Tóm tắt kiến thức địa lý 10 chân trời bài 30: Địa lí các ngành công nghiệp

Tổng hợp kiến thức trọng tâm địa lý 10 chân trời bài 30: Địa lí các ngành công nghiệp. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC THAN, DẦU KHÍ 

a. Vai trò và đặc điểm cơ bản của công nghiệp khai thác than 

- Vai trò: 

+ Cung cấp nguyên, nhiên liệu cho các ngành kinh tế và đời sống xã hội. 

+ Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia. 

- Đặc điểm: 

+ Xuất hiện từ rất sớm. 

+ Quá trình khai thác than gây tác động lớn đến môi trường. 

b. Vai trò và đặc điểm cơ bản của công nghiệp khai thác dầu khí 

- Vai trò:

 + Cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho sản xuất và đời sống. 

+ Từ dầu mỏ, có thể sản xuất ra nhiều loại hóa phẩm, dược phẩm. 

+ Nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của nhiều quốc gia. 

- Đặc điểm: 

+ Xuất hiện sau công nghiệp khai thác than. 

+ Cung cấp nguồn nhiên liệu dễ sử dụng. 

+ Quá trình khai thác dầu khí gây tác động lớn đến môi trường. 

* Nhận xét sự phân bố công nghiệp khai thác than, dầu khí trên thế giới 

- Công nghiệp khai thác than: tập trung chủ yếu ở các quốc gia có trữ lượng than lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga,… 

- Công nghiệp khai thác dầu khí: 

+ Các quốc gia có sản lượng khai thác dầu lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, A-rập Xê-út, Ca-na-đa, I-rắc,… 

+ Các quốc gia có sản lượng khai thác khí tự nhiên lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, I-ran, Trung Quốc,… 

II. NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC QUẶNG KIM LOẠI

- Vai trò: công nghiệp khai thác quặng kim loại cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho ngành công nghiệp luyện kim. Đây còn là nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia. 

- Đặc điểm: công nghiệp khai thác quặng kim loại khá đa dạng. Quá trình khai thác thường gây ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường đất, nước.

- Phân bố: quặng sắt được khai thác nhiều ở Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga,... Quặng bô-xít được khai thác nhiều ở Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc, Ghi-nê (Guinea), Bra-xin, Ấn Độ,... Quặng vàng được khai thác nhiều ở Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Ca-na-đa,... Ngoài ra, các khoáng sản khác được khai thác ở một số nước như CHDC Công-gô, Pê-ru, Việt Nam,...

III. CÔNG NGHIỆP ĐIỆN LỰC

- Vai trò: công nghiệp điện lực là cơ sở năng lượng thiết yếu để phát triển các ngành kinh tế; là nhân tố quan trọng trong phân bố các ngành công nghiệp hiện đại cũng như góp phần vào sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các quốc gia.

+ Sự phát triển của ngành công nghiệp điện lực còn góp phần nâng cao đời sống văn hóa, củng cố an ninh quốc phòng.

- Đặc điểm: cơ cấu sản lượng điện khá đa dạng và có sự thay đổi theo thời gian. Trong giai đoạn 1990 – 2020, điện sản xuất từ than, thuỷ điện, dầu mỏ, điện nguyên tử có xu hướng giảm tỉ trọng; điện sản xuất từ khi tự nhiên và các nguồn năng lượng tái tạo có xu hưởng tăng tỉ trọng. 

- Phân bố: sản lượng điện toàn thế giới không ngừng tăng. Các quốc gia có sản lượng điện lớn là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Liên bang Nga, Nhật Bản,... Đây là những quốc gia có nền kinh tế phát triển hoặc dân số đông nên nhu cầu tiêu thụ điện rất lớn.

IV. CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ - TIN HỌC

- Vai trò: có vị trí then chốt trong nền kinh tế và tác động lan toả mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Các sản phẩm của công nghiệp điện tử – tin học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Sự phát triển của công nghiệp điện tử – tin học thúc đẩy sự xuất hiện của nhiều ngành có hàm lượng khoa học – kĩ thuật cao, làm thay đổi cơ bản cơ cấu lao động và trình độ lao động trên thế giới.

- Đặc điểm: 

+ Công nghiệp điện tử – tin học là ngành công nghiệp trẻ, phát triển rất nhanh từ năm 1990 trở lại đây. 

+ Sản phẩm của công nghiệp điện tử – tin học khá đa dạng, như các linh kiện điện tử; máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính; thiết bị truyền thông; sản phẩm điện tử dân dụng; thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển; thiết bị và dụng cụ quang học;... 

+ Đây là ngành công nghiệp yêu cầu nguồn lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, hoạt động sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường. 

- Phân bố: công nghiệp điện tử – tin học phân bố ở hầu hết các nước phát triển và ở nhiều nước đang phát triển như Hoa Kỳ, các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ, Ma-lai-xi-a, Việt Nam,...

V. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG

- Vai trò: công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của người dân. Nhiều sản phẩm của ngành là mặt hàng có giá trị xuất khẩu. Sự phát triển của ngành góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. 

- Đặc điểm: 

+ Cơ cấu công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đa dạng: dệt – may, da giày, giấy – in, văn phòng phẩm,... 

+ Vốn đầu tư thường ít, quy trình sản xuất đơn giản hơn các ngành công nghiệp khác, thời gian sản xuất ngắn. 

+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành thường gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.

- Phân bố: công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phân bố rộng khắp thế giới. Hiện nay, ngành này phát triển mạnh ở nhiều quốc gia như Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam....

VI. CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

- Vai trò: công nghiệp thực phẩm cung cấp các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, uống hằng ngày của con người; góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp, thuỷ sản; là nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp khác. Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia. Góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

- Đặc điểm: 

+ Có cơ cấu ngành đa dạng, như: chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt; chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản; chế biến và bảo quản rau quả; sản xuất dầu, mỡ động, thực vật; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; xay xát và sản xuất bột;... 

+ Vốn đầu tư thường it, thời gian thu hồi vốn nhanh. Hoạt động sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguồn lao động, thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu. 

+ Việc phát triển công nghiệp thực phẩm tác động đến nguồn nước, lượng chất thải lớn nên đòi hỏi phải có hệ thống xử lí.

- Phân bố: đây là ngành đang phát triển mạnh và phân bố rộng rãi trên thế giới.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 30: Địa lí các ngành công nghiệp, kiến thức trọng tâm địa lý 10 chân trời bài 30: Địa lí các ngành công nghiệp, nội dung chính bài Địa lí các ngành công nghiệp

Bình luận

Giải bài tập những môn khác