Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ 10 trồng trọt kết nối tri thức kì I

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 10 trồng trọt kết nối tri thức kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1:  Em hãy cho biết, theo nguồn gốc, cây trồng được chia thành nhóm nào sau đây?

  • A. Nhóm cây ôn đới
  • B. Nhóm cây nhiệt đới
  • C. Nhóm cây á nhiệt đới
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Kĩ thuật cao và thiết bị phức tạp, cho biết đây là nhược điểm của phương pháp tạo giống cây trồng nào?

  • A. Tạo giống cây trồng bằng phương pháp đa bội thể
  • B. Tạo giống cây trồng bằng phương pháp chuyển gen
  • C. Tạo giống cây trồng bằng phương pháp đột biến gen
  • D. Tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính

Câu 3: Nhóm cây á nhiệt đới:

  • A. Có nguồn gốc từ những vùng có khí hậu ôn đới
  • B. Có nguồn gốc từ những vùng có khí hậu nhiệt đới
  • C. Được trồng ở những nơi có màu đông lạnh và mùa hè nóng ẩm.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Đâu là ưu điểm của phương pháp chọn giống chọn lọc hỗn hợp?

  • A. không tạo ra nhiều sự khác biệt so với giống gốc.
  • B. nhanh đạt được mục tiêu chọn giống và dễ thực hiện.
  • C. tốn ít thời gian và diện tích đất. 
  • D. tạo ra sự khác biệt rõ theo mục tiêu chọn giống.

Câu 5: Cây trồng phân loại theo đặc tính sinh vật học là:

  • A. Cây ôn đới
  • B. Cây hàng năm
  • C. Cây ăn quả
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6: Tạo giống cây trồng nghĩa là làm gì?

  • A. Hình thành giống mới từ những nguồn vật liệu đã có qua việc thay đổi vật chất di truyền trong tế bào.
  • B. Chọn lọc những cây trồng đã có theo hướng đem lại lợi ích cho con người.
  • C. Hình thành giống mới từ những nguồn vật liệu đã có qua việc thay đổi điều kiện môi trường
  • D. Chọn lọc những cây trồng mới tạo ra theo hướng đem lại lợi ích cho con người.

Câu 7: Câu trồng được thu hoạch như thế nào?

  • A. Hàng năm
  • B. Theo vụ mùa
  • C. Hàng năm hoặc theo vụ mùa
  • D. Đáp án khác

Câu 8: Chọn lọc hỗn hợp áp dụng với loại cây nào?

  • A. Cây tự thụ phấn
  • B. Cây giao phấn
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 9:  Hãy cho biết, giá thể nào sau đây không phải là giá thể trơ cứng?

  • A. Xơ dừa
  • B. Gốm
  • C. Perlite
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 10: Có phương pháp giống cây trồng nào?

  • A. Chọn lọc hỗn hợp
  • B. Chọn lọc cá thể
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 11: Cây trồng được phân loại theo cách nào sau đây?

  • A. Theo nguồn gốc
  • B. Theo đặc tính sinh vật học
  • C. Theo mục đích sử dụng
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 12: Khái niệm phân bón hóa học:

  • A. Là loại phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp.
  • B. Là các chất hữu cơ được vùi vào đất, dùng trong nông nghiệp nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và cải tạo đất.
  • C. Là loại phân bón có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật sống.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình sinh lí của cây trồng?

  • A. Nhiệt độ thấp làm giảm hiệu suất quang hợp
  • B. Nhiệt độ thấp làm giảm hiệu suất hô hấp
  • C. Nhiệt độ cao làm tăng hiệu suất hô hấp
  • D. Nhiệt độ cao làm tăng hiệu suất quang hợp

Câu 14: Trong trồng trọt thì giống cây trồng có ảnh hưởng như thế nào đến năng suất cây trồng?

  • A. Làm tăng chất lượng nông sản
  • B. Làm thay đổi cơ cấu cây trồng
  • C. Quyết định đến năng suất cây trồng
  • D. Làm tăng vụ gieo trồng

Câu 15: Đất trồng có mấy thành phần cơ bản?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 16: Khái niệm phân bón vi sinh:

  • A. Là loại phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp.
  • B. Là các chất hữu cơ được vùi vào đất, dùng trong nông nghiệp nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và cải tạo đất.
  • C. Là loại phân bón có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật sống.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 17: Đâu là thành phần của đất trồng?

  • A. Phần lỏng
  • B. Phần lỏng, phần rắn
  • C. Phần lỏng, phần rắn, phần khí
  • D. Phần lỏng, phần rắn, phần khí, sinh vật đất

Câu 18:  Giống cây trồng bao gồm?

  • A. giống cây nông nghiệp.
  • B. giống cây dược liệu.
  • C. giống cây cảnh và giống nấm ăn.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 19: Phần rắn của đất trồng là:

  • A. Chất vô cơ
  • B. Chất hữu cơ
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 20: Chọn ý mô tả vai trò của giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp?

  • A. Tăng năng suất cây trồng, hạn chế được sâu, bệnh và yếu tố bất lợi của môi trường
  • B. Tăng được số vụ trồng trong một năm, luân canh cây trồng
  • C. Dễ cơ giới hoá
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 21: Đất trồng nào không tốt cho cây trồng?

  • A. Đất chua
  • B. Đất mặn
  • C. Đất bạc màu
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 22: Đâu là nhóm phân bón vi sinh thường được sử dụng?

  • A. Nhóm vi sinh vật cố định đạm: Azotobacter, Clostridium, Rhizobium, Bradyrhizobium, Azospirillum,..
  • B. Nhóm vi sinh vật chuyển hóa lân: Pseudomonas, Bacillus megaterium, B. circulans, Aspergillus,..
  • C. Nhóm vi sinh vật phân giải cellulose: Bacillus, Pseudomonas, Bacillus megaterium
  • D. Nhóm vi sinh vật phân giải cellulose: Bacillus, Pseudomonas, Streptomyces, Aspergillus niger,...

Câu 23: Đặc điểm của phân bón vi sinh là:

  • A. Chứa vi sinh vật sống
  • B. Mỗi loại phân bón vi sinh chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm caay trồng nhất định.
  • C. An toàn cho người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 24: Công nghệ vi sinh:

  • A. Sản xuất các sản phẩm có giá trị
  • B. Phục vụ đời sống
  • C. Phát triển kinh tế, xã hội
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 25:Sử dụng đất cần đảm bảo yếu tố nào sau đây?

  • A. Chọn cây trồng phù hợp với từng loại đất
  • B. Kết hợp sử dụng đất và cải tạo đất
  • C. Canh tác bền vững
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 26: Chất lượng của giống lúa Gia lộc 26 là:

  • A. Gạo trong
  • B. Cơm mềm
  • C. Mùi thơm nhẹ
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 27: Đất mặn chứa nhiều ion Na+ sử dụng biện pháp nào là quan trọng nhất?

  • A. Trồng cây chịu mặn.
  • B. Bón vôi, rửa mặn.
  • C. A và B đều đúng.
  • D. Xây dựng hệ thống thủy lợi.

Câu 28: Chọn ý đúng: Phân hữu cơ trước khi sử phải ủ cho hoai mục nhằm?

  • A. Thúc đẩy nhanh quá trình phân giải và tiêu diệt mầm bệnh.
  • B. Thúc đẩy nhanh quá trình phân giải.
  • C. Tiêu diệt mầm bệnh.
  • D. Cây hấp thụ được.

Câu 29: Hãy cho biết, chất lượng của giống lúa LTh31là gì?

  • A. Cơm trắng bóng, cơm dẻo, dai, vị đậm và có hương thơm mùi cốm
  • B. Gạo trắng trong, cơm mềm, thơm, vị đậm
  • C. Gạo trắng trong, cơm mềm và đậm
  • D. Gạo trong, cơm mềm và đậm

Câu 30:  Em hãy xác định: Khi bón nhiều phân đạm và bón liên tục nhiều năm sẽ gây hiện tượng gì cho đất?

  • A. Đất sẽ kiềm hơn.
  • B. Đất sẽ mặn hơn.
  • C. Đất sẽ chua hơn.
  • D. Đất trung tính.

Câu 31:  Hãy cho biết, có giá thể trồng cây nào?

  • A. Giá thể hữu cơ tự nhiên
  • B. Giá thể trơ cứng
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 32:  Đâu là đặc điểm các biện pháp bảo quản phân bón?

  • A. - Để phân nơi cao ráo, thoáng mát, - Không đặt trực tiếp trên nền đất hoặc nền xi măng.  - Đối với phân dễ chảy nước hoặc bay hơi (phân đạm), cần bảo quản kín, hạn chế tối da để phân tiếp xúc với không khí. - Không bảo quản phân bón trong các dụng cụ bằng kim loại.  - Không được để phân gần lửa, tránh ánh nắng trực tiếp. 
  • B. - Không bảo quản phân bón trong các dụng cụ bằng kim loại.  - Không được để phân gần lửa, tránh ánh nắng trực tiếp.  - Đối với phân bón dạng viên hoặc viên nén, nên chống nhiều bao phân lên nhau để tránh làm vỡ viên phân.
  • C. - Đối với phân hữu cơ, cần che phủ kín.  - Đối với phân vi sinh, cần bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C và không nên bảo quản quả 6 tháng kể từ ngày sản xuất.  - Đối với phân bón dạng viên hoặc viên nén, không nên chồng nhiều bao phân lên nhau để tránh làm vỡ viên phân.
  • D. A và C đúng

Câu 33: Hãy cho biết, giá thể nào sau đây không phải là giá thể tự nhiên?

  • A. Than bùn
  • B. Mùn cưa
  • C. Gốm
  • D. Trấu hun

Câu 34: Chất dinh dưỡng chính có trong phân bón là:

  • A. Đạm
  • B. Lân
  • C. Kali
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 35: Nguyên nhân hình thành đất phèn là do

  •  A. Đất có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh
  •  B. Đất có nhiều H2SO4
  •  C. Đất bị ngập úng
  •  D. Đất có nhiều muối

Câu 36: Có mấy chất dinh dưỡng chính trong phân bón?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 37: Tầng sinh phèn là tầng đất có chứa nhiều

  •  A. FeS2
  •  B. Cation canxi
  •  C. Cation natri
  •  D. H2SO4

Câu 38: Chức năng của phân bón

  • A. Cung cấp chất dinh dưỡng
  • B. Cải tạo đất
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 39: Quá trình hình thành S -> FeS2 -> H2SO4 của đất phèn cần chú ý đến điều kiện

  •  A. Yếm khí, thoát nước, thoáng khí
  •  B.  Hiếu khí, thoát nước, thoáng khí
  •  C. Có xác sinh vật
  •  D. Có chứa S

Câu 40: Đất phèn có thành phần cơ giới nặng, đất rất chua và có

  •  A. pH < 7
  •  B. pH < 4
  •  C. pH > 7
  •  D. pH > 4

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác