Soạn giáo án sinh học 10 chân trới sáng tạo Bài 25: sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án sinh học 10 chân trới sáng tạo Bài 25: sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật sách chân trới sáng tạo . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 25: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN Ở VI SINH VẬT
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật. Trình bày được đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
- Phân biệt được các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực.
- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
- Trình bày được ý nghĩa của việc sử dụng kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh và tác hại của việc làm dụng kháng sinh trong chữa bệnh cho con người và động vật.
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:
· Nhận thức sinh học:
+ Nêu được khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật.
+ Trình bày được đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
+ Phân biệt được các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực.
+ Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
+ Trình bày được ý nghĩa của việc sử dụng kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh.
· Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Đề xuất được các biện pháp diệt khuẩn trong gia đình và trường học.
+ Giải thích đuọc tác hại của việc làm dụng kháng sinh trong chữa bệnh cho con người và động vật.
+ Đề xuất được các biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh hợp lí cho bản thân và gia đình.
- Năng lực chung:
· Giao tiếp và hợp tác:Phân công và thực hiện nhiệm vụ trong nhóm khi tìm hiểu về sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật.
· Giải quyết vấn đề và sáng tạo:Đề xuất và phân tích được các giải pháp bảo vệ sức khỏe cho con người liên quan đến vi sinh vật.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Tích cực tham gia và vận động bạn bè trong lớp có ý thức diệt khuẩn, giữ gìn vệ sinh ở nhà và ở trường, sử dụng thuốc kháng sinh hợp lí.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
- Hình ảnh/video về quá trình phân đôi của vi khuẩn, sinh trưởng của thực vật, động vật.
- Phóng to các hình ảnh trong bài 25 SGK.
- Các phiếu học tập, bảng tiêu chí đánh giá.
- Câu hỏi liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Sinh học 10, vở ghi chép, giấy A4.
- Tìm hiểu các tranh ảnh, thông tin về sinh sản của vi sinh vật, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật, các phương pháp diệt khuẩn trong trường học và gia đình.
- Tìm hiểu thuốc kháng sinh và biện pháp dùng thuốc kháng sinh hợp lí.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, từ những hiểu biết thực tế để tìm hiểu kiến thức mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi mở đầu bài học đưa ra và dự đoán câu trả lời
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát những thông tin trên nắp hộp sữa chua.
- GV yêu cầu HS :
+ Đọc thông tin về cách bảo quản sữa chua trên vật thật hoặc hình minh họa.
+ Quan sát một số cách bảo quản sữa chua như: để trong ngăn mát tủ lạnh, trong tủ đông, trên kệ ở nhiệt độ thường và cho biết cách bảo quản nào đúng.
+ Quan sát hình ảnh hộp sữa chua bị phồng nắp và trả lời câu hỏi: Vì sao nắp hộp sữa chua bị phồng lên? Vì sao không nên sử dụng những hợp sữa chua đó?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân và các kiến thức đã học để đưa ra dự đoán về câu trả lời.
- GV khuyến khích HS thoải mái đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong trình bày ý kiến.
- Các HS còn lại đưa ra ý kiến khác (nếu có).
Gợi ý:
+ Trong các cách bảo quản sữa chua được nêu ở trên thì cách bảo quản để trong ngăn mát tủ lạnh là đúng nhất.
+ Nắp hộp sữa chua bị phồng lên là vì: do một số lí do nào đó mà hộp sữa chua đã bị vi khuẩn có hại xâm nhập, chúng hoạt động và làm biến chất hộp sữa chua.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương tình thần xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài học: Để biết được lí do vì sao nắp hộp sữa chua bị phồng lên, chúng ta hãy cùng đi vào bài học hôm nay – Bài 25. Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật.
a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật.
b. Nội dung:
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan và tổ chức thảo luận theo nhóm cặp đôi để tổ chức cho HS tìm hiểu khái niệm sinh trưởng của vi sinh vật.
- GV tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi 1 và 2 trang 119 SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DDỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS quan sát hình 25.2 và trả lời câu hỏi 1 trang 119, SGK: Hãy nhận xét số lượng tế bào vi khuẩn E. coli sau mỗi lần phân chia. Từ đó hãy cho biết khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật?
- GV đặt câu hỏi: Trong khái niệm trên có nhắc đến sự gia tăng cá thể. Vậy theo em, mỗi cá thể có gia tăng về kích thước và khối lượng không? - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 trang 119, SGK: Vì sao nói sinh trưởng ở vi sinh vật là sinh trưởng của quần thể? - GV cho HS xem hình ảnh về sự sinh trưởng ở sinh vật đa bào, cụ thể là ở chó, yêu cầu HS trả lời câu hỏi luyện tập trang 119 SGK: Hãy so sánh sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật với sự sinh trưởng của sinh vật đa bào.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời các yêu cầu của GV. - GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Sau mỗi câu hỏi, GV mời 1 HS trình bày câu trả lời. - Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS. - GV khái quát nội dung rồi chuyển sang nội dung tiếp theo | I. Khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật Trả lời: CH1 - tr 119 SGK. - Khi nuôi cấy vi khuẩn Ecoli ở môi trường nước thịt ở nhiệt độ : + Cứ sau 20 phút thì tế bào vi khuẩn phân chia một lần. + Tăng gấp đôi sau mỗi lần phân chia.
Khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật: Sinh trưởng ở vi sinh vật là sự gia tăng số lượng cá thể của quần thể vi sinh vật. Trả lời: + Từ khi sinh ra cho đến trước khi bước vào phân chia, vi khuẩn có sự gia tăng về kích thước và khối lượng. CH2 trang 119, SGK. Vi sinh vật có kích thước rất nhỏ nên rất khó để nhận ra sự thay đổi về kích thước và khối lượng. Do đó, sinh trưởng ở vi sinh vật cần được xem xét trên phạm vi quần thể. Luyện tập trang 119, SGK. Tham khảo file đính kèm phía dưới hoạt động. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Sinh học 10 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án