Tóm tắt kiến thức ngữ văn 7 cánh diều bài 5: Thực hành tiếng việt (trang 108)
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 cánh diều bài 5: Thực hành tiếng việt (trang 108). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. LÝ THUYẾT
Khái niệm: Mở rộng trạng ngữ là việc dùng từ, cụm từ chính phụ hoặc dùng cụm chủ vị để bổ sung cho trạng ngữ
Tác dụng: Bổ sung, nhấn mạnh và làm rõ thời gian, địa điểm, nguyên nhân cho cụm chủ vị trong câu đồng thời làm rõ đặc điểm của sự việc được nhắc đến.
Ví dụ:
Trong chuyến đi về Hà Tĩnh, quan Phó bảng Sắc lưu lại huyện Đức THọ một thời gian.
Trong đó, ‘đi về Hà Tĩnh’ là cụm từ chính phụ bổ sung cho từ làm trạng ngữ.
II. THỰC HÀNH
Bài tập 1
Trạng ngữ là cụm danh từ : hai lần bật cung liên tiếp có trung tâm là “lần” và các thành tố phụ là hai, bật cung liên tiếp
Trạng ngữ là cụm danh từ : nghi lễ bái tổ có trung tâm là “nghi lễ” và các thành tố phụ là bái tổ
Trạng ngữ là cụm danh từ : hồi trống lệnh có trung tâm là “hồi” và các thành tố phụ là trống lệnh
Bài tập 2
Trạng ngữ là cụm từ: ngày công chúa bị mất tích có thành phần trung tâm là ngày và thành tố phụ là cụm chủ vị công chúa bị mất tích
Trạng ngữ là cụm từ: khi tiếng trống trầu vang lên có thành phần trung tâm là khi và thành tố phụ là cụm chủ vị tiếng trống chầu vang lên
Bài tập 3
Trạng từ là cụm chủ vị : (chắc) Trũi được vô sự được nối với vị ngữ băng kết từ vì (chỉ nguyên nhân )
Trạng ngữ là cụm chủ vị: tàu đang đỗ ở chỗ nước trong được nối với vị ngữ bằng kết từ vì ( chỉ nguyên nhân)
Trạng từ là cụm chủ vị : cụ cầm chầu phân xử theo đúng luật lệ của vật dân tộc được nối với vị ngữ bằng kết từ để (chỉ mục đích)
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận