Soạn giáo án sinh học 10 chân trới sáng tạo Bài 26: công nghệ vi sinh vật
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án sinh học 10 chân trới sáng tạo Bài 26: công nghệ vi sinh vật sách chân trới sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 26: CÔNG NGHỆ VI SINH VẬT
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Kể tên được một số thành tựu hiện đại của công nghệ vi sinh vật.
- Phân tích được triển vọng công nghệ vi sinh vật trong tương lai.
- Kể tên được một số ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật và triển vọng phát triển của ngành nghề đó.
- Thực hiện được dự án hoặc đề tài tìm hiểu về các sản phẩm công nghệ vi sinh vật. Làm được tập san các bài viết, tranh ảnh về công nghệ vi sinh vật.
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:
· Nhận thức sinh học:
+ Nêu được khái niệm công nghệ vi sinh vật.
+ Trình bày được cơ sở khoa học của công nghệ vi sinh vật.
+ Kể tên được một số hành tựu hiện đại của công nghệ vi sinh vật.
+ Phân tích được triển vọng của công nghệ vi sinh vật trong tương lai.
+ Kể tên một số ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật và triển vọng phát triển của ngành nghề đó.
· Tìm hiểu thế giới sống:
+ Thực hiện được dự án hoặc đề tài tìm hiểu về các sản phẩm công nghệ vi sinh vật.
+ Làm được tập san các bài viết, tranh ảnh về công nghệ vi sinh vật.
· Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Đánh giá được hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ vi sinh vật vào đời sống.
- Năng lực chung:
· Tự chủ và tự học: Xác định được triển vọng của các ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật.
· Giải quyết vấn đề và sáng tạo:Thu thập và làm rõ các vấn đề liên quan đến các sản phẩm công nghệ vi sinh vật.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Tích cực tham gia và vận động người dân sử dụng các sản phẩm công nghệ vi sinh vật thân thiện với môi trường.
- Chăm chỉ: Tích cực học tập và rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
- Hình ảnh, video về vai trò của vi sinh vật trong đời sống, các ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật.
- Các hình ảnh trong bài 26 SGK phóng to.
- Phiếu học tập, bảng tiêu chí đánh giá.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Sinh học 10, vở ghi chép, giấy A4.
- Bút lông, bút màu, thước… để làm poster, tập san.
- Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về công nghệ vi sinh vật.
- Sưu tầm, tìm hiểu các sản phẩm của công nghệ vi sinh vật
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo sự tò mò, hứng thú cho HS trong học tập, từ những hiểu biết thực tế để tìm hiểu kiến thức mới.
b. Nội dung: GV đưa ra tình huống, yêu cầu HS giải quyết tình huống.
c. Sản phẩm học tập: Cách giải quyết tình huống của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề theo nội dung gợi ý trong SGK: Mỗi năm con người thải vào môi trường hàng triệu tấn rác thải, thông qua các hoạt động sản xuất và sinh hoạt hằng ngày. Giả sử không có vi sinh vật tham gia phân hủy rác, thì điều gì sẽ xảy ra trên Trái Đất của chúng ta?
- GV sử dụng kĩ thuật động não để yêu cầu HS giải quyết tình huống trong thời gian 1 phút.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân và các kiến thức đã học để đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2-3 bạn HS đưa ra ý kiến cá nhân về câu trả lời.
Gợi ý:
+ Rác sẽ bị tồn đọng, gây ra ô nhiễm môi trường, không khí, đất, nước.
+ Gây ra mùi hôi thối.
+ Rác chiếm chỗ ở của con người và động thực vật.
+ Không xảy ra chu trình chuyển hóa vật chất, dẫn đến giảm lượng mùn, khoáng chất cung cấp cho thực vật.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương tình thần xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài học: Như vậy chúng ta thấy được nếu không có vi sinh vật tham gia phân hủy rác thì sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống của các sinh vật trên Trái Đất. Điều đó chứng tỏ vi sinh vật có vai trò rất quan trọng đối với tự nhiên và sự sống trên Trái Đất. Hom nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu vai trò của vi sinh vật, các sản phẩm từ vi sinh vật trong đời sống, thực hiện dự án tìm hiểu các sản phẩm từ vi sinh vật, các ngành nghề liên quan. Chúng ta đi vào bài – Bài 26. Công nghệ vi sinh vật.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Vai trò của vi sinh vật.
a. Mục tiêu:
- Kể tên được một số thành tựu hiện đại của công nghệ vi sinh vật.
- Phân tích được triển vọng công nghệ vi sinh vật trong tương lai.
- Kể tên được một số ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật và triển vọng phát triển của ngành nghề đó.
- Đánh giá được hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ vi sinh vật vào đời sống.
- Tích cực tham gia và vận động người dân sử dụng các sản phẩm công nghệ vi sinh vật thân thiện với môi trường.
b. Nội dung:
- GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp, dạy học trực quan, dạy học theo trạm để hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi thảo luận trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm học tập của HS
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm và cơ sở khoa học của công nghệ vi sinh vật Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cung cấp kiến thức: Công nghệ vi sinh vật là một lĩnh vực quan trọng của công nghệ sinh học, sử dụng vi sinh vật hoặc dẫn xuất của chúng để tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời sống của con người. - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + CH1- trang 124 SGK. Sản phẩm tạo ra từ công nghệ vi sinh vật có đặc điểm gì? Cho ví dụ mình họa. + Em hãy cho biết cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ vi sinh vật? + CH2. Hãy kể tên một số thành tựu hiện đại của công nghệ vi sinh vật? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu thông tin SGK, suy nghĩ để trả lời các câu hỏi mà GV yêu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời sau mỗi câu hỏi. - Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS. - GV khái quát nội dung rồi chuyển sang nội dung tiếp theo.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu một số thành tựu hiện đại của công nghệ vi sinh vật. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS làm việc theo trạm, gồm có 4 trạm học tập, mỗi HS phải tham gia đủ 4 trạm. + Trạm 1: Thành tựu trong nông nghiệp + Trạm 2: Thành tựu trong công nghiệp thực phẩm. + Trạm 3: Thành tựu trong y học + Trạm 4: Thành tựu trong xử lí ô nhiễm môi trường. - Tại mỗi trạm, GV cho HS hoàn thành phiếu học tập theo mẫu như sau:
- GV yêu cầu HS trả lời câu LT1, trang 124 SGK: Hãy liệt kê các sản phẩm từ công nghệ vi sinh vật được sử dụng trong đời sống hằng ngày? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS có thể lựa chọn các trạm học tập (bắt đầu hay kết thúc tại một trạm bất kì nào đó). Thời gian HS tham gia ở mỗi trạm không quá 5 phút. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời sau mỗi câu hỏi. - Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS. - GV khái quát nội dung rồi chuyển sang nội dung tiếp theo. | I. Một số thành tựu hiện đại của công nghệ vi sinh vật. 1. Khái niệm và cơ sở khoa học của công nghệ vi sinh vật. C1: Sản phẩm tạo ra từ công nghệ vi sinh vật có đặc điểm: an toàn, thân thiện với môi trường, giá thành rẻ, hiệu quả lâu dài. VD: Phân bón vi sinh có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt các loài vi sinh vật gây hại trong đất nhằm cải thiện đất, tăng năng suất cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường. - Cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ vi sinh vật: dựa trên các đặc điểm của vi sinh vật như: có kích thước hiển vi, tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh, có hình thức dinh dưỡng đa dạng; ngoài ra có một số loài vi sinh vật sóng được ở những môi trường cực đoan. C2. Một số thành tựu hiện đại của công nghệ vi sinh vật: + Sử dụng chế phẩm vi sinh vật để sản xuất các loại phân bón vi sinh. + Sử dụng chế phẩm vi khuẩn có khả năng tiết ra chất độc diệt sâu hoặc nấm kí sinh trên côn trùng để sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh. + Sử dụng các vi sinh vật có khả năng sản xuất sinh khối nhanh để tạo ra các nguyên liệu trong công nghiệp và đời sống. + Sử dụng công nghệ vi sinh vật để sản xuất thuốc kháng sinh chữa bệnh cho người và động vật. + Sử dụng công nghệ vi sinh vật để xử lí rác thải hữu cơ giúp bảo vệ môi trường đồng thời làm phân bón cho cây trồng. 2. Một số thành tựu hiện đại của công nghệ vi sinh vật - HS làm việc nhóm và hoàn thành phiếu học tập (đính kèm phía dưới hoạt động) LT1. Các sản phẩm từ công nghệ vi sinh vật được sử dụng trong đời sống hằng ngày: + Sữa chua, muối dưa chua, muối cà, làm giấm. + Sử dụng men vi sinh để xử lí bồn cầu. + Sử dụng men uống probio + Ủ phân vi sinh, sử dụng đệm lót sinh học trong nuôi gà làm hầm biogas + Thực phẩm, đồ uống từ công nghệ vi sinh vật: bánh mì, rượu vang… + Dược phẩm: thuốc kháng sinh, vaccine.. + Thuốc trừ sâu, men khử trùng + Phân bón vi sinh.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Sinh học 10 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác