Soạn giáo án công dân 6 cánh điều Bài 8: ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên (2 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án công dân 6 Bài 8: ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên (2 tiết) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 8: ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM TỪ THIÊN NHIÊN (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này HS
- Nhận biết được các tình huống nguy hiểm và hậu quả của các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
- Nêu được cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
- Thực hành cách ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù:
+ Tư duy đánh giá: xác định được hậu quả của các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
+ Tư duy phê phán: nhận xét, đánh giá được kĩ năng ứng phó với một số tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên của bản thân và những người xung quanh.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, trách nhiệm trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập và vận dụng cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV:
- Tài liệu SGK, SGV, SBT
- Các video clip liên quan đến ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
- Tranh ảnh về ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
- Phiếu học tập;
- Phương tiện thiết bị: máy chiếu, máy tính, bảng phụ,... (nếu có);
2 - HS:
- Tài liệu SGK, SBT
- Đồ dùng học tập và chuẩn bị tài liệu theo hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, huy động được những kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để giải thích và kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới của HS.
b. Nội dung: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi do GV nêu ra.
c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi do GV nêu ra và kết nối được hoạt động vừa
thực hiện với nội dung cần tìm hiểu trong bài.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS đọc tình huống và lựa chọn phương án ứng phó:
Nam đang trên đường đi học vẻ thì trời đổ cơn dông. Mây đen kéo đến và sắm sét bắt đâu nổi lên. Em hãy giúp Nam chợn một vị trí trú ân an toàn và giải thích vì sao khỏng nên trú ẩn ở những vị trí còn lại.
A. Dưới gốc cây to.
B. Trong lều.
C. Dưới mái hiên của căn nhà.
- HS thực hiên nhiệm vụ: đọc tình huống và lựa chọn phương án: Em chọn đáp án C vì dưới gốc cây và trong lều có thể mưa vẫn bị ướt, và nguy hiểm nếu có sấm sét.
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Hiện nay, con người đã tác động rất lớn vào thiên nhiên và môi trường, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Để tìm hiểu kĩ hơn về những tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên gây ra, chúng ta vào bài học bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( Khám phá)
Hoạt động 1: Nhận biết các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
a. Mục tiêu: HS nhận biết được các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên và liệt kê được các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên.
b. Nội dung: Quan sát hình ảnh và nhận biết các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
c. Sản phẩm: các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát hình ảnh SGK và trả lời câu hỏi: + Em quan sát được những hiện tượng nguy hiểm nào từ những bức hình trên? + Những hiện tượng nguy hiểm đó gây ảnh hưởng đến con người như thế nào? + Theo em, thế nào là tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS hoạt động theo nhóm đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV mời 2, 3 HS trả lời: a) Những hiện tượng nguy hiểm là: · H1. sấm sét · H2. sạt nở · H3. Lũ lụt · H4. Hạn hán b) Những hiện tượng nguy hiểm đó gây ảnh hưởng đến con người về sức khoẻ, tính mạng, tinh thần, tài sản. c) Theo em, tình huống nguy hiểm là tình huống nguy hiểm bất ngờ do các hiện tượng tự nhiên gây ra, làm tổn hại đến tính mạng, tải sản của con người và xã hội. + Các bạn khác nhận xét, bổ sung cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định + GV nhận xét, dẫn dắt HS hướng tới khái niệm siêng năng, kiên trì + GV chuẩn kiến thức. | 1. Nhận biết các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên - Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên là những tình huống nguy hiểm xuất hiện bất ngờ do các hiện tượng tự nhiên gây nên làm tổn hại đến tính mạng, tài sản của con người và xã hội. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Công dân 6 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức