Siêu nhanh giải bài 2 Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều
Giải siêu nhanh bài 2 Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều. Giải siêu nhanh Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều phù hợp với mình.
BÀI 2: MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO VÀ QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH
I. MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO TRONG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Câu 1: Hãy kể tên một số dụng cụ đo chiều dài, khối lượng, thể tích, thời gian và nhiệt độ thường dùng trong môn Khoa học tự nhiên
Giải rút gọn:
- Đo chiều dài: thước cuộn, thước kẻ bảng, thước dây
- Đo khối lượng: cân đồng hồ, cân điện tử, cân lò xo, cân y tế
- Đo thể tích chất lỏng: cốc đong, ống đong, ống hút nhỏ giọt, ống pipet
- Đo thời gian: đồng hồ bấm giây điện tử, đồng hồ bấm giây, đồng hồ treo tường
- Đo nhiệt độ: nhiệt kế điện tử, nhiệt kế y tế, nhiệt kế rượu
Câu 2: Kể tên những dụng cụ đo mà gia đình em thường dùng
Giải rút gọn:
Cân đồng hồ, thước kẻ bảng, thước cuộn…
Câu 3: Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ, nếu đặt bình chia độ không thẳng đứng thì ảnh hưởng thế nào đến kết quả?
Giải rút gọn:
Sẽ đọc sai độ cao mực chất lỏng trong dụng cụ, việc ghi kết quả và đo theo vạch sẽ không chính xác.
Câu 4: Hãy quan sát hình 2.7 và cho biết tác dụng của các bộ phận chính trong kính hiển vi quang học
Giải rút gọn:
- Giá đỡ: Bệ, thân, mâm gắn vật kính, bàn để tiêu bản, kẹp tiêu bản.
- Hệ thống phóng đại:
Thị kính: để mắt và để soi kính, có 2 loại ống đôi và ống đơn.
Vật kính: quay về phía có vật muốn quan sát, có 3 độ phóng đại chính của vật kính: x10, x40, x100.
- Hệ thống chiếu sáng:
Nguồn sáng
Màn chắn: điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua tụ quang.
Tụ quang, dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh sáng vào tiêu bản cần quan sát.
- Hệ thống điều chỉnh:
Núm chỉnh tinh (ốc vi cấp).
Núm chỉnh thô (ốc vĩ cấp).
Núm điều chỉnh tụ quang lên xuống.
Núm điều chỉnh độ tập trung ánh sáng của tụ quang.
Núm điều chỉnh màn chắn sáng (độ sáng).
Núm di chuyển bàn sa trượt (trước, sau, trái, phải).
II. QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH
Câu 1: Hãy cho biết vì sao những việc được mô tả trong hình 2.9 em cần làm và trong hình 2.10 em không được làm trong phòng thí nghiệm
Giải rút gọn:
Vì nếu không cẩn thận sẽ dễ gặp phải tình huống nguy hiểm, nhất là khi sử dụng lửa và các hóa chất, những viêc trong hình 2.9 là cần thiết để bảo vệ bản thân và những người xung quanh, ở hình 2.10 là những hành động không được làm.
Câu 2: Trao đổi với các bạn trong nhóm và chỉ ra những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong phòng thực hành. Đề xuất cách xử lí an toàn cho tình huống đó.
Giải rút gọn:
Những tình huống nguy hiểm:
Ngửi hóa chất độc hại
Tự tiện đổ các loại hóa chất vào nhau
Làm vỡ ống hóa chất
Chạy nhảy trong phòng thực hành
Biện pháp:
Dùng kẹp để nhặt thủy tinh vỡ
Mang găng tay cao su dày, ủng cao su, mặt nạ phòng hơi độc, kính bảo vệ mắt, khẩu trang.
Trải giấy thấm lên dung dịch bị đổ từ ngoài vào trong
Nếu hóa chất dính vào người thì cần nhanh chóng thông báo cho thầy cô giáo biết.
+ Vào miệng: ngay lập tức nhổ vào chậu, súc miệng nhiều lần với nước sạch.
+ Vào người, quần áo: rửa sạch bằng nước
Câu 3: Hãy mô tả hoặc vẽ lại kí hiệu cảnh báo có trong phòng thực hành mà em biết và nêu ý nghĩa của kí hiệu cảnh báo đó
Giải rút gọn:
1. Độc tính cấp tính loại 1,2,3
2. Cảnh báo Chất nổ
3. Khí dễ cháy
4. Ăn mòn kim loại, loại 1
5. Nguy hiểm môi trường
Thêm kiến thức môn học
Giải Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều bài 2, Giải bài 2 Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều, Siêu nhanh Giải bài 2 Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận