Soạn giáo án sinh học 10 chân trới sáng tạo Bài 30: ứng dụng của virus trong y học và thực tiễn
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án sinh học 10 chân trới sáng tạo Bài 30: ứng dụng của virus trong y học và thực tiễn sách chân trới sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 30: ỨNG DỤNG CỦA VIRUS TRONG Y HỌC VÀ THỰC TIỄN
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Kể tên được một số thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học, trong y học và nông nghiệp, sản xuất thuốc trừ sâu từ virus.
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:
· Nhận thức sinh học:
+ Kể tên và trình bày được một số thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học, y học.
+ Kể tên và trình bày được một số thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất nông nghiếp, thuốc trừ sâu.
· Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được vì sao phage được sử dụng để làm vector chuyển gene.
- Năng lực chung:
· Tự chủ và tự học:Tìm kiếm và đánh giá, lựa chọn được nguồn tài liệu học tập phù hợp về các thành tựu ứng dụng virus trong thực tiễn.
· Giao tiếp và hợp tác:Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu các thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học, và trong ý học.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Chủ động tích cực tham gia và vận động người khác sử dụng hợp lí các ứng dụng của virus trong thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
- Hình ảnh, video về các ứng dụng virus trong y học và nông nghiệp.
- Các phiếu học tập, bảng tiêu chí đánh giá.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Sinh học 10, vở ghi chép.
- Tìm hiểu các tranh ảnh, thông tinvề vacine, interferon, hormone, thuốc trừ sâu…
- Bảng phân biệt thuốc trừ sâu từ vi khuẩn và từ virus.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và tò mò cho HS trước khi bắt đầu bài học mới.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề theo gợi ý SGK và định hướng HS xác định nhiệm vụ của bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được dự đoán về câu trả lời và bước đầu tiếp cận được nội dung của bài học mới.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề theo nội dung gợi ý trong SGK: Trong lúc thảo luận với nhau về chủ đề virus, bạn A nói: “Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc nên nó là đối tượng gây bệnh cho các sinh vật khác chứ hoàn toàn không có lợi.”. Bạn B thì cho rằng “Mọi vật đều có 2 mặt của nó có lợi và có hại. Virus cũng thế”. Theo em, ý kiến của bạn nào là phù hợp? Vì sao?
- GV chia lớp thành 2 đội, sử dụng kĩ thuật động não để yêu cầu nêu những điểm có lợi, có hại. Trong thời gian 2 phút, đội nào nêu ra được nhiều hơn sẽ dành chiến thắng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân và các kiến thức thực tế để giải quyết vấn đề mà GV đưa ra.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2 đội lên bảng ghi ra đáp án của đội mình.
*Gợi ý:
Có hại: Virus gây bệnh nguy hiểm liên quan đến tính mạng của con người và sinh vật. Ví dụ: virus H5N1, HIV, cúm gà, sởi….
Có lợi: Virus đã được các nhà khoa học nghiên cứu để chế tạo thuốc trừ sâu gây hại cho cây trồng, tạo giống cây trồng sạch bệnh…
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá câu trả lời của HS và dẫn dắt vào bài mới: Ta thấy rõ ràng là virus vừa có lợi vừa có hại. Bài học hôm nay chũng ta sẽ đi tìm hiểu mặt có lợi của virus. Có hai nhiệm vụ trọng tâm mà ta cần giải quyết: Một là tìm hiểu một số thành tựu về ứng dụng virus trong y học; Hai là tìm hiểu một số thành tựu về ứng dụng virus trong sản xuất nông nghiệp. Còn mặt có hại ta sẽ tìm hiểu trong bài 31. Chúng ta đi vào bài học Bài 30. Ứng dụng của virus trong y học và thực tiễn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số thành tựu ứng dụng virus trong y học.
a. Mục tiêu:
- Kể tên và trình bày được một số thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học, y học.
· - Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu các thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học, và trong ý học.
- Chủ động tích cực tham gia và vận động người khác sử dụng hợp lí các ứng dụng của virus trong thực tiễn.
b. Nội dung:
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời.
- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời và phiếu học tập đã được hoàn thành của HS
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành những nhóm 4-6 HS rồi tổ chức cho các nhóm HS đọc thông tin mục I, thảo luận về các nội dung trong SGK và hoàn thành phiếu học tập (file đính kèm phía dưới hoạt động. GV cho HS rút ra nội dung trọng tâm như trong SGK, trang 146. - Sau đó yêu cầu HS trả lời LT1 trang 145, LT2 trang 146 SGK. LT1: So với cách làm truyền thống, việc ứng dụng virus để sản xuất chế phẩm sinh học có những ưu điểm gì? LT2: Khi sử dụng insuline để điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh cần lưu ý đến điều gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chia nhóm, đọc thông tin SGK để thảo luận hoàn thành phiếu học tập và các câu hỏi luyện tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 nhóm HS thuyết trình về phiếu học tập. Các nhóm khác lắng nghe và đưa ra ý kiến. - GV mời HS phát biểu câu trả lời cho câu hỏi luyện tập1,2. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS rồi chuyển sang nội dung tiếp theo. | I. Ứng dụng virus trong y học. 1. Một số thành tựu về ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học. - HS hoàn thành phiếu học tập Trả lời: LT1. - Do virus có khả năng nhân lên rất nhanh (so với quá trình nhân đôi của vi khuẩn) trong tế bào vật chủ, do vậy gene mong muốn sản xuất chế phẩm (được cài xen vào hệ gene của virus) được nhân lên nhanh chóng, tạo ra lượng chế phẩm lớn hơn so với phương pháp thông thường. LT2. - Khi sử dụng insuline để điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh cần lưu ý những điểm sau: + Do insuline có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu nên khi tiêm thuốc cần tránh nguy cơ hạ đường huyết. Do đó là nên tiêm insuline ngay trước bữa ăn. Tùy loại insuline mà thời gian tiêm đến khi ăn là khác nhau. + Nên tiêm insuline theo đường tĩnh mạch để tránh insuline bị phân hủy bởi các enzyme có mặt ở dưới mô da. + Khi tiêm nên lăn lọ thuốc để làm ấm và trộn đều thuốc, không nên lắc mạnh lọ vì dễ tạo ra bọt khí và khi rút insuline vào bơm tiêm thì khí có thể lọt vào bơm tiêm. + Không nên tự ý sử dụng insuline mà cần đi khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cách sử dụng. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Sinh học 10 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác