Soạn giáo án công nghệ 6 kết nối tri thức Bài 10: khái quát về đồ dùng điện trong gia đình

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án công nghệ 6 Bài 10: khái quát về đồ dùng điện trong gia đình bộ sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG III: ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH

BÀI 10: KHÁI QUÁT VỀ ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Kể tên được một số đồ điện trong gia đình.

- Đọc được thông số kĩ thuật chung của một số đồ dùng điện trong gia đình.

- Nêu được một số nguyên tắc chung trong lựa chọn và sử dụng đồ dùng điện trong gia đình an toàn và tiết kiệm.

2. Năng lực

a) Năng lực công nghệ

- Chủ động học tập, tìm hiểu cách sử dụng đồ điện trong gia đình đảm bảo an toàn và tiết kiệm.

- Tích cực giao tiếp và hợp tác nhóm để giải quyết vấn đề sử dụng sử dụng đồ dùng điện

b) Năng lực chung

- Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ học tập tham gia các công việc gia đình, có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn và tiết kiếm điện.

- Thích tìm hiểu thông tin để mở rộng hiểu biết.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

- Các tranh ảnh về thiết bị và đồ dùng điện

- Video giới thiệu về an toàn điện trong gia đình

2. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (HOẠT ĐỘNG DẪN NHẬP)

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: HS xem video dẫn nhập về ngôi nhà thông minh và trả lời các câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- Ngày nay, đổ dùng điện trong gia đình là những vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Đồ dùng điện trong gia đình ngày càng đa dạng và hiện đại, đáp ứng nhu cầu phong phú trong sinh hoạt của con người. Với nhiều chủng loại và chức năng khác nhau, đổ dùng điện trong gia đình giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên tiện nghi và thoải mái. Vậy đồ dùng điện trong gia đình là gì? Cần lưu ý gì khi chọn và sử dụng đổ dùng điện trong gia đình để đảm bảo an toàn và hiệu quả?

- HS xem tranh, tiếp nhận câu hỏi và nêu lên suy nghĩ của bản thân: Liệt kê một số đổ dùng điện trong gia đình em sau đó chia sẻ với lớp

- GV đặt vấn đề: Đồ dùng điện giúp nâng cao tiện ích trong gia đình như thế nào? Làm thế nào để lựa chọn đồ dùng điện trong gia đình an toàn, hiệu quả? Để tìm hiểu kĩ hơn, chúng ta cùng đến với Bài 10. Khái quát về đồ dùng điện

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1 : Đồ dùng điện trong gia đình

a. Mục tiêu: Trình bày được kiến thức khái quát về đồ dùng điện trong gia đình.

b. Nội dung: HS được yêu cầu gọi tên và nêu công dụng của một số đồ dùng điện trong gia đình.

c. Sản phẩm học tập: Bảng ghi tên và công dụng của một số đồ dùng điện trong gia đình.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn cho HS: Đọc nội dung mục I SGK và kiểm tra lạixem danh sách được liệt kê có phải đồ dùng điện hay không?

- GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS: Nêu ví dụ về những đổ dùng điện có nhiều tính năng,

nhiều tiện ích phục vụ đời sống con người.

- GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS: Quan sát Hình 10.1 SGK và gọi tên các đổ dùng điện (hoặc dựa vào danh sách đổ dùng điện HS đã liệt kê) và nêu công dụng.

Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.

I. Đồ dùng điện trong gia đình

- Đồ dùng điện trong gia đình là các sản phẩm công nghệ, hoạt động bằng năng lượng điện, phục vụ sinh hoạt trong gia đình.

VD: Bàn là, quạt, bếp điện,….

Hoạt động 2: Thông số kĩ thuật của đồ diện trong gia đình.

a. Mục tiêu: Nêu được một số nguyên tắc chung để sử dụng đồ dùng điện an toàn.

b. Nội dung: HS được yêu cầu tìm hiểu về một số nguyên tắc chung để đảm bảo an toàn khi sử dụng đổ dùng điện và cho biết chưa thực hiện những lưu ý an toàn nào, để xuất phương án phòng tránh một số tình huống mất an toàn khi sử dụng đổ dùng điện trong gia đình.

c. Sản phẩm học tập: Bản ghi một số nguyên tắc sử dụng đồ dùng điện trong gia đình an toàn và phương án phòng tránh một số tình huống mất an toàn khi sử dụng đồ dùng điện trong gia đình.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi cho HS: Việc sử dụng các đổ dùng điện trong gia đình không đúng cách, không cẩn thận có thể làm phát sinh các trường hợp nguy hiểm, thậm chí cóthể thiệt hại đến tính mạng. Các em hãy cùng tìm hiểu về an toàn khi sử dụng đổ dùng điện trong gia đình.

- GV đặt câu hỏi cho HS: Hãy đọc nội dung 2 và cho biết em chưa thực hiện những lưu ý an toàn nào khi sử dụng đổ điện trong gia đình.

- GV định hướng HS thảo luận để xác định những tình huống mất an toàn thường mắc

phải khi sử dụng đổ dùng điện trong gia đình.

Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.

II. Thông số kĩ thuật của đồ điện trong gia đình

- Thông số kĩ thuật của đồ dùng điện bao gồm các đại lượng điện định mức chung

và các đại lượng đặc trưng riêng cho chức năng của đồ dùng điện, được quy định bởi nhà sản xuất.

+ Điện áp định mức: Là mức điện áp để đồ dùng điện hoạt động bình thường và an toàn, đơn vị là vôn (kí hiệu là V).

+ Công suât định mức: Là công suât thể hiện các nước trên thê giới có

mức độ tiêu thụ điện năng của đồ dùng, đơn vị là oát (W).

 

Hoạt động 3: Lựa chọn và sử dụng đồ dùng điện trong gia đình

a. Mục tiêu:

- Nêu được một số nguyên tắc chung để lựa chọn được đổ dùng điện trong gia đình an toàn, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện gia đình.

- Nêu được một số nguyên tắc chung để sử dụng đồ dùng điện an toàn.

b. Nội dung:

- HS được yêu cầu đọc các thông tin về lựa chọn đổ dùng điện trong gia đình và thảo luận để xác định thứ tự ưu tiên theo tiêu chí lựa chọn cho phù hợp.

- HS được yêu cầu tìm hiểu về một số nguyên tắc chung để đảm bảo an toàn khi sử dụng đổ dùng điện và cho biết chưa thực hiện những lưu ý an toàn nào, để xuất phương án phòng tránh một số tình huống mất an toàn khi sử dụng đổ dùng điện trong gia đình.

c. Sản phẩm học tập:

- Bản sắp xếp một số tiêu chí lựa chọn đổ dùng điện trong gia đình an toàn, tiết kiệm, phù hợp với điểu kiện gia đình.

- Bản ghi một số nguyên tắc sử dụng đồ dùng điện trong gia đình an toàn và phương

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi cho HS: Hãy đọc thông tin trong mục 1 và sắp xếp thứ tự ưu tiên cần lưu ý khi em quyết định mua một số đổ dùng điện mới cho gia đình.

- GV định hướng HS thảo luận để xác định thứ tự ưu tiên theo các tiêu chí khi lựa chọn đồ dùng điện trong gia đình .

- GV đặt câu hỏi cho HS: Hãy đọc thông tin trong mục 1 và sắp xếp thứ tự ưu tiên cần lưu ý khi em quyết định mua một số đổ dùng điện mới cho gia đình.

-  GV yêu cầu HS thảo luận để xác định thứ tự ưu tiên theo các tiêu chí khi lựa chọn đồ dùng điện trong gia đình .

- GV đặt câu hỏi cho HS: Các em hãy cùng tìm hiểu về an toàn khi sử dụng đồ dùng điện trong gia đình.

- GV đặt câu hỏi cho HS: Hãy đọc nội dung 2 và cho biết em chưa thực hiện những lưu ý an toàn nào khi sử dụng đồ điện trong gia đình.

- GV định hướng HS thảo luận để xác định những tình huống mất an toàn thường mắc

phải khi sử dụng đổ dùng điện trong gia đình.

- GV có thể sử dụng video về các tình huống an toàn và mất an toàn trong sử dụng đồ dùng điện trong gia đình để HS phân tích và chỉ ra những điểm an toàn và mất an toàn.

Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

- GV giới thiệu về Nghề điện dân dụng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.

- GV mở rộng thêm về các nhãn năng lượng trên các sản phẩm.

II. Lựa chọn và sử dụng đồ dùng điện trong gia đình

1. Lựa chọn đồ dùng điện trong gia đình

-  Lựa chọn loại có thông số kĩ thuật và tính năng phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.

- Lựa chọn loại có khả năng tiết kiệm điện (có dán nhãn tiết kiệm năng lượng).

- Lựa chọn các thương hiệu và cửa hàng uy tín đề đảm bảo mua được những đồ dùng điện có chất lượng tốt, độ bền cao.

- Lựa chọn loại giá phù hợp với tài chính gia đình

- Lựa chọn đồ dùng điện thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng từ tự nhiên,,…

2. An toàn khi sử dụng đồ dùng điện trong gia đình

a) An toàn đối với người sử dụng

- Không chạm vào chỗ đang có điện như ổ cắm điện, dây điện trần hay những nơi hở điện.

- Không cắm phích điện, đóng cầu dao, bật công tắc điện hay sử dụng đồ điện khi tay hoặc người bị ướt.

- Không tiếp xúc trực tiếp với những bộ phận của đồ dùng điện có nhiệt độ cao hoặc đang hoạt động

- Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế ngay nếu đồ dùng điện bị hư hỏng, để tránh cháy nỗ, hở điện gây điện giật.

- Khi sửa các đồ điện trong nhà phải ngắt nguồn điện, sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện và treo biên cắm cắm điện hoặc cử người giám sát nguồn điện.

- Các đồ dùng điện khi không sử dụng nữa, phải xử lí đúng cách đề tránh tác hại ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ con người.

b) An toàn đối với đồ dùng điện

- Đặt đồ dùng điện trên bề mặt ổn định hoặc cố định trong quá trình vận hành.

 Hạn chế cắm chung nhiều đồ dùng điện có công suất lướn trong một ổ cắm.

- Vận hành đồ dùng điện theo đúng quy trình hướng dân.

- Sử dụng đúng chức năng của đồ dùng điện.

- Tránh đặt đồ dùng điện ở nơi ẩm ướt hoặc gần các nguồn nhiệt.

- Ngắt điện hoặc rút phích cắm điện khỏi ổ cắm khi không sử dụng hoặc trước khi làm vệ sinh.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Công nghệ 6 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Thông tin:

  • Giáo án có đủ các bài trong chương trình, đủ kì I + kì II
  • Giáo án được gửi ngay và luôn sau khi chuyển phí

Phí giáo án:

  • 250k/học kì
  • 300k/cả năm

Cách tải giáo án:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo