Soạn ngắn gọn văn 11 Cánh diều bài 9: Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

Soạn siêu ngắn bài 9: Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống ngữ văn 11 Cánh diều. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

 

Câu 1: Viết bài nghị luận nêu ý kiến của em về hiện tượng sính dùng tiếng nước ngoài trong giao tiếp hằng ngày của giới trẻ Việt Nam.

Trả lời:

Xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật càng hiện đại càng ảnh hưởng đến hành vi, sự suy nghĩ và cuộc sống con người. Sự thay đổi nhận thấy rõ là ở giới trẻ không chỉ thể hiện ở cách ăn mặc, ở tóc tai, ở cách ứng xử mà thể hiện nhiều ở ngôn ngữ, ở lời ăn tiếng nói hàng ngày của các bạn. Ngôn ngữ “trong sáng” và “giàu có” của tiếng Việt đã được “thoát xác” hoàn toàn khỏi các quy chuẩn và hầu hết được giới trẻ thay bằng thứ ngôn ngữ không ai hiểu.

Người trẻ ngày nay không chọn cách ra sạp báo mua tờ Thanh niên, Tuổi trẻ, không mở thời sự để xem tin tức vào mỗi 19 giờ tối hàng ngày. Giới trẻ ngày nay, chỉ cần một chiếc laptop, một chiếc smartphone là các em có thể nắm bắt toàn bộ thông tin, tin tức của thế giới. Thế nhưng, những vấn đề về thế giới, về quân sự, về chính trị, văn hóa của đất nước hay thế giới không phải là vấn đề mà các em quan tâm. Vì vậy, vốn hiểu biết thực tế của giới trẻ ngày càng hạn chế.

Đối với các bạn trẻ, việc sử dụng ngôn ngữ riêng biệt như thế này cũng có những tác dụng nhất định như rút ngắn được thời gian khi gõ phím hay trò chuyện, khi trò chuyện. Đồng thời, nó cũng tạo điểm nhấn riêng cho mỗi cuộc nói chuyện cũng như làm tăng lên cá tính của các bạn. Thế nhưng, các bạn không thể lường trước được những hậu quả của từ việc sử dụng ngôn ngữ như vậy. 

Thứ nhất, nó làm méo mó đi sự trong sáng của tiếng việt, tiếng dân tộc thiêng liêng. Nó tạo nên một thói quen không tốt trong tác phong sinh hoạt hằng ngày nói chung và trong giao tiếp nói chung. Thứ hai, nó khiến cho người khác cảm thấy khó hiểu, thậm chí là khó chịu khi phải tiếp xúc với những loại ngôn ngữ như vậy. Bên cạnh đó, nó sẽ tạo thành một trào lưu, một tác động xấu làm ảnh hưởng đến văn hóa xã hội…

Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt theo tấm gương Bác Hồ, Nhà nước nên có quy định chặt chẽ và Viện Ngôn ngữ học phải có trách nhiệm đề xuất, xây dựng quy định chuẩn về việc dùng từ tiếng nước ngoài trong các văn bản, nhất là văn bản chính thức của Nhà nước. Các trường học cũng phải chú trọng, đẩy mạnh giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Loại trừ sự lố bịch trong việc dùng tiếng lai cũng là một khía cạnh thể hiện niềm tự hào và tôn trọng ý thức dân tộc trong ngôn ngữ, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Tiếng việt là thứ tiếng trong sáng và vô cùng ý nghĩa với mỗi con người. Bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt cũng chính là trau dồi bản thân cũng như thể hiện tình yêu nước. Giới trẻ cần có nhận thức đắn hơn trong việc trau dồi bản thân cũng như việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.

 

Câu 2: Tìm từ ngữ phù hợp với những chỗ trống B trong đoạn văn phân tích dẫn chứng sau đây để làm sáng tỏ luận điểm: “Hiện tượng sinh dùng tiếng nước ngoài của giới trẻ hiện nay có nhiều biểu hiện phức tạp, cho thấy sự tùy tiện, thiếu ý thức của một bộ phận thanh thiếu niên.”.

(Đoạn văn trong SGK trang 140)

Trả lời:

1 - tiếng nước ngoài

2 - no bạn

3 - sorry bạn

4 - cool

5 - best friend

6 - hot boy

7 - tiếng Việt

8 - ngữ pháp

9 - một thành phần 

10 - xin lỗi

11 - tiếng Việt

 

Câu 3: Đọc đoạn văn sau và cho biết: Người viết đã bác bỏ những luận điểm hoặc luận cứ gì? Bác bỏ bằng cách nào? (Gợi ý: dùng thực tế hay phép suy luận)

“Thậm chí sùng bái Truyện Kiều mà nói rằng: “Truyện Kiều là quốc hoa, là quốc hồn, là quốc tuý của Việt Nam.” – Không biết có còn quốc gì không? – Xưng tụng ông Nguyễn Du mà nói rằng: “Nguyễn Du đổ máu làm mực, làm vẻ vang cho giống nòi.”. Ông Nguyễn Du dịch Kiều từ đời Gia Long; thế thì từ Gia Long về trước, chưa có Truyện Kiều, thì nước ta không quốc – hoa, không quốc — tuý, không quốc — hồn; thế thì cái văn trí vũ công mấy trào Đinh, Lý, Trần, Lê, sáng chói rực rỡ đó, đều là ở đây đem đến cho bọn “học thuê viết mướn” ấy mà thôi; thế thì những bậc đại hào kiệt, đại huấn nghiệp, cứu dân giúp nước, tái tạo giang sơn, mở mang bờ cõi cho nước ta ngày xưa, không ai làm được vẻ vang cho nòi giống, không ai đáng kỉ niệm cả, mà chỉ ông văn sĩ làm sách “trăm năm trong cõi” là làm vẻ vang giống nòi, là đáng kỉ niệm mà thôi? Giống nòi ta vẻ vang ra thế nào?!

(Luận về chánh học cùng tà thuyết – Ngô Đức Kế)

Trả lời:

Người viết đã bác bỏ: “Truyện Kiều là quốc hoa, là quốc hồn, là quốc tuý của Việt Nam."

Bác bỏ bằng chính những thực tế chứng minh về lịch sử dân tộc Việt Nam. 

 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn ngữ văn 11 Cánh diều bài Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống, Soạn ngắn ngữ văn 11 Cánh diều bài Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

Bình luận

Giải bài tập những môn khác