Soạn văn 6 VNEN bài 5: Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Giải bài 5:Hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Sách VNEN ngữ văn lớp 6 trang 28. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

A. Hoạt động khởi động

Sau đây là một số câu trong lời bài hát "Qủa:( Nhạc và lời: Xanh Xanh)

Qủa gì mà chua chua thế? Xin thưa rằng quả khế

Quả gì mà da cưng cứng, xin thưa rằng quả trứng

Quả gì mà bao nhiêu áo, xin thưa rằng quả pháo

Quả gì mà lăn lông lóc, xin thưa rằng quả bóng

Quả gì mà gai chi chít, xin thưa rằng quả mít

Quả gì mà to to nhất, xin thưa rằng quả đất

Hãy sắp xếp từ chỉ các loại quả vào bảng sau sao cho phù hợp với nội dung giải thích về nghĩa của từ:

Bộ phận của cây do bầu nhụy hoa phát triển mà thành, bên trong có chứa hạt

Từ dùng để chỉ những vật có hình giống như quả cây

 

 

B. Hoạt động hình thành kiến thức.

1. Tìm hiểu về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

a. Đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu:

(1) Xác định nghĩa của từ mắt trong các câu sau bằng cách ghép câu ở cột A với giải thích nghĩa đúng ở cột B

A

B

a.Bé Hồng có đôi mắt to, tròn, đen nháy

(1).Bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số loai quả

b.Gốc bàng to quá, có những cái mắt to hơn gáo dừa

(2) Cơ quan để nhìn của người hay động vật

c.Qủa na đã mở mắt rồi

(3) Chỗ lồi lõm, giống hình con mắt ở một số thân cây

(2) Từ mắt trong trường hợp nào được dùng theo nghĩa gốc, trường hợp nào dùng theo nghĩa chuyển( có thể tra từ điển)

(3) Tìm mỗi liên hệ giữa các nghĩa của từ mắt.

(4) Tìm thêm một số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ mắt.

b. Tìm một số từ chỉ bộ phận cơ thể người và viết cào bảng những trường hợp được dùng với nghĩa gốc và nghĩa chuyển:

Từ

Nghĩa gốc

Nghĩa chuyển

M: Chân

Chân bước nhẹ nhàng, gà đen chân trắng,…

Chân núi, chân dê, chân trời

 

 

 

2. Tìm hiểu về lời văn, đoạn văn tự sự.

a. Nội dung văn tự sự là giới thiệu về nhân vật và kể lại sự việc. Hãy cho biết trong các đoạn văn dưới đây, đoạn văn nào là đoạn văn tự sự. Tại sao?

(1) Đời Trịnh, hồ Hoàn Kiến được chia thành hồ Tả Vọng và Hữu Vọng.... mang thành phố Hà Nội.

(2) Một ngày năm 1418, một con rùa vàng nổi lên trên mặt hồ và dâng Lê Lợi..... hồ Hoàn Kiếm.

b. Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi:

(1) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái....xứng đáng

(2) Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ.... biển nước.

- Các câu văn trong đoạn  văn (1) đã giới thiệu nhân vật như thế nào? Câu văn giới thiệu nhân vật trong đoạn văn tự sự thường dùng những từ, cụm từ nào?

-Đoạn văn (2) đã dùng những từ ngữ gì để kể những hành động của nhân vật? Các hành động được kể theo thứ tự nào? Hành động ấy đem lại kết quả gì?

c. Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:

(1) Lời văn tự sự có đặc điểm gì?

(2) Tìm một đoạn văn giới thiệu về nhân vật và một đoạn văn kể về sự việc trong các truyện: Sơn Tinh, Thủy Tinh

  • Hãy cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt cho những ý chính nào? Gạch dưới câu biểu đạt ý chính ấy.
  • Để diễn dạt ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách kể các ý phụ như thế nào? Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính.

C. Hoạt động luyện tập.

1. Xác định nghĩa của từ.

a) Cho biết một số nghĩa của từ chạy như sau:

  • ( Người, động vật) di chuyển thân thể bằng những bước nhanh.
  • (Vật) di chuyển nhanh đến một nơi khác trên một bề mặt.
  • Khẩn trương lo liệu để mau chóng có được, đạt được cái đang rất cần, đang rất muốn.

Hãy chỉ ra nghĩa của từ chạy trong các ví dụ dưới đây:

(1) Chạy ăn từng bữa toát mồ hôi (Tú Xương)

(2) Chạy nhanh như sóc

(3) Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

(4) Con đò chạy dọc bờ sông.

b. Dưới đây là một số hiện tượng chuyển nghĩa của từ Tiếng Việt. Hãy tìm thêm cho mỗi hiện tượng chuyển nghĩa đó 3 ví dụ minh họa:

(1) Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động: cái cưa=> cưa gỗ

(2) Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị: đi gánh củi=> một gánh củi

c. Trong tiếng việt, có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người. Hãy chỉ ra những trường hợp chuyển nghĩa đó.

2. Viết đoạn văn giới thiệu về một nhân vật hoặc một sự việc trong các truyện Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh, trong đó có sử dụng ít nhất 1 từ được dùng với nghĩa chuyển

D. Hoạt động vận dụng.

1. Trong các trường hợp sau đây, từ "bụng" có nghĩa gì?

  • Ăn cho no bụng
  • Anh ấy tốt bụng

2. Tìm hiểu nghĩa của từ chân trong đoạn thơ:

Cái gậy có một chân

Biết giúp bà khỏi ngã

Chiếc com - pa bố vẽ

Có chân đứng, chân quay.

Cái kiềng đun hằng ngày

Ba chân xòe trong lửa.

Chẳng bao giờ đi cả

Là chiếc bàn bốn chân.

 

Riêng cái võng Trường Sơn

Không chân, đi khắp nước.

3. Đọc hai câu trong văn bản sau. Theo em câu nào đúng, câu nào sai? Vì sao?

a. Người gác rừng cưỡi ngựa, lao thẳng vào bóng chiều, nhảy lên lưng ngựa, đóng chắc chiếc yên ngựa

b. Người gác rừng đóng chắc chiếc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao thẳng vào bóng chiều.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng.

Đọc văn bản sau và tìm hiểu nghĩa của từ ngọt

Từ khóa tìm kiếm: giải bài 5 Hiện tượng chuyển nghĩa của từ, Hiện tượng chuyển nghĩa của từ trang 28, bài Hiện tượng chuyển nghĩa của từ sách vnen ngữ văn 6, giải ngữ văn 6 sách vnen chi tiết dễ hiểu.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều