Soạn giáo án công nghệ 6 kết nối tri thức Bài 9: thời trang

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án công nghệ 6 Bài 9: thời trang bộ sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 9: THỜI TRANG

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Phát biểu được khái niệm thời trang.

- Kể tên được các yếu tố ảnh hưởng đến thời trang.

- Chỉ ra được những đặc điểm thể hiện sự thay đổi của thời trang.

- Mô tả được đặc điểm của trang phục trong một số phong cách thời trang cơ bản.

- Nhận ra và bước đầu hình thành xu hướng thời trang của bản thân.

2. Năng lực

a) Năng lực công nghệ

- Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong khi thực hiện

các nhiệm vụ học tập.

- Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập.

- Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm khi hoạt động nhóm.

b) Năng lực chung

- Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.

3. Phẩm chất

- Tích cực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sử dụng trang phục.

- Thích tìm hiểu thông tin để mở rộng hiểu biết.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

- Các tranh ảnh thể hiện một số phong cách thời trang.

2. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (HOẠT ĐỘNG DẪN NHẬP)

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: HS trả lời được câu hỏi gọi tên các bộ trang phục của Việt Nam và cho biết các giai đoạn sử dụng phổ biến các bộ trang phục đó dựa vào kiến thức thực tiễn.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đưa ra hình ảnh một số bộ trang phục ở Việt Nam qua các thời kì, yêu cầu HS gọi tên các bộ trang phục đó (ví dụ như áo ngũ thân, áo tứ thân, áo dài,...). GV giúp HS thấy được trang phục có sự thay đổi qua mỗi thời kì. Từ đó, định hướng học sinh vào bài qua câu hỏi mở đầu.

- HS xem tranh, tiếp nhận câu hỏi và nêu lên suy nghĩ của bản thân

- GV đặt vấn đề: Thế nào là mặc trang phục phù hợp? Phong cách thời trang là gì và có những phong cách thời trang nào thường thấy trong cuộc sống? Để tìm hiểu kĩ hơn, chúng ta cùng đến với bài 9: Trang phục.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1 : Thời trang trong cuộc sống

a. Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm về thời trang, các yếu tố ảnh hưởng đến thời trang, biểu hiện của sự thay đổi thời trang.

b. Nội dung: HS trả lời được câu hỏi thế nào là thời trang, thời trang thay đổi được thể hiện như thế nào và ghi vào vở dựa trên việc đọc SGK và thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Khám phá (trang 51 SGK); đọc SGK để trả lời câu hỏi xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thời trang

c. Sản phẩm học tập: báo cáo của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 9.1, thảo luận và đưa ra nhận xét về đặc điểm của các bộ trang phục đó. Từ đó, kết hợp với đọc SGK, đưa ra khái niệm về thời trang.

- GV định hướng HS chỉ ra sự thay đổi của thời trang được thể hiện như thế nào?

- GV có thể sử dụng thêm hình ảnh trang phục Việt Nam và châu Âu thế kỉ XIX với

trang phục Việt Nam và châu Âu hiện nay, để HS thảo luận, thấy được điểm khác biệt về thời trang giữa các nước ở thế kỉ XIX và thời trang giữa các nước hiện nay. Từ đó, đưa ra được đặc điểm chung về thời trang của cả thế giới hiện nay: đa dạng, phong phú về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu, hoạ tiết; đơn giản, dễ hoạt động hơn so với trang phục các thế hệ trước.

- GV yêu cầu HS đọc SGK để đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến thời trang.

Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.

I. Thời trang trong cuộc sống

- Thời trang thay đổi do ảnh hưởng của các yếu tố như văn hoá, xã hội, kinh tế, sự phát triển của khoa học

và công nghệ,... Sự thay đổi của thời trang được thể hiện qua kiểu dáng, chất liệu, màu sắc, đường nét và hoạ tiết,... của trang phục.

 

Hoạt động 2: Một số phong cách thời trang

a. Mục tiêu:

- Mô tả được đặc điểm của một số phong cách thời trang cơ bản.

-  Nhận ra và bước đầu hình thành xu hướng thời trang của bản thân.

b. Nội dung: HS đọc SGK, thảo luận nhóm để hoàn thiện bảng so sánh về đặc điểm, ứng dụng của bốn phong cách thời trang cơ bản; thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Luyện tập (trang 52 SGK) để xác định được trang phục tương ứng với mỗi loại phong cách thời trang đó. HS thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Kết nối năng lực (trang 52 SGK) để tìm hiểu thêm các phong cách thời trang phổ biến hiện nay và lựa chọn phong cách em yêu thích.

c. Sản phẩm học tập: Bản ghi chép của HS/nhóm HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, hoàn thiện bảng sau để giúp HS xác định đặc

điểm của trang phục trong bốn phong cách thời trang cơ bản hiện nay.

Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.

II. Một số phong cách thời trang

- Phong cách thời trang là cách mặc trang phục tạo nên vẻ đẹp, nét độc đáo riêng cho từng cá nhân và được

lựa chọn bởi tính cách, sở thích của người mặc.

- Phong cách cô điển: là cách mặc trang phục có hình thức giản dị, nghiêm túc, lịch sự. Phong cách cỗ điển phù hợp với nhiều người; thường được sử dụng khi đi học, đi làm, tham gia các sự kiện có tính chất trang trọng.

- Phong cách thẻ thao: là cách mặc trang phục có thiết kế đơn giản, đường nét tạo cảm giác mạnh mẽ và khoẻ khoắn; thoải mái khi vận động.

- Phong cách thể thao có thể ứng dụng cho nhiều đối tượng, lứa tuổi khác nhau.

- Phong cách dân gian: là cách mặc trang phục có nét đặc trưng của trang phục dân

tộc vê hoa văn, chât liệu, kiêu dáng. Phong cách dân gian vừa mang vẻ hiện đại

vừa đậm nét văn hoá của mỗi dân tộc.

- Phong cách lãng mạn: là cách mặc trang phục thể hiện sự nhẹ nhàng, mềm mại thông qua các đường cong, đường uôn lượn; thường sử dụng cho phụ nữ.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Công nghệ 6 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo