Soạn giáo án sinh học 10 chân trới sáng tạo Bài 9: tế bào nhân thực
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án sinh học 10 chân trới sáng tạo Bài 9: tế bào nhân thực sách chân trới sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 9: TẾ BÀO NHÂN THỰC
(4 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân tích được mối quan hệ phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của thành tế bào (ở tế bào thực vật) và màng sinh chất.
- Trình bày được cấu trúc của nhân tế bào và chức năng quan trọng của nhân.
- Nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào chất.
- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các bào quan trong tế bào.
- Quan sát hình vẽ, lập được bảng so sánh cấu tạo tế bào thực vật và động vật, tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:
● Nhận thức sinh học: Biết được những thành phần cấu tạo chính của tế bào nhân thực và đặc điểm của từng thành phần; Phân tích được mối quan hệ phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của thành tế bào (ở tế bào thực vật) và màng sinh chất. So sánh được cấu tạo tế bào thực vật và động vật.
● Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng những hiểu biết về tế bào nhân thực, giải thích được một số vấn đề như sự khác biệt về cấu trúc của các loại tế bào để phù hợp với chức năng.
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học:
+ Xác định được nhiệm vụ học tập khi tìm hiểu về tế bào nhân thực dựa trên kết quả đã đạt được từ việc thực hiện các hoạt động học tập ở các bài trước.
+ Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình thảo luận nhóm.
● Giao tiếp và hợp tác:
+ Biết lựa chọn nội dung, ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp khi thảo luận nhóm các nội dung về tế bào nhân thực;
+ Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về cấu trúc tế bào nhân thực đã tìm hiểu được.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong quá trình học tập về tế bào nhân thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
- Tranh phóng to các hình trong SGK.
- Câu hỏi liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Sinh học 10
- Tư liệu, tranh ảnh, video,... liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
- Biên bản thảo luận nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, ôn tập kiến thức đã học và gắn kết với kiến thức mới.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh SGK, nêu tình huống và khuyến khích HS đưa ra những dự đoán.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và nêu tình huống:
Ở người, khi bị thương, người ta thường sát trùng vết thương bằng nước oxi già. Hình trên cho thấy hiện tượng xảy ra khi nhỏ oxi già lên vết thương. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, dựa vào hiểu biết cá nhân và các kiến thức đã học để đưa ra dự đoán.
- GV khuyến khích HS thoải mái đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong trình bày ý kiến.
- Các HS còn lại đưa ra ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương tình thần xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài học: Để biết được tại sao khi nhỏ oxi già lên vết thương lại có hiện tượng sủi bọt như trong hình vẽ, chúng ta hãy cùng đi vào bài học hôm nay – Bài 9: Tế bào nhân thực.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của tế bào nhân thực
a. Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm chung của tế bào nhân thực.
- Quan sát hình vẽ, lập được bảng so sánh cấu tạo tế bào thực vật và động vật.
- Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong quá trình học tập về tế bào nhân thực.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục A (SGK tr.42) để tìm hiểu những đặc điểm chung của tế bào nhân thực.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan và thảo luận cặp đôi để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về đặc điểm chung của tế bào nhân thực.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục A (SGK tr.42) để tìm hiểu những đặc điểm chung của tế bào nhân thực.
- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS: + Tên gọi “tế bào nhân thực” xuất phát từ đặc điểm nào của tế bào? + Dựa vào hình 9.2, hãy lập bảng so sánh cấu tạo tế bào thực vật và động vật. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu thông tin và quan sát hình ảnh SGK, trao đổi theo cặp trả lời các câu hỏi của GV. - GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày câu trả lời. - Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). * Gợi ý: + Ở tế bào nhân thực, nhân có cấu tạo hoàn chỉnh, được bao bọc bởi màng nhân, ngăn cách giữa môi trường trong nhân và tế bào chất. + So sánh cấu tạo tế bào thực vật và động vật.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo. | A. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TẾ BÀO NHÂN THỰC - Tế bào nhân thực (điển hình là tế bào thực vật và tế bào động vật): + Có kích thước lớn và cấu tạo phức tạp hơn tế bào nhân sơ; + Có nhân hoàn chỉnh (nhân được bao bọc bởi màng nhân); + Tế bào chất được chia thành các xoang riêng biệt nhờ hệ thống nội màng và có nhiều bào quan có màng bao bọc (tế bào chất là nơi diễn ra các phản ứng trao đổi chất của tế bào). - Mỗi bào quan trong tế bào có cấu tạo phù hợp với chức năng chuyên hoá. |
II. NHÂN TẾ BÀO
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của nhân tế bào
a. Mục tiêu:
- Trình bày được cấu trúc của nhân tế bào và chức năng quan trọng của nhân.
- Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về cấu trúc tế bào nhân thực đã tìm hiểu được.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 3, đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục B.I (SGK tr. 42 – 43) để tìm hiểu về nhân tế bào.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, kết hợp với hỏi – đáp nêu vấn đề và kĩ thuật khăn trải bàn để hướng dẫn HS thảo luận nội dung SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Sinh học 10 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác