương tự? 

A graph of a line graph

Description automatically generated with medium confidence

  • A. Đồ thị hành a 
  • B. Đồ thị hình b 
  • C. Đồ thị hình c 
  • D. Đồ thị hình a và c 

Câu 20: Mạch khuếch đại biên độ có phần tử khuếch đại là: 

  • A. diode 
  • B. cuộn cảm 
  • C. transistor
  • D. tụ điện

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác