Tóm tắt kiến thức địa lý 10 chân trời bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất
Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lý 10 chân trời bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT
1. SỰ LUÂN PHIÊN NGÀY, ĐÊM
- Trái Đất có dạng hình cầu nên trong cùng một thời điểm chỉ được Mặt Trời chiếu sáng một nửa: Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm.
- Trái Đất không đứng yên mà tự quay quanh trục tưởng tượng của nó nên đã tạo ra sự luân phiên ngày và đêm trên Trái Đất.
- Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông.
- Trái Đất chuyển động một vòng quanh trục hết 23 giờ 56 phút 4 giây. (Qui ước là 24h)
2. GIỜ TRÊN TRÁI ĐẤT
- Trái Đất có dạng hình cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên cùng một thời điểm, ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao khác nhau.
=> các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ Mặt Trời).
- Trái Đất được chia làm 24 múi giờ (khu vực giờ), mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi.
- Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean Time). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
- Trong thực tế, ranh giới các múi giờ thường được quy định theo đường biên giới quốc gia.
Một số nước chia làm nhiều múi giờ như: Liên bang Nga, Ca-na-đa, Hoa Kỳ,...
II. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT
1. CÁC MÙA TRONG NĂM
- Nguyên nhân: trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên có thời kì bán cầu
Bắc ngả về phía Mặt Trời và có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều này làm cho thời gian chiếu sáng và lượng bức xạ mặt trời nhận được ở mỗi bán cầu đều thay đổi quanh năm.
- Một năm được chia thành 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Các mùa mang tính chất tương đối.
2. NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN THEO VĨ ĐỘ
- Nguyên nhân: Trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động quanh Mặt Trời nên tuỳ vào vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo mà độ dài ngày, đêm thay đổi theo mùa và theo vĩ độ.
+ Ở Xích đạo, quanh năm có ngày, đêm bằng nhau. Càng xa Xích đạo về hai cực, độ dài ngày và đêm càng chênh lệch.
+ Vào ngày 22 - 6, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn nên có diện tích được chiếu sáng lớn, thời gian chiếu sáng dài => ngày dài hơn đêm (ngược lại đối với Nam bán cầu).
+ Vào ngày 22 - 12, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời ít hơn bán cầu Nam => ở bán cầu Bắc: ngày ngắn hơn đêm; bán cầu Nam: ngày dài hơn đêm.
+ Vào các ngày 21- 3 và 23 – 9, ngày và đêm dài bằng nhau trên toàn Trái Đất do tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào Xích đạo, thời gian chiếu sáng cho hai bán cầu bằng nhau;
+ Từ vòng cực đến cực có ngày (hoặc đêm) kéo dài 24h.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận