Siêu nhanh giải tuần 24 HĐTN 5 Kết nối tri thức

Giải siêu nhanh tuần 24 HĐTN 5 Kết nối tri thức. Giải siêu nhanh HĐTN 5 Kết nối tri thức. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học HĐTN 5 Kết nối tri thức phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHỦ ĐỀ: SỐNG AN TOÀN VÀ TỰ CHỦ - TUẦN 24

CHÀO CỜ: TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN

- Giao lưu với cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

- Diễn tập một số động tác thoát hiểm khi có hỏa hoạn theo hướng dẫn

Giải rút gọn:

- Giao lưu cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

- Diễn tập một số động tác thoát hiểm khi có hỏa hoạn theo hướng dẫn:

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG HỎA HOẠN

1. Tìm hiểu nguyên nhân gây hỏa hoạn

- Quan sát và truy tìm nguồn lửa trong hình bên:

+ Tìm những nơi có khả năng tạo ra nguồn lửa

+ Chỉ ra những đồ vật dễ cháy, dễ bắt lửa ở gần nguồn lửa.

- Liệt kê những nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn.

Giải rút gọn:

- Nguồn lửa có trong các hình bên là:

+ Nơi có khả năng tạo ra nguồn lửa: Bếp ga, bình ga, ngọn nến

+ Những đồ vật dễ cháy, dễ bắt lửa: sách vở, vải, rèm cửa sổ, tủ gỗ,…

- Những nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn gồm:

+ Rò rỉ bình ga

+ Không cẩn thận khi sử dụng thiết bị điện

+ Để vật dễ cháy gần nguồn lửa

+ …

2. Xác định cách phòng chống hỏa hoạn

- Lựa chọn một nội dung để thảo luận về cách phòng chống hỏa hoạn

- Xác định dấu hiệu nhận biết có hỏa hoạn.

Giải rút gọn:

- Cách phòng chống hỏa hoạn là:

+ Sắp xếp các chất dễ cháy, chất dẫn nhiệt, dễ bắt lửa,… tránh xa các nguồn lửa

+ Phòng chống hỏa hoạn đối với các thiết bị điện trong gia đình

+ Khóa kĩ bình ga khi không sử dụng

+ Không sử dụng nhiều thiết phụ điện cùng một lúc trong một ổ cắm điện…

- Những dấu hiệu nhận biết có hỏa hoạn:

+ Không khí có mùi khét, có khói xuất hiện

+ Có tiếng hô hoán hoặc tiếng chuông báo động cháy

+ Có tiếng nổ lớn từ bình ga hoặc các thiết bị điện …

3. Luyện tập một số kĩ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn

- Xác định đường thoát hiểm tối ưu

- Dùng khăn hoặc các vật dụng bằng vải được nhúng nước để che mũi, che đầu.

- Đi lom khom hoặc bò sát mặt đất khi có khói.

Giải rút gọn:

- Xác định đường thoát hiểm tối ưu

- Dùng khăn hoặc các vật dụng bằng vải được nhúng nước để che mũi, che đầu.

- Đi lom khom hoặc bò sát mặt đất khi có khói.

SINH HOẠT LỚP: THỰC HÀNH THOÁT HIỂM

1. Thực hành thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn

- Diễn tập cảnh nghe chuông báo chạy và thực hiện hành động thoát hiểm cùng cả lớp

- Thực hiện các thao tác: cúi lom khom, đi men theo tường, lấy khăn che mũi, miệng…

Giải rút gọn:

- Các bước thực hành thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn:

https://www.youtube.com/watch?v=dpAbWYsl_AM

2. Chia sẻ, rút kinh nghiệm sau khi thực hành

- Chia sẻ cảm nghĩ sau khi thực hành

- Rút kinh nghiệm về những việc nên hoặc không nên làm khi xảy ra hỏa hoạn.

 Giải rút gọn:

- Cảm nghĩ sau khi thực hành: Là một học sinh, em cảm thấy rất vui khi được thực hành các kĩ năng này, nó thực sự rất bổ ích.

- Những việc nên làm khi xảy ra hỏa hoạn: 

+ Giữ bình tĩnh

+ Dùng khăn ướt che mũi, miệng

+ Đi lom khom hoặc bò sát mặt đất khi có khói

- Những việc không nên làm khi xảy ra hỏa hoạn:

+ Quay trở lại phòng có lửa, khói để lấy đồ đạc

+ Sử dụng thang máy để sơ tán

+ Chạy lung tung, chen lấn, xô đẩy nhau


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải HĐTN 5 Kết nối tri thức tuần 24, Giải tuần 24 HĐTN 5 Kết nối tri thức, Siêu nhanh giải tuần 24 Hoạt động trải nghiệm 5 Kết nối tri thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác