Trắc nghiệm Công nghệ 10 trồng trọt kết nối tri thức kì I (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 10 trồng trọt kết nối tri thức kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ở Việt Nam, đất phèn phân bố chủ yếu ở...........và cây trồng phát triển mạnh trên đất phèn là..........
A. Đồng bằng sông Cửu Long; cây Tràm
- B. Miền Bắc; cây Đước
- C. Đồng bằng sông Hồng; cây Vẹt
- D. Miền Nam; cây Mắm và cây Sú
Câu 2: Đất mặn có thành phần cơ giới nặng, có tỉ lệ sét
- A. 45% - 50%
- B. 40% - 50%
C. 50% - 60%
- D. 30% - 40%
Câu 3: Đặc điểm của phân bón vi sinh là:
- A. Chứa vi sinh vật sống
- B. Mỗi loại phân bón vi sinh chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm caay trồng nhất định.
- C. An toàn cho người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Đất mặn có đặc điểm
A. Phản ứng trung tính, hơi kiềm
- B. Phản ứng chua
- C. Phản ứng kiềm
- D. Phản ứng vừa chua vừa mặn
Câu 5: Bón phân vi sinh nhiều năm sẽ:
- A. Hại cho đất
B. Không hại cho đất
- C. Không xác định được
- D. Đáp án khác
Câu 6: Đất mặn phân bố nhiều ở?
- A. Đồng bằng
- B. Ven biển
- C. Vùng phù sa mới
D. Đồng bằng ven biển
Câu 7: Hãy xác định đâu là vai trò của phân bón trong trồng trọt?
- A. Phân bón là yếu tố không thể thiếu trong trồng trọt.
- B. Phân bón cải thiện tính chất của đất trồng: làm tăng độ phì nhiêu, tơi xốp; tăng khả năng giữ nước, thoát nước; tăng khả năng giữ chất dinh dưỡng của đất.
- C. Phân bón còn cải thiện hệ vi sinh vật có lợi, ngăn ngừa các vi sinh vật có hại trong đất, bảo vệ đất trồng.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8: Phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ là:
- A. Sản phẩm chứ một hay nhiều giống vi sinh vật cố định nitrogen phân tử.
B. Sản phẩm chứa một hoặc một số giống vi sinh vật chuyển hóa lân.
- C. Sản phẩm chứa một hay nhiều giống vi sinh vật đã được tuyển chọn.
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9: Chức năng của phân bón
- A. Cung cấp chất dinh dưỡng
- B. Cải tạo đất
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 10: Khái niệm phân bón hữu cơ:
- A. Là loại phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp.
B. Là các chất hữu cơ được vùi vào đất, dùng trong nông nghiệp nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và cải tạo đất.
- C. Là loại phân bón có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật sống.
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 11: Tác dụng của phân lân cho cây ở thời kì sinh trưởng.
- A. Thúc đẩy quá trình sinh hóa, trao đổi chất và trao đổi năng lượng của cây.
- B. Trao đổi chất
C. Kích thích quá trình sinh trưởng, làm tăng tỉ lệ protein thực vật.
- D. Tăng cường sức chống rét, chống sâu bệnh và chịu hạn của cây
Câu 12: Em hãy xác định: Khi bón nhiều phân đạm và bón liên tục nhiều năm sẽ gây hiện tượng gì cho đất?
- A. Đất sẽ kiềm hơn.
- B. Đất sẽ mặn hơn.
C. Đất sẽ chua hơn.
- D. Đất trung tính.
Câu 13: Thành tựu giống cây trồng bằng phương pháp gây đột biến là:
- A. Giống lúa lai LY006
B. Giống lạc LDH 10
- C. Giống ngô chuyển gene NK66BT
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 14: Để cải tạo đất bạc màu, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?
- A. Biện pháp bón vôi
- B. Biện pháp thủy lợi
- C. Biện pháp canh tác
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 15: Phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ là:
- A. Sản phẩm chứ một hay nhiều giống vi sinh vật cố định nitrogen phân tử.
B. Sản phẩm chứa một hoặc một số giống vi sinh vật chuyển hóa lân.
- C. Sản phẩm chứa một hay nhiều giống vi sinh vật đã được tuyển chọn.
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 16: Thành tựu giống cây trồng ưu thế lai là:
A. Giống lúa lai LY006
- B. Giống lạc LDH 10
- C. Giống ngô chuyển gene NK66BT
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 17: Ưu điểm của phương pháp chọn lọc cá thể là
- A. Tạo ra sự khác biệt rõ rệt theo mục tiêu chọn giống
- B. Tốn ít thời gian
- C. Không tốn diện tích đất
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 18: Ở Việt Nam, đất mặn được hình thành ở...........và cây trồng phát thích hợp trên đất mặn là..........:
A. vùng đồng bằng ven biển ; cây Cói.
- B. vùng đồng bằng Bắc Bộ; cây Súng, Sen.
- C. vùng đồng bằng sông Hồng; cây Vẹt.
- D. vùng trung du miền núi; cây Bạch đàn, cây Keo.
Câu 19: Quy trình sản xuất phân bón vi sinh cố định đạm có bước nào sau đây?
- A. Chuẩn bị và kiểm tra nguyên liệu.
- B. Phối trộn, ủ sinh khối khoảng một tuần
- C. Kiểm tra chất lượng, đóng bao, bảo quản.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 20: Đất trồng gồm mấy thành phần chính:
- A. Nhiều thành phần
B. Ba thành phần
- C. Năm thành phần
- D. Hai thành phần
Câu 21: Hãy chọn biến pháp đúng: Để tăng độ phì nhiêu của đất chúng ta cần làm gì?
- A. Bón phân hữu cơ.
- B. Làm đất, tưới tiêu hợp lí.
- C. Bón phân hữu cơ, tưới tiêu hợp lí.
D. Làm đất, tưới tiêu hợp lí, bón phân hữu cơ.
Câu 22: Thành phần nào của keo đất có khả năng trao đổi ion với các ion trong dung dịch đất:
- A. Lớp ion quyết định điện.
- B. Lớp ion bất động.
C. Lớp ion khuếch tán.
- D. Nhân keo đất.
Câu 23: Hãy cho biết, chất lượng của giống lúa lai thơm 6 là gì?
A. Cơm trắng bóng, cơm dẻo, dai, vị đậm và có hương thơm mùi cốm
- B. Gạo trắng trong, cơm mềm, thơm, vị đậm
- C. Gạo trắng trong, cơm mềm và đậm
- D. Gạo trong, cơm mềm và đậm
Câu 24: Đất mặn chứa nhiều ion Na+ sử dụng biện pháp nào là quan trọng nhất?
- A. Trồng cây chịu mặn.
- B. Bón vôi, rửa mặn.
C. A và B đều đúng.
- D. Xây dựng hệ thống thủy lợi.
Câu 25: Hãy cho biết, chất lượng của giống lúa ST 25 là gì?
- A. Cơm trắng bóng, cơm dẻo, dai, vị đậm và có hương thơm mùi cốm
B. Gạo trắng trong, cơm mềm, thơm, vị đậm
- C. Gạo trắng trong, cơm mềm và đậm
- D. Gạo trong, cơm mềm và đậm
Câu 26: Keo đất có đặc điểm:
- A. Hòa tan
B. Không hòa tan
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 27: Hãy cho biết, chất lượng của giống lúa LTh31là gì?
- A. Cơm trắng bóng, cơm dẻo, dai, vị đậm và có hương thơm mùi cốm
- B. Gạo trắng trong, cơm mềm, thơm, vị đậm
C. Gạo trắng trong, cơm mềm và đậm
- D. Gạo trong, cơm mềm và đậm
Câu 28: Nhóm cây ôn đới:
A. Có nguồn gốc từ những vùng có khí hậu ôn đới
- B. Có nguồn gốc từ những vùng có khí hậu nhiệt đới
- C. Được trồng ở những nơi có màu đông lạnh và mùa hè nóng ẩm.
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 29: Biện pháp cải tạo không phù hợp với đất mặn:
A. Lên liếp (làm luống) hạ thấp mương tiêu mặn.
- B. Tháo nước rửa mặn.
- C. Bón vôi.
- D. Đắp đê, xây dựng hệ thống mương máng, tưới tiêu hợp lí
Câu 30: Mục đích của biện pháp làm ruộng bậc thang:
- A. Rửa phèn
- B. Giảm độ chua của đất
C. Hạn chế xói mòn
- D. Tăng bề dày lớp đất trồng
Câu 31: Lợi ích của giá thể trồng cây:
- A. Cây trồng khỏe, sinh trưởng và phát triển tốt, sạch bệnh
- B. Tạo nguồn nông sản sạch
- C. An toàn cho người sử dụng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 32: Ý nghĩa của việc sử dụng giá thể trồng cây:
- A. Cây trồng khỏe, sinh trưởng và phát triển tốt, sạch bệnh
- B. Tạo nguồn nông sản sạch
- C. An toàn cho người sử dụng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 33: Giá thể trồng cây:
A. Là các vật liệu để trồng cây, có khả năng giữ nước, có độ thoáng tạo môi trường thuận lợi cho sự nảy mầm của hạt, hình thành và phát triển của bộ rễ của cây trồng, giúp cây hấp thụ nước, dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển.
- B. Là các loại xô, chậu, chai lọ,…
- C. Là các vật liệu để trồng cây có độ thoáng tạo môi trường thuận lợi cho sự nảy mầm của hạt
- D. Là các vật liệu để trồng cây, có khả năng giữ nước
Câu 34: Kĩ sư bảo vệ thực vật:
- A. Là người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt, nghiên cứu cải tiến và ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt.
B. Là người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng.
- C. Là người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới.
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 35: Quy trình nhân giống hữu tính ở cây tiến hành qua mấy vụ?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
D. 4
Câu 36: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình sinh lí của cây trồng?
- A. Nhiệt độ thấp làm giảm hiệu suất quang hợp
- B. Nhiệt độ thấp làm giảm hiệu suất hô hấp
- C. Nhiệt độ cao làm tăng hiệu suất hô hấp
D. Nhiệt độ cao làm tăng hiệu suất quang hợp
Câu 37: Kĩ thuật canh tác được áp dụng hợp lí kết hợp với việc chăm sóc tốt sẽ giúp cây trồng:
- A. Sinh trưởng, phát triển tốt
- B. Phòng tránh bệnh hại
- C. Cho năng suất cao
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 38: Nhóm cây á nhiệt đới:
- A. Có nguồn gốc từ những vùng có khí hậu ôn đới
- B. Có nguồn gốc từ những vùng có khí hậu nhiệt đới
C. Được trồng ở những nơi có màu đông lạnh và mùa hè nóng ẩm.
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 39: Cho biết: lúa, ngô, khoai, sắn... được xếp vào nhóm cây trồng?
A. Cây lương thực
- B. Cây ăn quả
- C. Cây rau
- D. Cây lấy gỗ
Câu 40: Em hãy cho biết, theo nguồn gốc, cây trồng được chia thành nhóm nào sau đây?
- A. Nhóm cây ôn đới
- B. Nhóm cây nhiệt đới
- C. Nhóm cây á nhiệt đới
D. Cả 3 đáp án trên
Bình luận