Tắt QC

Trắc nghiệm Công dân 9 cánh diều Ôn tập phần 3

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công dân 9 cánh diều Ôn tập phần 3 có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Em sẽ làm thế nào khi đối mặt với sự thất bại hoặc không thành công?

  • A. Nản lòng và từ bỏ.
  • B. Học từ kinh nghiệm và cố gắng lại.
  • C. Đổ lỗi cho người khác và hoàn toàn từ bỏ.
  • D. Nhờ sự trợ giúp của người khác để giúp mình vượt qua.

Câu 2: Trong lớp có ba bạn chơi thân với nhau, bạn nữ tên Hoa và hai bạn nam tên Minh và Quân. Gần đây, Hoa thể hiện thân thiện với Minh hơn. Quân cảm thấy chạnh lòng và không biết nên phải làm gì và thể hiện thế nào cho phù hợp. Nếu em là Quân, em nên làm gì?

  • A. Nếu là Quân, em sẽ tự nhủ trở thành người mạnh mẽ, quyết liệt, thể hiện cho Hoa thấy rằng bản thân mình không muốn tiếp tục chơi với Hoa và Minh nữa.
  • B. Nếu là Quân, em sẽ vui vẻ, sau đó sẽ hỏi H xem có hiểu lầm gì nhau không. Nếu có thì sẽ cùng nhau giải quyết còn không thì sẽ tiếp tục vui vẻ và làm những người bạn tốt của nhau.
  • C. Nếu là Quân, em sẽ góp ý với Hoa và Minh rằng không nên cô lập, xa lánh bạn bè như vậy, nó sẽ khiến em bị áp lực và tủi thân.
  • D. Nếu là Quân, em sẽ thẳng thắn nói với Hoa và Minh rằng các bạn đang phân biệt đối xử đối với bạn bè và không tiếp tục chơi với hai bạn nữa.

Câu 3: Xu thế chung của thế giới hiện nay là gì?

  • A. Chạy đua vũ trang
  • B. Đối đầu thay đối thoại.
  • C. Chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân.
  • D. Hoà bình, ổn định và hợp tác quốc tế.

Câu 4: Đấu tranh để bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; ngăn ngừa các nguy cơ xung đột là nội dung của cái gì?

  • A. Bảo vệ pháp luật
  • B. Bảo vệ hòa bình
  • C. Bảo vệ đất nước
  • D. Bảo vệ dân chủ

Câu 5: Đâu là biện pháp để giải quyết mâu thuẫn, bảo vệ hòa bình?

  • A. Chiến tranh
  • B. Xung đột
  • C. Thương lượng 
  • D. Lợi ích

Câu 6: Việc làm nào dưới đây góp phần bảo vệ hoà bình cho nhân loại?

  • A. Kích động, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo.
  • B. Gây chiến tranh, khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới.
  • C. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc.
  • D. Hạn chế quan hệ với các nước khác để tránh xảy ra xung đột.

Câu 7: Bảo vệ hoà bình bằng cách dùng:

  • A. uy lực để giải quyết mâu thuẫn.
  • B. quân sự để giải quyết mâu thuẫn.
  • C. sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn.
  • D. thương lượng để giải quyết mâu thuẫn.

Câu 8: Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của ai?

  • A. Tất cả các quốc gia trên thế giới.
  • B. Những nước đang phát triển.
  • C. Những nước đang có chiến tranh.
  • D. Chỉ những nước lớn.

Câu 9: Hoạt động nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày?

  • A. Tham quan, dã ngoại.
  • B. Tham gia các hoạt động biểu tình.
  • C. Giao lưu với các bạn thiếu nhi quốc tế.
  • D. Đăng ảnh bạo lực lên mạng xã hội.

Câu 10: T là người rất dễ mất tập trung trong lúc làm việc. Nếu em là bạn của T, em sẽ làm gì để giúp T ứng phó với sự phân tâm và mất tập trung khi làm việc?

  • A. Khuyên T nên sắp xếp thời gian làm việc đúng cách để cải thiện sự phân tâm của mình.
  • B. Khuyên T nên tìm kiếm môi trường yên tĩnh để làm việc.
  • C. Không quan tâm tới việc mất tập trung của T.
  • D. Khó mà điều chỉnh vì nó đã trở thành thói quen của T.

Câu 11: Biểu hiện của khách quan là gì?

  • A. Nhìn nhận sự vật một cách phiến diện.
  • B. Nhìn nhận sự việc theo chiều hướng thiên vị.
  • C. Nhìn nhận sự vật một cách trung thực.
  • D. Nhìn nhận hiện tượng một cách định kiến.

Câu 12: Vì sao cần phải giáo dục cho học sinh về việc phải sống khách quan, công bằng?

  • A. Vì học sinh còn nhỏ giáo dục sẽ dễ dàng hơn.
  • B. Vì học sinh là thế hệ tương lai của đất nước, giáo dục đúng đắn sẽ giúp ích cho việc xây dựng tương lai đất nước.
  • C. Vì học sinh cần được nhận một nền giáo dục tốt ngay từ nhỏ.
  • D. Vì học sinh cần được giáo dục tốt để trở thành người tốt.

