Tắt QC

Trắc nghiệm công nghệ trồng trọt kết nối tri thức Bài 15 Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm công nghệ 10 trồng trọt sách kết nối. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Thế nào là sâu hại cây trồng? 

  • A. Là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ,
  • B. Là các loài nấm, vi khuẩn, vi rút, … gây hại đến chức năng sinh lí, cấu tạo mô của cây trồng, làm cây phát triển không bình thường
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 2: Thế nào là bệnh hại cây trồng?

  • A. Là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ,
  • B. Là các loài nấm, vi khuẩn, vi rút, … gây hại đến chức năng sinh lí, cấu tạo mô của cây trồng, làm cây phát triển không bình thường
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 3: Có mấy biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng?

  • A. 2       
  • B. 3
  • C. 4       
  • D. 5

Câu 4: Biện pháp canh tác là gì?

  • A. Là áp dụng các kĩ thuật trồng trọt như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, tưới nước, luân canh, xen canh cây trồng nhằm loại bỏ mầm sâu, bệnh.
  • B. Là dùng sức người, dụng cụ, máy móc, bẫy để ngăn chặn, bắt, tiêu diệt, loại bỏ sâu, bệnh hại.
  • C. Là sử dụng sinh vật có ích hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng
  • D. Là sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh hại

Câu 5: Biện pháp cơ giới, vật lí là gì?

  • A. Là áp dụng các kĩ thuật trồng trọt như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, tưới nước, luân canh, xen canh cây trồng nhằm loại bỏ mầm sâu, bệnh.
  • B. Là dùng sức người, dụng cụ, máy móc, bẫy để ngăn chặn, bắt, tiêu diệt, loại bỏ sâu, bệnh hại.
  • C. Là sử dụng sinh vật có ích hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng
  • D. Là sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh hại

Câu 6: Biện pháp sinh học là gì?

  • A. Là áp dụng các kĩ thuật trồng trọt như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, tưới nước, luân canh, xen canh cây trồng nhằm loại bỏ mầm sâu, bệnh.
  • B. Là dùng sức người, dụng cụ, máy móc, bẫy để ngăn chặn, bắt, tiêu diệt, loại bỏ sâu, bệnh hại.
  • C. Là sử dụng sinh vật có ích hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng
  • D. Là sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh hại

Câu 7: Biện pháp hóa học là gì?

  • A. Là áp dụng các kĩ thuật trồng trọt như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, tưới nước, luân canh, xen canh cây trồng nhằm loại bỏ mầm sâu, bệnh.
  • B. Là dùng sức người, dụng cụ, máy móc, bẫy để ngăn chặn, bắt, tiêu diệt, loại bỏ sâu, bệnh hại.
  • C. Là sử dụng sinh vật có ích hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng
  • D. Là sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh hại

Câu 8: Phát biểu sai về ý nghĩa của phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng là:

  • A. Hạn chế ảnh hưởng xấu của sâu, bệnh đối với cây trồng.
  • B. Tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển
  • C. Giảm năng suất cây trồng
  • D. Đảm bảo cây trồng chất lượng tốt

Câu 9: Nhược điểm của biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp là:

  • A. Chi phí bảo vệ thực vật tăng
  • B. Giảm năng suất cây trồng
  • C. Đòi hỏi nông dân có kiến thức về hệ sinh thái cây trồng
  • D. Giảm chất lượng cây trồng

Câu 10: Ưu điểm của biện pháp hóa học là:

  • A. Dễ sử dụng
  • B. Hiệu quả nhanh
  • C. Đáp án A và B đều đúng
  • D. Đáp án A và B đều sai

Câu 11: Nhược điểm của biện pháp hóa học là:

  • A. Ô nhiễm môi trường
  • B. Giảm đa dạng sinh học
  • C. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về việc sử dụng biện pháp sinh học để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?

  • A. Có tác dụng trong thời gian ngắn
  • B. Nguy hiểm với con người
  • C. Thân thiện với môi trường
  • D. Gây hại cho cây trồng

Câu 13: Sâu hại cây trồng biểu hiện như thế nào trên lá?

  • A. Lá bị khuyết
  • B. Lá thủng
  • C. Lá cuốn
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 14: Sâu hại cây trồng biểu hiện như thế nào trên quả?

  • A. Gãy
  • B. Thối
  • C. Rụng
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 15: Sâu hại cây trồng biểu hiện như thế nào trên thân?

  • A. Gãy
  • B. Thối
  • C. Rụng
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 16: Ý nghĩa của việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng?

 
  • A. Phòng trừ sâu, bệnh hại giúp giảm thiểu sâu, bệnh gây hại cho cây trồng;
  • B. Góp phần đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho nông sản.
  • C. Đồng thời, ổn định, gia tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp và góp phần duy trẻ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 17: Đâu là dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hại?

 
  • A. Bị thủng, sần sùi; quả bị chảy nhựa, cây, củ bị thối; thân
  • B. Lá, quả bị đốm đen, nâu, cảnh bị gãy, lá bị úa vàng
  • C. Cảnh bị sẵn sùi, rễ bị thổi, bị sẵn sùi
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 18: Chọn ý đúng: Bệnh khô vằn lúa do loại nào sau đây gây nên?

 
  • A. Nấm
  • B. Vi khuẩn
  • C. Tuyến trùng
  • D. Đáp án khác

Câu 19: Xác định: Điều kiện thời tiết như thế nào thích nghi cho loại bệnh bạc lá lúa phát sinh phát triển?

 
  • A. Thời mát, có nhiều sương muối
  • B. Thời tiết nóng ẩm, nhiều mưa bão trong mùa hè
  • C. Trời âm u
  • D. Tiết trời mát mẻ, khô ráo

Câu 20: Em hãy xác định: Những loại đất nào dễ phát sinh sâu bệnh?

 
  • A. Đất thừa dinh dưỡng
  • B. Đất thiếu dinh dưỡng
  • C. Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng
  • D. Đất chua

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác