Soạn giáo án công dân 6 cánh điều Bài 7: ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án công dân 6 Bài 7: ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 7: ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM TỪ CON NGƯỜI
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này HS
- Nhận biết được các tình huống nguy hiểm và hậu quả của những tình huống nguy hiểm từ con người
- Nêu được cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm từ con người.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù:
+ Tư duy đánh giá: nhận biết được hậu quả từ các tình huống nguy hiểm từ con người
+ Tư duy phê phán: nhận xét, đánh giá được kĩ năng ứng phó với một số tình huống nguy hiểm của bản thân và những người xung quanh.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, trách nhiệm trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập và vận dụng cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người để đảm bảo an toàn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV:
- Tài liệu SGK, SGV, SBT
- Các video clip liên quan đến ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người
- Tranh ảnh về ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người
- Phiếu học tập;
- Phương tiện thiết bị: máy chiếu, máy tính, bảng phụ,... (nếu có);
2 - HS:
- Tài liệu SGK, SBT
- Đồ dùng học tập và chuẩn bị tài liệu theo hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, huy động được những kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để giải thích và kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới của HS.
b. Nội dung: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi do GV nêu ra.
c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi do GV nêu ra và kết nối được hoạt động vừa
thực hiện với nội dung cần tìm hiểu trong bài.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS đọc tình huống và thảo luận theo cặp đôi và đóng vai để xử lí tình huống: Thanh đang đi một mình trên đường thì bị một người lớn hơn bắt nạt. Em hãy giúp Thanh chợn một trong các cách xử lí sau?
A. Hét to đề người khác nghe thấy.
B. Khóc, van xin kẻ bắt nạt.
C. Binh tĩnh tìm cách thoát thân.
- HS thực hiện nhiệm vụ, các cặp đôi trao đổi và chia sẻ ý kiến theo gợi ý:
+ Cách xử lí nào thể hiện việc biết ứng phó trước tình huống nguy hiểm trên?
+ Nếu em không biết cách ứng phó với tình huống nguy hiểm đó thì điều gì sẽ xảy ra?
- HS đưa ra cách xử lí tình huống, GV nhận xét.
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Hiện nay, tình hình xã hội hết sức phức tạp, có thể thấy được nhiều người vẫn chưa có các kiến thức, các kỹ năng cần thiết để có thể tự bảo vệ mình khi đối mặt với nguy hiểm. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh khác nhau đưa ra cách xử lý khác nhau sao cho đem đến hiệu quả an toàn cao nhất. Bất kì một lúc nào các tình huống xấu xảy ra, người bị nạn phải tìm cách chuyển biến từ thế bị động sang chủ động. Người bị nạn phải có tâm lý vững vàng và bình tĩnh để xử lý tình huống một cách linh động, tránh gây ra những tổn hại nặng nề về người và của. Vậy để hiểu rõ hơn về cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm, chúng ta vào bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( Khám phá)
Hoạt động 1: Nhận biết các tình huống nguy hiểm từ con người
a. Mục tiêu: HS liệt kê được các tình huống nguy hiểm gây ra bởi hành vi của con người.
b. Nội dung: HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: kể các tình huống nguy hiểm gây ra bởi hành vi của con người.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc thông tin sau: MỘT NẠN NHÂN Hành vi bắt nạt thường xảy ra ở tuổi thơ và để lại hệ quả xấu cho người bị bắt nạt. Chỉ mấy tuần sau khi H cùng gia đình chuểên đến sống ở tỉnh mới thì H bắt đầu bị bắt nạt. Khi ấy, H bắt đầu vào học lớp 5 bị bắt nạt về giọng nói vùng miền, cũng như bị trêu chọc cả về bề ngoài của cậu. Nều H phản đổi thì ngay lập tức H bị doạ đánh. H đã bị đánh mấy lần nên cậu cảm thầy sợ hãi, cô độc, chán nản và chểnh mảng học hành. “Tôi cảm thấy chẳng ai ưa tôi cả. Vì vậy tôi cũng không ưa tôi” - H kể lại. Trải nghiệm của H nhấn mạnh một sự thật đau lòng. Trẻ em, cùng với tất cả sự thơ ngây và non nớt trong đời, có thể trở thành nạn nhân của sự bị bắt nạt. Hành vi của những người bắt nạt có thể rất nhẫn tâm, đề lại nỗi ám ảnh cho nạn nhân trong cuộc sống. a) Những chi tiết nào trong thông tin trên cho thấy H là nạn nhân của những kẻ bắt nạt? b) Khi bị bắt nạt, H đã cảm thấy như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS hoạt động theo nhóm đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV mời 2, 3 HS trả lời: a) Chi tiết: H bắt đầu vào học lớp 5 bị bắt nạt về giọng nói vùng miền, cũng như bị trêu chọc cả về bề ngoài của cậu. H đã bị đánh mấy lần. b) Khi bị bắt nạt, H đã cảm thấy không còn yêu bản thân mình nữa, luôn trong tâm lí sợ hãi: "Tôi cảm thấy chẳng ai ưa tôi cả. Vì vậy tôi cũng không ưa tôi” + Các bạn khác nhận xét, bổ sung cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định + GV nhận xét, dẫn dắt HS hướng tới khái niệm siêng năng, kiên trì + GV chuẩn kiến thức. | 1. Nhận biết các tình huống nguy hiểm từ con người - Tình huống nguy hiểm từ con người là những tình huống gây ra bởi những hành vi của con người như trộm cắp, cướp giật, bắt nạt, xâm hại người khác,… làm tổn hại đến tính mạng, của cải vật chất, tinh thần của cá nhân và xã hội. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Công dân 6 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức