Tóm tắt kiến thức ngữ văn 7 chân trời bài 1: Đọc mở rộng Con chim chiền chiện

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 chân trời bài 1: Đọc mở rộng Con chim chiền chiện. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Huy Cận (1919 – 2005), tên thật là Cù Huy Cận. Quê ở làng Ân Phú, Hương Sơn, Hà Tĩnh.

- Thuở nhỏ ông học ở quê rồi vào Huế học hết trung học,1939 ra Hà Nội học ở trường cao đẳng Canh nông

- Từ năm 1942, Huy Cận tích cực hoạt động trong mặt trận Việt Minh sau đó được bầu vào uỷ ban dân tộc giải phóng toàn quốc. Sau cách mạng tháng 8, giữ nhiều trọng trách quan trọng trong chính quyền cách mạng.

=> Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não.

- Tác phẩm tiêu biểu:

* Trước cách mạng tháng 8: Lửa thiêng, Kinh cầu tự, Vũ trụ ca,...

* Sau cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Chiến trường gần đến chiến trường xa,...

- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí.

2. Tác phẩm

- Bài thơ Con chim chiền chiện được sáng tác năm 1964, nằm trong tập thơ Hai bàn tay em (1967) của Huy Cận.

- Văn bản được sử dụng trong SGK trích theo Những bài thơ em yêu, Phạm Hồ, Nguyễn Nghiệp tuyển chọn, NXB Giáo dục, 2004.

3. Đọc – kể, tóm tắt

- Thể thơ: 4 chữ.

- Vần: đa dạng

+ Vần chân liền, vần chân cách

+ Vần lưng

- Nhịp:

+ Chủ đạo: 2/2

+ 1/3 => Tạo điểm nhấn trong các khổ thơ, nhấn mạnh cảm xúc của chủ thể trữ tình (yêu mến, say đắm, thảng thốt) và là lời trữ tình ngoại đề của bài thơ.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Hình ảnh chim chiền chiện

Bay

+ Bay vút, vút cao

+ Cao hoài, cao vút

=> điệp ngữ, quan hệ tăng tiến, nhấn mạnh và mở rộng về không gian chiều thẳng đứng.

Hót

- Vẻ đẹp: Thanh âm:

+ cao: “như cành sương chói”, “chỉ còn tiếng hót” (“hót” – thanh T, đặt cuối câu, gợi hình ảnh con chim ngẩng cao đầu, cất lên những thanh âm trong và cao vút).

+ trong: “long lanh”, “trong veo”

+ dài: “từng chuỗi”

+ hay, đẹp:

▪       Tiếng hót long lanh

▪       Tiếng ngọc trong veo

=> Ẩn dụ, cụ thể hóa âm thanh, cơi nới cảm nhận của người đọc về vẻ đẹp của tiếng chim.

▪       Như cành sương chói

▪       Chim gieo từng chuỗi

=> So sánh, ẩn dụ: tiếp tục cụ thể hóa tiếng chim.

- Độ lan tỏa của tiếng hót:

+ Chiều cao: trời xanh.

+ Chiều rộng: “Đồng quê chan chứa/ Những lời chim ca”.

+ Chiều sâu: lòng người – cảm xúc của tác giả.

2. Cảm xúc của tác giả

- Thể hiện trực tiếp:

+ Lòng đầy yêu mến

+ Lòng vui bối rối

+ Tưng bừng lòng ta

=> Cảm xúc của tác giả đối với tiếng chim: yêu mến, vui, làm tâm trạng rộn ràng, tưng bừng, phấn chấn.

- Thể hiện gián tiếp: qua cách miêu tả tiếng hót của chim, miêu tả cảnh vật và cách gọi chim. VD:

+ Khúc hát ngọt ngào

+ Chim ơi, chim nói

Chuyện chi, chuyện chi?

+ Lúa tròn bụng sữa

+ …

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Qua việc miêu tả hình ảnh và tiếng hót của chim chiền chiện, tác giả thể hiện tình yêu mến đối với chim chiền chiện và mở rộng ra là tình yêu thiên nhiên.

2. Nghệ thuật

- Cách gieo vần đa dạng.

- Nhịp thơ gồm nhịp 1/3 bên cạnh nhịp 2/2, tạo điểm nhấn cho cảm xúc của chủ thể trữ tình bài thơ.

- Sử dụng các biện pháp tu từ, cơi nới sự cảm nhận của người đọc (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ,…).


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 7 CTST bài 1 Đọc mở rộng Con chim chiền chiện, kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 chân trời bài 1: Đọc mở rộng Con chim chiền chiện, Ôn tập văn 7 chân trời bài Đọc mở rộng Con chim chiền chiện

Bình luận

Giải bài tập những môn khác