Soạn giáo án công nghệ 6 kết nối tri thức bài 1: Khái quát về nhà ở

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án công nghệ 6 bài 1 Khái quát về nhà ở bộ sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG I: NHÀ Ở

BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÀ Ở

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Nêu được vai trò của nhà ở.
  • Nêu được đặc điểm chung của nhà ở.
  • Nhận biết được một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam.
  • Mô tả được tác động của nhà ở trong đời sống gia đình.
  1. Năng lực
  2. a) Năng lực công nghệ
  • Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích
  • Biết lựa chọn các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về kiến thức nhà ở nói chung, đặc điểm kiến trúc nhà ở các vùng miễn khác của nước ta nói riêng.
  1. b) Năng lực chung
  • Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.
  1. Phẩm chất
  • Hình thành ý thức về sự đo lường, từ đó cân nhắc mức độ của các hành vi.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • Các tranh giáo khoa về bài Khái quát về nhà ở có trong danh mục thiết bị tối thiểu.
  • Hình ảnh, tranh, video về các kiểu kiến trúc nhà ở.
  • Mô hình ngôi nhà (nếu nhà trường có điều kiện).
  1. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (HOẠT ĐỘNG DẪN NHẬP)
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
  4. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV sử dụng một bức tranh/ ảnh về ngôi nhà và cho HS quan sát và phát biểu suy nghĩ của mình về bức tranh dẫn nhập đó. Bức tranh đó khiến các em liên tưởng đến điều gì?

- HS xem tranh, tiếp nhận câu hỏi và nêu lên suy nghĩ của bản thân

- GV đặt vấn đề: Như các em đã biết, dù con người có thể đến từ nhiều nơi khác nhau, văn hóa khác nhau, ngôn ngữ khác nhau nhưng đều có những nhu cầu cơ bản chung và và một trong số đó là nhu cầu về một nơi trú ngụ đó là nhà. Để tìm hiểu kĩ hơn về nhà ở, chúng ta cùng đến với bài 1: Khái quát về nhà ở.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Vai trò của nhà ở

  1. Mục tiêu:

- HS hiểu được thế nào là nhà ở và nhà ở có vai trò như thế nào đối với

con người, thông qua đó HS có ý thức giữ gìn, làm sạch đẹp nhà ở của mình.

- HS hiểu được rằng nhu cầu về nhà ở là nhu cầu thiết yếu của con người. Nhà ở gắn liền với quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung. Đời sống của con người ngày càng thay đổi thì nhu cầu về nhà ở cũng thay đổi tương ứng.

  1. Nội dung: HS đọc nội dung mục I trong SGK, quan sát, thảo luận và trả lời
  2. Sản phẩm học tập: HS ghi được khái niệm về nhà ở và vai trò của nhà ở.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc mục I sgk và trả lời câu hỏi: Nhà ở là gì? Nhà ở có vai trò gì?

- GV có thể tổ chức cho HS chia sẻ trải nghiệm nói lên cảm xúc của bản thân với ngôi nhà của mình trong các tình huống cụ thể: “một ngày mưa bão” và “khi đang ở xa nhà”

- GV cho HS quan sát Hình 1.1 - SGK và chỉ ra những hình nào nói lên vai trò về vật chất và những hình nào nói về vai trò tinh thần của nhà ở. Từ đó trả lời câu hỏi “Vì sao con người cần nhà ở?”.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.

1. Vai trò của nhà ở

 

- Nhà ở là công trình được xây dựng với mục đích để ở, giúp bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên, xã hội và phục vụ các nhu cầu

sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.

 

- Nhà ở đem đến cho mọi người cảm giác thân thuộc, ở đó mọi người có thể cùng nhau tạo niềm vui, cảm xúc tích cực. Nhà ở cũng là nơi đem đến cho con

người cảm giác riêng tư.

Hoạt động 2: Đặc điểm chung của nhà ở

  1. Mục tiêu: biết được đặc điểm của nhà ở: cấu tạo và cách bố trí không gian bên trong nhà ở.
  2. Nội dung: HS lắng nghe GV giảng bài, quan sát, thảo luận và trả lời.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV Hướng dẫn HS đọc và nghiên cứu nội dung “Đặc điểm chung của nhà ở”, quan sát Hình 1.2 và 1.3 và trả lời câu hỏi:

+ Nhà ở có đặc điểm chung nào?

+ Em hãy liên hệ với cấu tạo của ngôi nhà mình?

+ Hãy trình bày các khu vực nhà ở và lợi ích của nhà ở  có các khu vực chức năng riêng đó ?

- Với hộp chức năng Khám phá, GV tổ chức cho HS nhận biết một số khu vực chức năng trong ngôi nhà thông qua hình ảnh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.

II. Đặc điểm chung của nhà ở

1. Cấu tạo

- Nhà ở gồm:

+ Móng nhà

+ Sàn nhà

+ Khung nhà

+ Tường nhà

+ Mái nhà

+ Cửa ra vào

+ Cửa sổ

2. Cách bố trí không gian bên trong

- Nhà ở thường được phân chia thành các khu vực chức năng như khu vực sinh hoạt chung, nghỉ ngơi, thờ cúng, nấu ăn, vệ sinh....

- Ngoài 2 đặc điểm trên nhà ở còn mang tính vùng miền, phụ thuộc vào các yếu tố vị trí địa lí, khí hậu, địa hình,…

 

Hoạt động 3: Kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam

  1. Mục tiêu: HS biết được sự đa dạng trong cấu trúc nhà ở của Việt Nam
  2. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở một số đặc trưng về kiến trúc của một số kiểu nhà như nhà ở nông thôn truyền thống, nhà mặt phố, nhà chung cư, nhà sàn, nhà nổi....
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức cho HS chia sẻ với các bạn trong lớp về một số kiểu nhà mà mình biết. Kiểu nhà đó em gặp ở đâu? (Vùng nào? Của dân tộc nào?).

- GV hướng dẫn HS đọc và nghiên cứu mục HII trong SGK. Trên cơ sở nghiên cứu nội dung, GV hướng dẫn HS thực hành nhận diện những đặc điểm kiến trúc bên ngoài của một số loại nhà ở các hình từ 1.5 đến 1.9.

- GV cho HS quan sát kĩ Hình 1.8 và 1.9. Yêu cầu HS nhận biết nhà sàn và nhà nổi phù hợp với những vùng nào của nước ta?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.

III. Kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam

1. Nhà ở nông thôn

- Ở vùng nông thôn, một số khu vực chức năng trong nhà ở truyền thống thường được xây dựng tách biệt.

Ví dụ: khu vực nhà bếp, nhà kho sẽ được xây dựng tách biệt với khu nhà chính.

2. Nhà ở thành thị

a. Nhà ở mặt phố

- Ở đô thị, thường được thiết kế nhiều tầng.

- Bên đó vừa thiết kế để ở vừa kinh doanh.

b. Nhà chung cư

- Nhà ở chung cư được xây dựng

thành không gian riêng dành cho từng gia đình được gọi là các căn hộ và không gian chung như khu để xe, khu mua bán, khu sinh hoạt cộng đồng,...

3. Nhà ở các khu vực đặc thù

a) Nhà sàn

- Nhà sàn là kiểu nhà được dựng trên các cột phía trên mặt đất, phù hợp với các đặc điểm vẻ địa hình, tập quán sinh hoạt của người dân.

-  nhà sàn được chia thành hai vùng không gian sử dụng: phần sàn là khu vực sinh hoạt chung, để ở và nấu ăn: nhà sàn ở vùng cao, phần dưới thường cất công cụ lao động

b. Nhà nổi

- Là kiểu nhà được thiết kế có hệ thống phao dưới sàn giúp nhà nổi trên mặt nước. Có thể di chuyển hoặc cố định.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.
  3. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
  4. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thực hiện trả lời câu hỏi:

Câu 1: Ở những nơi em sống có những kiểu nhà nào?

Câu 2: Nhà sàn và nhà nổi phù hợp với vùng nào ở nước ta?

Câu 3: Tại sao ở miền núi, nhà sàn lại xây dựng cách mặt đất?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:

Câu 1: Ở nơi em sống, kiến trúc nhà ở thành thị là chủ yếu. Nó bao gồm nhà ở mặt đất và nhà ở chung cư.

Câu 2: Nhà sàn phù hợp với vùng núi cao như Tây Nguyên, Tây Bắc. Nhà nổi phù hợp với vùng nhiều kênh rạch như ở miền Tây Nam Bộ.

Câu 3: Nhà sàn được xây dựng cách mặt đất nhằm tránh thú dữ

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
  3. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS về nhà:

+ HS liên hệ với thực tiễn địa phương để nhận biết được những kiểu kiến trúc nhà ở có ở địa phương mình.

+ Nêu ý tưởng thiết kế ngôi nhà có các phòng chức năng phù hợp với các thành viên trong gia đình em?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo vào tiết học sau.

- GV tổng kết lại thức cần nhớ của bài học, đánh giá kết quả học tập trong tiết học.

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 

 

  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Công nghệ 6 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo