Soạn giáo án sinh học 10 chân trới sáng tạo Bài 29: virus
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án sinh học 10 chân trới sáng tạo Bài 29: virus sách chân trới sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 29: VIRUS
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm và các đặc điểm của virus. Trình bày được cấu tạo của virus.
- Trình bày được các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ. Từ đó giải thích được cơ chế gây bệnh do virus.
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:
· Nhận thức sinh học:
+ Nêu được khái niệm và các đặc điểm của virus.
+ Trình bày được cấu tạo và phân loại của virus.
+ Trình bày được các giai đoạn nhân lên của virustrong tế bào chủ.
+ Phân biệt được chu trình sinh tan và tiềm tan của virus.
· Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được cơ chế gây bệnh do virus.
- Năng lực chung:
· Tự chủ và tự học:Tìm kiếm và đánh giá, lựa chọn được nguồn tài liệu học tập phù hợp về cấu tạo, phân loại, quá trình nhân lên của virus.
· Giải quyết vấn đề và sáng tạo:Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến sự nhân lên của virus trong tế bào vật chủ.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Chủ động tích cực tham gia và vận động người khác tích cực tìm hiểu về virus để có cách phòng chống phù hợp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
- Hình ảnh về các loại virus khác nhau, quá trình nhân lên của virus, biến thể của virus.
- Các câu hỏi, bài tập liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Sinh học 10, vở ghi chép.
- Bảng trắng, bút lông, giấy A4.
- Biên bản thảo luận nhóm.
- Tìm kiếm thông tin, hình ảnh về các loại virus khác nhau, quá trình nhân lên của virus, biến thể của virus.
- Bảng phân biệt vi khuẩn và virus.
- Mô hình các loại virus có hình thái khác nhau.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề theo gợi ý SGK và định hướng HS xác định nhiệm vụ của bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được dự đoán về câu trả lời và bước đầu tiếp cận được nội dung của bài học mới.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề theo nội dung gợi ý trong SGK: Vào cuối năm 1800, Martinus Beijerinck (Hà Lan) đã tiến hành thí nghiệm tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh khảm ở cây thuốc lá (hình 29.1). Qua thí nghiệm, em hãy cho biết :
+ Trong dịch lọc (số 2) có chứa vi khuẩn không?
+ Hãy dự đoán tác nhân gây bệnh khảm ở cây thuốc lá.
- GV sử dụng kĩ thuật động não để yêu cầu HS trả lời cho 2 câu hỏi trên trong thời gian 1 phút.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân và các kiến thức thực tế để trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong trình bày ý kiến (HS đưa ra suy nghĩ của mình).
- GV mời 1-2 bạn trình bày câu trả lời.
*Gợi ý:
+ Trong dịch lọc (số 2) không chứa vi khuẩn vì dịch đã được lọc qua màng lọc vi khuẩn
+ Tác nhân gây bệnh khảm ở thuốc lá có thể là một phân tử nhỏ hơn kích thước của vi khuẩn, đó chính là virus.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá câu trả lời của HS và dẫn dắt vào bài mới: Ở chương trước chúng ta đã học về vi khuẩn. Đến chương này ta sẽ học về virus. Vậy virus là gì? Đặc điểm cấu tạo của nó ra làm sao? Chúng phát triển như thế nào? Và trong câu hỏi trên, tác nhân gây bệnh khảm ở thuốc lá có phải là do virus? Chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu trong bài học hôm nay. Bài 29. Virus.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của virus.
a. Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm, đặc điểm của virus.
- Trình bày được cấu tạo và phân loại của virus
- Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp về cấu tạo, phân loại, quá trình nhân lên của virus.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập a. Khái niệm và đặc điểm - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 và trả lời câu hỏi số 1 trang 140 SGK: Hãy nêu khái niệm và giải thích rõ các đặc điểm của virus. GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như SGK trang 140. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi luyện tập trang 140: Vi khuẩn khác virut ở những điểm nào ?
b. Tìm hiểu cấu tạo và phân loại virus - GV trình chiếu hình 29.2, 29.3 và đặt ra các câu hỏi: + Virus cấu tạo từ những thành phần nào? + Nucleic acid của virus có đặc điểm gì? + Vỏ capsid được cấu tạo và sắp xếp như thế nào xung quanh lõi nucleic acid? + Một số virus có thêm vỏ ngoài, vỏ ngoài được cấu tạo như thế nào?
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2,3 và bài luyện tập trang 141 SGK. CH2: Nêu cấu tạo của virus. CH3: Trình bày các tiêu chí phân loại virus. Luyện tập: Hãy tìm một số ví dụ về virus kí sinh ở vi khuẩn, thực vật, động vật và con người. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh để đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi mà GV yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1-2 HS trình bày câu trả lời. - Các HS ở nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS. - GV rút ra kiến thức trọng tâm như SGK trang 141 rồi chuyển sang nội dung tiếp theo | I. Khái niệm, đặc điểm của virus 1. Khái niệm Trả lời: CH1. - Khái niệm: Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có cấu tạo rất đơn giản, chỉ có phần lõi là DNA hoặc RNA và lớp vỏ protein; kích thước siêu nhỏ (khoảng 20-300nm). Chúng sống kí sinh nội bào bắt buộc, không thể nhân lên và thực hiện các hoạt động chuyển hóa bên ngoài tế bào vật chủ. - Đặc điểm: + Virus có kết cấu đại phân tử vô bào, không có hệ thống sinh năng lượng, không có hiện tượng sinh trưởng, không phân cách thành 2 phần bằng nhau. Không mẫn cảm với các chất kháng sinh. + Trong điều kiện ngoài cơ thể chúng có thể tồn tại lâu dài ở trạng thái đại phân tử hóa học không sống và có khả năng truyền nhiễm. LT: HS tham khảo file đính kèm phía dưới hoạt động. 2. Cấu tạo và phân loại virus Trả lời: + Virus cấu tạo từ 2 thành phần cơ bản là lõi nucleic acid và vỏ capsid. + Nucleic acid của virus có đặc điểm: là một chuỗi đơn hoặc chuỗi kép. + Vỏ capsid được cấu tạo từ các đơn vị protein là capsomer,được sắp xếp bao quanh lõi nucleic acid. + Một số virus có thêm vỏ ngoài, vỏ ngoài được cấu tạo gồm lớp kép phospholipid và protein, trên vỏ ngoài chứa các gai glycoprotein. CH2: Nêu cấu tạo của virus + Lõi nucleic acid: DNA hoặc RNA ( chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) + Lớp vỏ: Virus trần: vỏ capsid được cấu tạo từ các đơn vị protein là capsomer. Virus có vỏ ngoài có thêm gồm lớp kép phospholipid và protein, trên vỏ ngoài có các gai glycoprotein. CH3: Trình bày các tiêu chí phân loại virus. (1) Dựa vào lớp vỏ ngoài: chia 2 loại Virus trần và Virus có vỏ ngoài (2) Dựa vào sự sắp xếp của capsomer : chia 4 loại virus: virus có cấu trúc xoắn, virus có cấu trúc khối, virus hình cầu, virus có cấu trúc vừa khối vừa xoắn (3) Dựa vào vật chất di truyền: chia 2 loại: virus DNA và virus RNA (4) Dựa vào đối tượng vật chủ: chia 4 loại: virus kí sinh ở vi khuẩn, virus kí sinh ở nấm, virus kí dinh ở thực vật, virus kí dinh ở động vật và người. LT: (1) Virut kí sinh ở vi sinh vật (2) Virut kí sinh ở thực vật + Virus khảm thuốc lá + Virus xoăn lá cà chua, + Virus gây bệnh lùn xoắn lá ở lúa. (3) Virut kí sinh ở động vật và con người -Virus SASR-CoV-2 -Virus HIV -Virus đậu mùa -Virus cúm |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Sinh học 10 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án