Soạn ngắn gọn văn 11 Cánh diều bài 8: Tự đánh giá

Soạn siêu ngắn bài 8: Tự đánh giá ngữ văn 11 Cánh diều. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

TỰ ĐÁNH GIÁ

 

Câu 1: Sắp xếp các sự kiện sau theo trật tự thời gian của cốt truyện:

(1) Mị Nương nghe tiếng hát của Trương Chi và muốn gặp chàng 

(2) Mị Nương rót nước vào chén, bóng thuyền của Trương Chi hiện lên 

(3) Trương Chi tự vẫn và được chôn dưới gốc cây bạch đàn

(4) Mị Nương gặp Trương Chi và thấy dung nhan của chàng

  1. (1)-(2)-(3)-(4)

  2. (1)-(2)-(4)-(3) 

  3. (1)-(3)-(2)-(4)

  4. (1)-(4)-(3)-(2)

Trả lời:

  1. (1)-(4)-(3)-(2)

 

Câu 2: Phương án nào dưới đây nêu đúng địa điểm Mị Nương và Trương Chi gặp gỡ?

  1. Vườn nhà Mị Nương

  2. Bến sông

  3. Trên lầu của Mị Nương

  4. Dưới gốc cây bạch đàn

Trả lời:

  1. Vườn nhà Mị Nương

 

Câu 3: Thông tin nào dưới đây không phản ánh đúng hình ảnh thực của Trương Chi trong tác phẩm?

  1. Trên người chỉ có manh áo vá, mảnh quần xơ 

  2. Mặt mũi đen cháy, hai bàn tay cộm những chai 

  3. Có giọng hát hay, làm người nghe xao xuyến

  4. Gương mặt sáng láng, ít được thấy ở trên đời

Trả lời:

  1. Gương mặt sáng láng, ít được thấy ở trên đời

 

Câu 4: Thái độ của Mị Nương khi chứng kiến diện mạo của Trương Chi là gì?

  1. Bình thản, điềm tĩnh

  2. Sững sờ, thất vọng

  3. Dửng dưng, lạnh nhạt

  4. Hờ hững, chua chát

Trả lời:

  1. Sững sờ, thất vọng

 

Câu 5: Tìm những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, xung đột trong lời thoại của nhân vật.

Trả lời:

  • Ví dụ:

  • Chỉ dẫn "Ánh đè từ trên lầu xuống dưới nhà....bóng tối mờ" đã miêu tả lại bối cảnh gặp mặt giưa Trương Chi và nhân vật Mị Nương.

  • Chỉ dẫn cho hành động của nàng Mị Nương khi nhìn Trương Chi bỏ đi sau khi nhìn thấy nhan sắc thật của chàng “Vùng đến bên Trương Chi, muốn ôm rồi lại quay đi, bưng mặt, khóc nức nở” đã diễn tả nội tậm nhân vật Mị Nương tại thời điểm đó. 

 

Câu 6: Lời thoại của Mị Nương và bà vú về Trương Chi ở đầu văn bản kịch cho thấy hình ảnh của Trương Chi như thế nào trong cảm nhận của Mị Nương?

Trả lời:

Trương Chi trong câu nói của Mị Nương là một người dịu dàng, có nụ cười hiền hậu, có giọng hát hay và gương ưa nhìn. Đối với Mị Nương, Trương Chi là một chàng trai tốt cả ngoại hình đến phẩm chất.

 

Câu 7: Xung đột không thể hoá giải trong tâm hồn Mị Nương là gì? Dựa vào đâu có thể khẳng định điều đó?

Trả lời:

  • Xung đột không thể hoá giải trong tâm hồn Mị Nương là do Mị Nương chứng kiến nhan sắc xấu xí của chàng. Trong cuộc trò chuyện với Trương Chi, ban đầu nàng khăng khăng muốn được bên chàng, dù phải từ bỏ cuộc sống giàu sang phú quý để theo chàng. Thế nhưng, giây phút nhìn thấy nhan sắc của chàng, Mị Nương cảm thấy sững sờ, không thể chấp nhận được diện mạo ấy của chàng.

 

Câu 8: Em có suy nghĩ gì về câu nói của Trương Chi với Mị Nương: “Ừ, thôi anh cũng chẳng muốn em yêu anh như yêu một cái bóng mờ...”?

Trả lời:

Câu nói “Ừ, thôi anh cũng chẳng muốn em yêu anh như yêu một cái bóng mờ...” của Trương Chi cho thấy, bản thân anh cũng biết thân phận thấp hèn, vẻ ngoài xấu xí không thể xứng với Mị Nương. Chàng không muốn tình yêu của mình có sự lừa dối, chàng muốn Mị Nương yêu con người thật của mình. 

 

Câu 9: Theo em, nhân vật Trương Chi hay Mị Nương là nhân vật bi kịch? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, nhân vật Trương Chi là nhân vật bi kịch bởi lẽ: Trương Chi sở hữu giọng ca khiến người ta phải xao xuyến, nhưng chàng ta có dung mạo xấu xí, gia cảnh lại nghèo khó. Giây phút Mị Nương chứng kiến dung mạo xấu xí của chàng đã sững sờ, không thể chấp nhận dung mao chàng. Trương Chi đã tự vẫn để kết thúc cuộc đời minh. Mối tình của Trương Chi là mối tình tuyệt vọng.

 

Câu 10: Thông điệp mà vở kịch Trương Chi muốn gửi đến người đọc là gì? Thông điệp đó còn có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hôm nay?

Trả lời:

Thông điệp mà vở kịch muốn gửi đến người đọc là: 

  • Phải biết đối mặt với chính mình, trân trọng bản thân hơn. Không phải ai sinh ra cũng giống nhau và hoàn hảo. Chúng ta là những con người rất riêng với những tư chất và tham vọng không giống nhau. Trong từng quy trình tiến độ của cuộc sống, chúng ta hãy luôn luôn là chính mình. Điều đó sẽ giúp chúng ta hài lòng hơn về bản thân và về cuộc sống xung quanh.

 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn ngữ văn 11 Cánh diều bài Tự đánh giá, Soạn ngắn ngữ văn 11 Cánh diều bài Tự đánh giá

Bình luận

Giải bài tập những môn khác