Soạn giáo án công nghệ 6 kết nối tri thức Bài 5: phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án công nghệ 6 Bài 5: phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm bộ sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 5: PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được ý nghĩa, vai trò của bảo quản và chế biến thực phẩm.

- Trình bày được một số phương pháp bảo quản, chế biến thực phẩm phổ biến.

- Trình bày được những vấn đề cơ bản về an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Lựa chọn và chế biến được món ăn đơn giản theo phương pháp không sử dụng nhiệt.

2. Năng lực

a) Năng lực công nghệ

- Tìm kiếm và chọn lọc được thông tin phù hợp, vận dụng được một cách linh hoạt

những kiến thức, kĩ năng được học trong các tình huống thực tiễn.

b) Năng lực chung

- Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.

3. Phẩm chất

- Ham học hỏi, tìm tòi tài liệu liên quan đến nội dung bài học để mở rộng hiểu biết

trong và sau giờ học.

- Có ý thức vận dụng kiến thức về bảo quản và chế biến thực phẩm vào cuộc sống

hằng ngày.

- Có trách nhiệm với bản thân khi ý thức được việc bảo quản và chế biến thực phẩm

đối với sức khoẻ của chính mình và gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

- Tranh “Phương pháp bảo quản thực phẩm; “Phương pháp chế biến thực phẩm” có

trong danh mục thiết bị tối thiểu môn Công nghệ lớp 6.

- Video “An toàn vệ sinh thực phẩm trong gia đình” có trong danh mục thiết bị tối thiểu môn Công nghệ lớp 6.

- Bộ dụng cụ “Chế biến món ăn không sử dụng nhiệt, “Tia hoa, trang trí món ăn” có

trong danh mục thiết bị tối thiểu môn Công nghệ lớp 6.

- Hình ảnh, tranh, video về ngộ độc thực phẩm, các phương pháp bảo quản thực phẩm, các phương pháp chế biến thực phẩm, cách chế biến một số món ăn không sử dụng nhiệt có sử dụng nhiệt,...

- Mẫu vật thật: Cá, tôm, thịt, vỏ/ bao bì một số loại thực phẩm đóng gói...

2. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (HOẠT ĐỘNG DẪN NHẬP)

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: HS liên hệ và trả lời câu hỏi của GV

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu hỏi: Thế nào là một món ăn ngon?

Câu hỏi: Thực phẩm có thể được bảo quản và chế biến như thế nào để có được những bữa ăn hợp lí, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?

- Câu hỏi mở rộng: Em có đồng ý với câu nói “Bảo quản và chế biến thực phẩm là khâu quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng dinh dưỡng và độ an toàn của thực phẩm” không?

- HS xem tranh, tiếp nhận câu hỏi và nêu lên suy nghĩ của bản thân:

Câu trả lời gợi ý: Món ăn ngon là món ăn có màu sắc, mùi vị hấp dẫn, hợp với người

dùng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.,...

Câu trả lời gợi ý: Thực phẩm được bảo quản đúng cách để có thể sử dụng lâu dài mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng, khi chế biến thực phẩm cần chú ý đến những tiêu chí an toàn, kết hợp đa dạng các loại thực phẩm để có thể làm được nhiều món, phù hợp với người sử dụng và đảm bảo chất dinh dưỡng.

- GV đặt vấn đề: Để có món ăn ngon thì thực phẩm có thể được bảo quản và chế biến như thế nào để có những bữa ăn hợp lí, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm? Để tìm hiểu kĩ hơn, chúng ta cùng đến với bài 5: Phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1 : Khái quát về chế biến và bảo quản thực phẩm

a. Mục tiêu:

- HS hiểu được vai trò và ý nghĩa của bảo quản và chế biến thực phẩm.

- HS hiểu các vấn để an toàn vệ sinh thực phẩm trong bảo quản và chế biến thực. Từ đó,

HS có ý thức trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm.

b. Nội dung: Đọc mục I và thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Khám phá ở trang 26 - SGK, tìm hiểu thêm thông tin trong hộp chức năng Thông tin bổ sung ở trang 27 - SGK.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời cá nhân được phát biểu.

- Nội dung bài học được ghi lại trong vở ghi:

+ Vai trò và ý nghĩa của bảo quản và chế biến thực phẩm.

+ Vấn để an toàn vệ sinh thực phẩm trong bảo quản và chế biến thực phẩm.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đưa ra các thông tin/ con số và hệ quả về các vụ ngộ độc thực phẩm, hỏi cảm nhận của HS sau khi nghe các thông tin này và đặt câu hỏi dẫn nhập vào mục I trong SGK.

- Câu hỏi: Các vụ ngộ độc thực phẩm thường có nguyên nhân do đâu?

- GV yêu cầu HS đọc mục I trong SGK và hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm hoặc cả lớp:

+ Bảo quản và chế biến thực phẩm có ý nghĩa gì?

+ Chúng ta cần quan tâm những vấn đề gì để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình bảo quản và chế biến?

- GV sử dụng hộp chức năng Khám phá trong SGK tổ chức hoạt động thảo luận theo nhóm cho HS: Kể tên các biện pháp  đảm bảo vệ sinh thực phẩm trong bảo quản, chế biến thực phẩm?

Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.

I. Khái quát về bảo quản và chế biến thực phẩm

1. Vai trò, ý nghĩa của bảo quan và chế biến thực phẩm

- Bảo quản thực phẩm là quá trình xử li thực phẩm, có vai trò kéo dài thời gian sử dụng mà vẫn đảm bảo được chất lượng và chất dinh dưỡng của thực phẩm.

- Chế biễn thực phẩm là quá trình xử lí thực phẩm để tạo ra các món ăn được đảm bảo chất dinh dưỡng, sự đa dạng và hấp dẫn.

 

2. An toàn vệ sinh thực phẩm trong bảo quản, chế biến thực phẩm

- An toàn vệ sinh thực phẩm là các biện pháp, điều kiện cần thiết để giữ cho thực phẩm không bị biến chất; không bị chất độc, vi khuẩn có hại xâm nhập giúp bảo vệ sức khoẻ con người.

- giữ thực phẩm trong môi trường sạch sẽ, có che đậy để tránh bụi bản và các loại côn trùng; để riêng thực phẩm sống và thực phâm chín; rửa tay sạch trước khi chê biên thực phâm; sử dụng riêng các loại dụng cụ dành cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.

Hoạt động 2: Một số phương pháp bảo quản thực phẩm

a. Mục tiêu: HS tóm tắt được một số phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến hiện nay vớiba ý chính ở mỗi phương pháp:

- Bản chất của phương pháp.

- Một số loại thực phẩm thường được bảo quản bằng phương pháp này.

- Đặc điểm của phương pháp.

b. Nội dung: Đọc mục II trong SGK, thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Khám phá ở trang 27 - SGK.

c. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời cá nhân/nhóm được phát biểu.

- Nội dung bài học được ghi lại trong vở ghi:

+ Làm lạnh và đông lạnh.

+ Làm khô.

+ Ứơp

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một phần trong mục II trong SGK

với các câu hỏi gợi ý: Em tìm hiểu về nhóm phương pháp bảo quản thực phẩm nào? Trình bày về phương pháp đó với ba gợi ý:

+ Bản chất của phương pháp.

+ Một số loại thực phẩm thường được bảo quản bằng phương pháp này.

+ Đặc điểm của phương pháp.

- GV mở rộng kiến thức cho HS.

Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.

II. Một số phương pháp bảo quản thực phẩm

1. Làm lạnh và đông lạnh

- Làm lạnh và đông lạnh là phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp để ngăn ngừa, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn.

+ Làm lạnh: Bảo quản thực phẩm

trong khoảng nhiệt độ từ 19°C đến

7°C trong thời gian ngắn từ 3 đến 7 ngày.

+ Đông lạnh: Bảo quàn thực phẩm

ở nhiệt độ dưới 0°C, thường được

dùng để bảo quản thịt, cá,... trong

thời gian dài từ vài tuần đến vài

tháng.

2. Làm khô

- Làm khô là phương pháp làm bay hơi nước có trong thực phẩm để ngăn chặn vi

khuẩn làm hỏng thực phẩm.

- Cách làm này thường được dùng để bảo quản nông sản và thuỷ — hải sản.

- Để làm khô, có thể phơi thực phẩm dưới ánh nắng mặt trời hoặc sử dụng máy sắy.

3. Ướp

- Ướp là phương pháp trộn một số chất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vào

thực phẩm để diệt và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn làm hỏng thực phẩm.

- Phương pháp này thường được dùng để bảo quản các loại thực phẩm như thịt, cá.

Muối là chất được sử dụng phỏ biến khi ướp.

Hoạt động 4 : Một số phương pháp chế biến thực phẩm

a. Mục tiêu: HS biết được quy trình chế biến thực phẩm và tóm tắt được một số phương pháp chế biến thực phẩm phổ biến hiện nay với ba ý chính ở mỗi phương pháp:

- Bản chất của phương pháp.

- Một số loại thực phẩm thường được chế biến bằng phương pháp này.

- Đặc điểm của phương pháp.

b. Nội dung: Đọc mục III trong SGK, thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Khám phá ở trang 29 - SGK, hộp chức năng Luyện tập ở trang 30 - SGK.

c. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời cá nhân/nhóm được phát biểu.

- Nội dung bài học được ghi lại trong vở ghi:

+ Định nghĩa về chế biến thực phẩm.

+ Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt: luộc, kho, nướng, chiên

+ Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt: trộn hỗ hợp, muối chua.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Công nghệ 6 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo