Trắc nghiệm Công dân 7 chân trời sáng tạo bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 7 bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống cần cù lao động của quê hương ?
- A. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.
B. Tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia các hoạt động thiện nguyện.
- C. Chăm chỉ làm việc, học tập, thường xuyên giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà.
- D. Tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp.
Câu 2: Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất phát từ truyền thống nào sau đây?
A. Tương thân, tương ái.
- B. Dũng cảm.
- C. Cần cù lao động.
- D. Hiếu học.
Câu 3: Ý nào không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
- A. Truyền thống hiếu học.
B. Giả nhân giả nghĩa.
- C. Truyền thống yêu nước.
- D. Truyền thống nhân nghĩa.
Câu 4: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ
A. Thế hệ này sang thế hệ khác.
- B. Nơi này sang nơi khác.
- C. Vùng này sang vùng khác.
- D. Nước này sang nước khác.
Câu 5: Đại dịch Covid - 19 vừa mới qua đi, bão lũ lại dồn đến đã gây thiệt hại nặng nề cho đồng bào miền Trung. Đồng bào và các tổ chức trên khắp cả nước đã vận động vật chất, của cải để trao những món quà nghĩa tình tới người dân vùng lũ, cứu trợ đồng bào vượt qua khó khăn hiện tại. Em hãy cho biết hành động trên thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?
- A. Truyền thống cần cù, lao động.
- B. Truyền thống lịch sử, cách mạng.
C. Truyền thống tương thân, tương ái.
- D. Truyền thống hiếu học.
Câu 6: Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Truyền thống quê hương.
- B. Phong tục tập quán.
- C. Truyền thống gia đình.
- D. Nét đẹp bản địa.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xoá bỏ ?
- A. Nhân ái.
- B. Các lễ hội truyền thống.
- C. Nghề truyền thống.
D. Tảo hôn.
Câu 8: Theo em, hành vi nào dưới đây đáng lên án?
- A. Trân trọng những giá trị truyền thống của quê hương.
B. Phá hoại truyền thống tốt đẹp của quê hương.
- C. Giới thiệu đến bạn bè thế giới nét đẹp truyền thống quê hương.
- D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.
Câu 9: Làm gốm Bát Tràng là nét đẹp nghề truyền thống của tỉnh thành nào sau đây?
A. Hà Nội.
- B. Ninh Bình.
- C. Thái Bình.
- D. Hưng Yên.
Câu 10: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua:
- A. Định kiến.
B. Thời gian.
- C. Quan niệm.
- D. Lối sống.
Câu 11: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?
A. Đi ngược lại những giá trị tốt đẹp của quê hương.
- B. Bảo vệ các truyền thống tốt đẹp của quê hương.
- C. Giới thiệu với bạn bè về những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
- D. Đấu tranh, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu của quê hương.
Câu 12: Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xoá bỏ?
- A. Nhân ái.
B. Tảo hôn.
- C. Hiếu học.
- D. Tôn sư trọng đạo.
Câu 13: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?
A. Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.
- B. Truyền thống hiếu thảo.
- C. Truyền thống.
- D. Truyền thống cần cù lao động.
Câu 14: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?
- A. Từ chối tìm hiểu về giá trị của truyền thống quê hương.
- B. Không quan tâm đến truyền thống quê hương.
C. Bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của quê hương.
- D. Làm xấu hình ảnh quê hương.
Câu 15: Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là:
A. Truyền thống quê hương.
- B. Truyền thống gia đình.
- C. Truyền thống dòng họ.
- D. Truyền thống dân tộc.
Câu 16: Ý nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương?
A. Bảo tồn nét đẹp văn hóa cho thế hệ đời sau biết đến.
- B. Làm rạng danh quê hương
- C. Có rất nhiều bạn bè trong đời sống.
- D. Có thêm tiền tiết kiệm.
Câu 17: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?
- A. Làm xấu hình ảnh quê hương.
B. Bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của quê hương.
- C. Không quan tâm đến truyền thống quê hương.
- D. Từ chối tìm hiểu về giá trị của truyền thống quê hương.
Câu 18: Em hãy cho biết câu ca dao, tục ngữ dưới đây xuất phát từ truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?
“Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Ðể anh trấn thủ nước non Cao Bằng.”
- A. Truyền thống cần cù lao động.
- B. Truyền thống yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau.
- C. Truyền thống cách mạng, lịch sử, yêu nước.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 19:
Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về tính siêng năng, cần cù của dân tộc Việt Nam?
- A. Thua keo này bày keo khác.
- B. Lửa thử vàng gian nan thử sức.
C. Có công mài sắt có ngày nên kim.
- D. Không vào hang cọp, sao bắt được cọp con.
Câu 20: Truyền thống là
A. Đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống,... được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- B. Đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống của mỗi gia đình.
- C. Phong tục của từng gia đình trong dòng họ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- D. Đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống,... chỉ truyền qua 1 thế hệ.
Xem toàn bộ: Giải bài 1 tự hào về truyền thống quê hương
Bình luận