Câu 13: Khi có một sự thay đổi đột ngột, bạn thường xử lý như thế nào?

  • A. Hoảng loạn và không biết phải làm gì.
  • B. Tìm kiếm thông tin và lên kế hoạch thích ứng.
  • C. Chờ đợi và xem xét tình hình trước khi hành động.
  • D. Sợ hãi và nhờ người khác giúp đỡ.

Câu 14: Vì Q là con của thầy Hiệu trưởng trong trường nên các điểm các môn của bạn luôn luôn đạt điểm cao hơn so với các bạn học giỏi trong lớp mặc dù bạn là người học bình thường, không có gì nổi bật. Việc làm đó thể hiện ?

  • A. Không thật thà.
  • B. Không thẳng thắn.
  • C. Không trung thực.
  • D. Không công bằng.

Câu 15: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà”. Câu nói đó nói đến đức tính nào ?

  • A. Trung thành.
  • B. Thật thà.
  • C. Khách quan, công bằng.
  • D. Tiết kiệm.

Câu 16: Bạn D sắp tới có kì thi cuối kì nhưng D không học bài và chơi điện tử đến tận khuya. D cho rằng gần đến hôm thi học cũng được, không vội. Nếu em là bạn của D, em sẽ khuyên D như thế nào?

  • A. Học một chút rồi dành thời gian chơi điện tử.
  • B. Đồng ý với quan điểm của D vì gần ngày thi học sẽ nhớ kiến thức hơn.
  • C. D nên phân chia thời gian hợp lí để có thể xem lại và ôn tập kiến thức đã học.
  • D. Kệ D làm gì thì làm, không liên quan đến mình.

Câu 17: Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam là?

  • A. 30/4/1975.
  • B. 01/5/1975.
  • C. 02/9/1945.
  • D. 30/4/1954.

Câu 18: Nếu người thân trong gia đình bạn em làm điều trái pháp luật em nên làm gì?

  • A. Mặc kệ vì không liên quan gì đến mình.
  • B. Quở trách vì sao lại làm các điều sai trái.
  • C. Tìm cách nói rõ sự thật và khuyên họ nên làm các điều đúng đắn.
  • D. Cũng không phải người trong gia đình mình nên không cần quan tâm.

Câu 19: Tại sao mỗi cá nhân cần phải thích ứng với sự thay đổi?

  • A. Việc thích ứng với sự thay đổi giúp cho bản thân tự nâng cao ý thức, lòng tự trọng của mỗi người.
  • B. Việc thích ứng với sự thay đổi bắt buộc con người phải phát triển theo hướng mà người đưa ra kỷ luật mong muốn.
  • C. Việc thích ứng với sự thay đổi giúp cho bản thân dễ dàng học tập và phát triển hơn.
  • D. Việc thích ứng với sự thay đổi giúp cho xã hội không có sự phân biệt đối xử, phân cấp giai tầng.

Câu 20: Các bạn lớp 9A hào hứng với buổi giao lưu cùng học sinh của một trường nước ngoài sang Việt Nam tham gia học tập. Trong buổi giao lưu, bạn T và C chỉ giao lưu với bạn nào mà mình có cảm tình. Thấy vậy, bạn M và D góp ý cho T và C nhưng hai bạn không đồng ý vì cho rằng đó là quyền riêng tư của mình. Những ai dưới đây hiểu không đúng về bảo vệ hòa bình?

  • A. Bạn T, M.
  • B. Bạn T, C.
  • C. Bạn M, D.
  • D. Bạn T, M, C và D.

Câu 21: Tính cách của một người bạn như thế nào sẽ giúp em dễ dàng làm quen, trở thành bạn bè của nhau?

  • A. Thân thiện, cởi mở
  • B. Ích kỉ, hẹp hòi
  • C. Lợi dụng, thiếu trung thực
  • D. Nhờ vả quá nhiều

Câu 22: Để bảo vệ hòa bình chúng ta không được làm gì?

  • A. Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng.
  • B. Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa con người với con người.
  • C. Tham gia các tổ chức chống phá Đảng và Nhà nước.
  • D. Thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.

Câu 23: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình?

  • A. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.
  • B. Không thừa nhận khuyết điểm của mình.
  • C. Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình.
  • D. Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác.

Câu 24: Hành vi nào dưới đây không thể hiện tinh thần yêu hoà bình?

  • A. Tham gia các cuộc thi vẽ tranh về hòa bình.
  • B. Dùng sức mạnh bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.
  • C. Bảo vệ, giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội.
  • D. Luôn lắng nghe và biết quan tâm đến người khác.

Câu 25: Trong tiết học ngoại khóa về chủ đề biện pháp cơ bản để bảo vệ hòa bình, bạn X cho rằng chỉ cần thể hiện tình yêu hòa bình khi đất nước có chiến tranh và quan điểm này bị bạn Y và B phản đối kịch liệt nhưng lại được G, S, T nhiệt tình ủng hộ và bảo vệ. Những ai đã hiểu không đúng nội dung thể hiện hòa bình?

  • A. Bạn X, T.
  • B. Bạn Y, B.
  • C. Bạn B, G, S, T.
  • D. Bạn X, G, S, T.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác