Soạn giáo án công dân 6 cánh điều Bài 3: siêng năng, kiên trì (3 tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án công dân 6 Bài 3: siêng năng, kiên trì (3 tiết) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI 3:  SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ (3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:  Sau khi học xong tiết học này HS

- Nêu được khái niệm siêng năng, kiên trì; biểu hiện của siêng năng, kiên trì.

- Nhận biệt được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập.

- Hợp tác, giải quyết vấn đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia giải quyệt nhiệm vụ học tập, trả lời các câu hỏi trong bài học.

- Năng lực đặc thù:

- Điều chỉnh hành vi: Tự đánh giá mức độ siêng năng, kiên trì của bản thân, qua đó điều chỉnh tính siêng năng tham gia các hoạt động học tập ở lớp, ở nhà, trong lao động và trong cuộc sống hằng ngày.

- Phát triên bản thân: Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện tính kiên trì trong cuộc sống.

- Tự duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi lười biếng, ý lại trong học tập, trốn tránh công việc, hay nản lòng trong học tập, lao động và trong cuộc sống.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Quý trọng, ủng hộ những người siêng năng, kiên trì trong học tập và lao động.

- Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:

- Tài liệu SGK, SGV, SBT

- Các video clip liên quan đến bài học;

- Tranh ảnh về nội dung bài học;

- Phiếu học tập;

- Phương tiện thiết bị: máy chiếu, máy tính, bảng phụ,... (nếu có);

- Giấy khổ lớn các loại.

2 - HS:

- Tài liệu SGK, SBT

- Đồ dùng học tập và chuẩn bị tài liệu theo hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, huy động được những kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để giải thích và kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới của HS.

b. Nội dung: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi do GV nêu ra.

c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi do GV nêu ra và kết nối được hoạt động vừa

thực hiện với nội dung cần tìm hiểu trong bài.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS cả lớp quan sát hình ảnh và nêu biểu hiện của hai bạn trong

hình ảnh.

- HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

+ Hình 1: Bạn nam không chịu suy nghĩ, bỏ dở bài tập.

+ Hình 2: Bạn nữ kiên trì suy nghĩ, quyết tâm làm bài tập.

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Siêng năng, kiên trì là phẩm chất tốt đẹp của người lao động, mà học sinh chúng ta, tuổi trẻ chúng ta phải rèn luyện hằng ngày. Chăm chỉ làm việc và học hành một cách đều đặn, thường xuyên thì gọi là siêng năng cần cù nghĩa là chăm chỉ, chịu khó một cách thường xuyên trong bất cứ công việc nào, nhất là trong lao động và học tập. Để tìm hiểu kĩ hơn về tính siêng năng kiến trì, chúng ta vào bài học bài 3: Siêng năng, kiên trì.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( Khám phá)

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm siêng năng, kiên trì

a. Mục tiêu: HS nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì

b. Nội dung: HS đọc thông tin SGK, thảo luận và tar lời câu hỏi

c. Sản phẩm:

1) Dù không được mẹ đưa đến lớp học đàn dương cầm, nhưng Rô-bi vẫn tiếp tục luyện tập vì bạn quyết tâm phân đầu đề chơi được đàn dương cầm.

2) Rôbi thành công trong buổi biểu diễn vì đã chịu khó, miệt mài luyện tập đánh đàn một cách liên tục, không bỏ dở giữa chừng.

3) Khái niệm siêng năng, kiên trì

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức cho HS đọc thông tin SGK trang 15  và thảo luận trả lời câu hỏi:

·      Vì sao Rô- bi vẫn tiếp tục luyện tập, dù không được mẹ đưa đến lớp?

·      Điều gì giúp Rô – bi thành công trong buổi biểu diễn âm nhạc?

·      Em hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì?

 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + HS hoạt động theo nhóm đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi.

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.  

  Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV mời 2, 3 HS trả lời:

1) Dù không được mẹ đưa đến lớp học đàn dương cầm, nhưng Rô-bi vẫn tiếp tục luyện tập vì bạn quyết tâm phân đầu đề chơi được đàn dương cầm.

2) Rôbi thành công trong buổi biểu diễn vì đã chịu khó, miệt mài luyện tập đánh đàn một cách liên tục, không bỏ dở giữa chừng.

3) Khái niệm siêng năng, kiên trì

+ Các bạn khác nhận xét, bổ sung cho nhau.

  Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét, dẫn dắt HS hướng tới khái niệm siêng năng, kiên trì

+ GV chuẩn kiến thức.

1. Khái niệm siêng năng, kiên trì

- Siêng năng là tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó, thường xuyên của con người.

- Kiên trì là tính cách làm việc miệt mài, quyết tâm giữ và thực hiện ý định đến cùng, dù gặp khó khăn, trở ngại cũng không nản chí.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Công dân 6 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo