Tóm tắt kiến thức ngữ văn 7 chân trời bài 8: Thực hành tiếng việt trang 54

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 chân trời bài 8: Thực hành tiếng việt trang 54. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. LÝ THUYẾT

Đặc điểm, chức năng của số từ

- Đặc điểm: Số từ là những từ chỉ số lượng và số thứ tự của sự vật.

- Chức năng:

+ Biểu thị số lượng sự vật: số từ chỉ số lượng chính xác (hai, ba bốn,...), số từ chỉ số lượng ước chừng (vài, mươi, dặm,...)

+ Biểu thị số thứ tự của danh từ, số từ thường đứng sau danh từ. 

II. THỰC HÀNH

Đặc điểm và chức năng của số từ

Bài tập xác định chức năng và ý nghĩa của số từ

Bài tập 1: Xác định chức năng của số từ

Câu

Số từ được sử dụng

Chức năng của số từ

a

một

Bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ vòng, cây

b

hai

Bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ người, đội

c

hai

Bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ ngày

d

hai

Bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ thứ

đ

dăm

Bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ cái

Bài tập 2: Xác định ý nghĩa của số từ

Câu

Số từ được sử dụng

Ý nghĩa của số từ

a

sáu

hai

Biểu thị số thứ tự của danh từ

Biểu thị số lượng chính xác

b

mười

Biểu thị số lượng chính xác

c

hai, ba

Biểu thị số thứ tự của danh từ

d

một, rưỡi

Biểu thị số lượng chính xác

Bài tập chỉ ra chức năng của số từ trong đoạn văn

 - Số từ trong đoạn văn: một

- Tác dụng của số từ “một: giúp nhấn mạnh sự duy nhất, khó thay thế được. 

Công dụng của dấu ngoặc kép

Trong hai trường hợp này, cả 2 từ chuẩn vịngoan đều được dùng để biểu thị nghĩa khác với nghĩa thông thường, vốn có của từ. Cụ thể như sau:

Từ ngữ được đánh dấu

Nghĩa thông thường

Nghĩa được hiểu theo dụng ý của tác giả trong văn bản Cách gọt củ hoa thủy tiên

Chuẩn vị

Có vị đúng chuẩn

Có vẻ đẹp đúng chuẩn (nói về vẻ đẹp hoa thủy tiên xưa)

Ngoan

Dễ bảo, biết nghe lời (thường nói về trẻ em)

(Chiếc lá) dễ uốn nắn, dễ tạo hình nhất.

Cách lựa chọn từ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của VB

* Về các từ cho, biếu, tặng:

- Điểm giống nhau về nghĩa: chuyển vật mình đang sở hữu cho người khác mà không đổi lấy gì cả.

- Điểm khác nhau: ba từ trên có sự khác nhau về sắc thái biểu cảm và đối tượng nói đến khi sử dụng:

  + Cho: thường dùng trong trường hợp người trên/ lớn tuổi hơn trao cho người dưới/ nhỏ tuổi hơn hoặc dùng giữa những người ngang hàng/ bằng tuổi nhau, biểu thị sắc thái bình thường, thân mật.

  + Biếu: thường dùng trong trường hợp người dưới/ nhỏ tuổi hơn trao cho người trên/ lớn tuổi hơn, biểu thị sự tôn trọng, thành kính.

  + Tặng: được dùng để chỉ ý “cho, trao cho nhằm khen ngợi, khuyến khích hay tỏ lòng yêu mến”, có thể dùng trong nhiều trường hợp (giữa người trên/ lớn tuổi và người dưới/ nhỏ tuổi hơn hoặc giữa những người ngang hàng/ bằng tuổi nhau). Tặng (ví dụ: tặng quà sinh nhật cho nó, tặng anh ấy một món quà, tặng mẹ một bó hoa,...) thường được sử dụng trong các dịp đặc biệt như: sinh nhật, ngày lễ,...

* Giải thích lí do nhà văn Nguyễn Quang Thiều chọn từ “biếu” trong câu văn: Từ “biếu” được chọn dùng là hoàn toàn phù hợp vì đó là trường hợp “chị tôi” (người dưới) mang những chiếc bánh khúc nóng hổi đến để trao cho “bà ngoại tôi” (người trên). Cách sử dụng từ “biếu” trong trường hợp đó thể hiện được sử kính trọng của tác giả dành cho bà ngoại mình. Cách diễn đạt như vật cho thấy những chiếc bánh khúc ấy không chỉ là những hiện vật về mặt vật chất mà nó còn gói trọn tất cả những tình cảm yêu thương, trân trọng mà người cho dành cho người thân.

Biện pháp tu từ so sánh

- Hình ảnh so sánh trong hai ví dụ:

nâng chiếc bánh khúc lên như nâng một báu vật,

một hạt xôi nếp đẹp như một hạt ngọc. 

- Tác dụng của hình ảnh so sánh trong việc miêu tả chiếc bánh khúc và thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả đối với đối tượng miêu tả.

+ Câu a: Trân trọng bánh khúc – một món ăn gắn liền với tuổi thơ

+ Câu b: Gợi tả vẻ đẹp tuyệt vời của hạt xôi nếp. 

Phép liên kết

+ Phép nối: nhưng (2)

+ Phép lặp từ ngữ: rau khúc (1) – rau khúc (2)

+ Phép liên tưởng: tháng Mười Một (1) – tháng Giêng, tháng Hai (2)

+ Phép thế: tháng Giêng, tháng Hai (2) – Đó (3); lúc gần sáng (3) – những đêm gần sáng như thế (4)


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 7 CTST bài 8 Thực hành tiếng việt trang 54, kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 chân trời bài 8: Thực hành tiếng việt trang 54, Ôn tập văn 7 chân trời bài Thực hành tiếng việt trang 54

Bình luận

Giải bài tập những môn khác