Soạn giáo án công dân 6 cánh điều Bài 6: tự nhận thức bản thân (3 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án công dân 6 Bài 6: tự nhận thức bản thân (3 tiết) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 6: TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN (3 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này HS
- Tìm hiểu được thế nào là tự nhận thức bản thân
- Nhận biết được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù:
+ Điều chỉnh hành vi: nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí, tình cảm, các mối quan hệ của bản thân và xác định được cách tự nhận thức bản thân
+ Phát triển bản thân: lập được kế hoạch phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của bản thân và thực hiện kế hoạch đã lập.
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: yêu quý bản thân, tôn trọng và có trách nhiệm với bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV:
- Tài liệu SGK, SGV, SBT
- Các video clip liên quan đến bài học;
- Tranh ảnh về nội dung bài học;
- Phiếu học tập;
- Phương tiện thiết bị: máy chiếu, máy tính, bảng phụ,... (nếu có);
- Băng/ đĩa, tranh ảnh về nội dung bài học.
2 - HS:
- Tài liệu SGK, SBT
- Đồ dùng học tập và chuẩn bị tài liệu theo hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS tích cực, hứng thú tham gia hoạt động. HSphát hiện được vấn đề cần tìm hiểu: Thế nào là tự nhận thức bản thân? Vì sao phải tự nhận thức bản thân? Làm thể nào để nhận thức được bản thân?
b. Nội dung: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi do GV nêu ra.
c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi do GV nêu ra và kết nối được hoạt động vừa
thực hiện với nội dung cần tìm hiểu trong bài.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS thực hiện trò chơi “Ai nhanh hơn” theo các bước sau:
+ Phát cho mỗi HS một tờ giấy A4.
+ Nêu yêu cầu và phổ biến luật chơi: Trong thời gian 3 phút, đặt bàn tay của mình lên A4, dùng bút vẽ bàn tay của mình. Viết vào các ngón tay trong bản vẽ những nội dung sau:
· Ngón cái: 3 điểm mạnh (ưu điểm) của em.
· Ngón trỏ: 1 mục tiêu của em trong năm học này.
· Ngón giữa: 1 điều em từng mơ ước đạt được.
· Ngón áp út: 3 điều quan trọng nhất với em.
· Ngón út: 3 điểm yếu (hạn chế) của em.
+ HS hoàn thành sẽ gắn sản phẩm lên bảng. 5 HS nhanh nhất sẽ thắng cuộc.
- HS thực biện nhiệm vụ: Nhận giấy A4, thực hiện trò chơi theo luật trên nền nhạc bài hát “Năm ngón tay ngoan”.
- GV hướng dẫn HS chia sẻ:
+ Gọi những HS thắng cuộc chia sẻ với cả lớp về bàn tay vừa vẽ.
+ Gọi HS đưới lớp chia sẻ thêm.
- GV kết luận
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Tự nhận thức bản thân là rất cần thiết đối với mỗi người, giúp chúng ta đưa ra những hành động và suy nghĩ đúng đắn nhất. Xã hội ngày càng phát triển, những ngành nghề mới hàng loạt ra đời, các sản phẩm công nghệ không ngừng được cải tiến mỗi ngày và những yếu tố này tác động trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta. Vậy để hiểu rõ hơn vầ bản thân mình, chúng ta cùng tìm hiểu bài 6: Tự nhận thức bản thân.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( Khám phá)
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là tự nhận thức bản thân
a. Mục tiêu: HS phân tích thông tin, hình ảnh để từ đố phát biểu được thế nào là tự nhận thức bản thân.
b. Nội dung: HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: khái niệm tự nhận thức bản thân
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi theo các bước sau: + HS đọc thâm thông tin “Vượt qua môn Khoa học Tự nhiên” trong SGK, viết ra giấy A4/giấy nháp những chỉ tiết cho thấy điểm yếu của bạn Ngọc, thái độ, cảm xúc của Ngọc về điểm yếu của bản thân và cách bạn Ngọc khắc phục điểm yếu của mình. + GV nêu câu hỏi: Ngọc có tự nhận thức được bản thân không? Chi tiết nào cho thấy điều đó? - GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh trang 28 SGK và cùng bạn ngồi cạnh thực hiện hành động sau: + HS1 vào vai Minh đề nói với HS2 về điểm mạnh/điểm yếu của Minh. Sau đó hỏi HS2: Còn cậu thì sao? + HS2 đáp lại câu hỏi của HS1, sau đó vào vai Hằng để nói với HS1 về các điểm mạnh/yếu của Hằng và hỏi HS1: Còn cậu thì sao? + GV nêu câu hỏi: Việc nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của chính mình có phải là tự nhận thức được bản thân không? Em hãy phát biểu và ghi lại khái niệm này. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS hoạt động theo nhóm đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi. + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV mời 2, 3 HS trả lời: · Bạn Ngọc là người biết tự nhận thức bản thân, biêu hiện: Biết mình học yếu môn Khoa học Tự nhiên, biết tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, tìm được cách vượt qua điểm yếu để học tốt môn Khoa học Tự nhiên. · Khái niệm tự nhận thức bản thâ + Các bạn khác nhận xét, bổ sung cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định + GV nhận xét, dẫn dắt HS hướng tới khái niệm siêng năng, kiên trì + GV chuẩn kiến thức. | 1. Thế nào là tự nhận thức bản thân - Tự nhận thức bản thân là tự nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm riêng của mình để từ đó hoàn thiện bản thân. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Công dân 6 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức